Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tết 2014 - HCM bắn pháo hoa tại 7 điểm

Chào mừng năm mới Giáp Ngọ 2014, vào 0g ngày 31-1-2014 (tức mồng 1 tết), TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa 15 phút tại bảy điểm: một điểm tầm cao tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (Q.2), sáu điểm tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11), công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc (Q.9),

đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi), sân bóng đá huyện Cần Giờ, khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (huyện Bình Chánh).

Đây là một trong những nội dung tổ chức hoạt động lễ hội Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 tại TP.HCM được Sở VH-TT&DL báo cáo với đoàn khảo sát của HĐND TP vào chiều 23-12.

Cũng trong dịp này, TP sẽ đồng loạt tổ chức nhiều chương trình, lễ hội chào mừng năm mới. Đó là các chương trình trang trí ánh sáng đường phố từ 23 tháng chạp âm lịch đến mồng 8 tết; lễ hội đường sách tại khu vực đường Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế từ 28 tháng chạp đến mồng 4 tết; các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở sân khấu Sen Hồng (công viên 23-9), công viên Gia Định, sân khấu đường Trường Sa (trước nhà thi đấu Rạch Miễu, Q.Phú Nhuận)...

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Tết Dương lịch 2014, TP.HCM bắn pháo hoa tầm cao ở đâu?

UBND TP.HCM vừa có văn bản xin phép Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho phép bắn pháo hoa tầm cao tại 2 điểm dịp tết Dương lịch 2014.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa cho biết, lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao, Du lịch xin phép cho TP.HCM được bắn pháo hoa tầm cao, thay vì tầm thấp như dự kiến tại 2 địa điểm nhân dịp tết Dương lịch 2014. Thời gian bắn pháo hoa từ 0h – 0h15 rạng sáng ngày 1/1/12014 tại Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11) và hầm vượt sông Sài Gòn (Q.2).

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, sở dĩ có sự thay đổi trong việc bắn pháo hoa này là do sự cố cháy nổ tại Công ty TNHH MTV hóa chất 21 (Bộ Quốc phòng) hồi tháng 10 vừa qua. Hiện đơn vị này chỉ nhận cung cấp pháo hoa tầm cao để sử dụng trong dịp mừng năm mới Dương lịch 2014.

Để phục vụ cho chương trình bắn pháo hoa tầm cao dịp tết 2014 sắp tới, TP.HCM đã giao cho Bộ Tư lệnh TP đặt mua 2.250 quả pháo hoa để trình diễn phục vụ cho người dân thưởng ngoạn vào những giờ phút đầu tiên của năm mới 2014.

Được biết, Văn phòng Chính phủ trước đó đã có văn bản truyền đạt ý kiến của lãnh đạo Chính phủ cho phép TP.HCM bắn pháo hoa tầm thấp tại 2 điểm trong dịp tết Dương lịch 2014.

Tết 2014 có thể được đốt pháo không tiếng nổ

Pháo hỏa thuật giải trí - sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ đang được cơ quan chức năng xem xét cho phép người dân mua về đốt trong dịp Tết Nguyên đán 2014.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), cho biết pháo không có tiếng nổ (pháo hỏa thuật giải trí) là loại pháo do Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp - Bộ Quốc phòng) sản xuất và phân phối.

Tại buổi họp với lãnh đạo Tổng cục 7 và nhiều cơ quan chức năng mới đây, đại tá Nguyễn Khắc Hội, Giám đốc Nhà máy Z121, cho biết việc sản xuất pháo hoa và các phụ kiện nổ tại Việt Nam đã được nhà máy thực hiện từ nhiều năm nay và "độc quyền" trong lĩnh vực này.

Pháo hỏa thuật giải trí thực chất là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ. Các loại hóa chất được dùng để chế tạo loại pháo không gây độc hại, không gây cháy nổ và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Hiện, Nhà máy Z121 sản xuất khoảng 10 loại pháo này, qua thử nghiệm đều đạt hiệu quả cao.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết, Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo không cấm sử dụng loại pháo này. Sau khi thử nghiệm, lãnh đạo Tổng cục 7 thấy rằng đây là loại pháo thân thiện với môi trường và có thể đưa ra thị trường. Một số nước cũng sản xuất loại pháo này và gọi là pháo hoa đồ chơi.

"Họ học tập công nghệ sản xuất của Nhật Bản, qua thử nghiệm nhiều lần đều cho kết quả tốt và an toàn, không gây ra tiếng nổ, ảnh hưởng tới môi trường. Chúng tôi đã thử dùng tay chạm vào những tia lửa nhưng chẳng bị làm sao", ông Vệ nói.

Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), đã gọi là pháo thì phải có tiếng nổ. Tuy nhiên, sản phẩm của Nhà máy Z121 không gây ra tiếng nổ nên có thể sử dụng từ khác mà không có chữ "pháo" để tránh "nhạy cảm". Ông Hà cho rằng sản phẩm này được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản nên hội đồng khoa học các bộ, ngành có thể sử dụng chính các tiêu chuẩn của Nhật Bản làm cơ sở đánh giá, thẩm định trước khi cấp phép bán ra thị trường.

Còn thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết, Nhà máy Z121 cần đăng ký chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ môi trường và được các bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua.

"Khi đó, chúng tôi sẽ sửa đổi Thông tư 08 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 36) để sớm đưa sản phẩm vào cuộc sống, nhanh thì có thể ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2014", ông Vệ nói thêm.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, pháo đã gắn liền với nhiều sinh hoạt cộng đồng, truyền thống của người Việt. Dù đã cấm nhưng nó vẫn được nhiều người nhắc tới mỗi dịp Tết với câu ca: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

"Cấm đốt pháo xuất phát từ việc mất trật tự, an toàn xã hội. Nhưng bây giờ dân trí đã khá hơn nên việc kiểm soát đốt pháo cũng tốt hơn thì việc chấp thuận cho pháo trở lại với sinh hoạt cộng đồng mỗi dịp lễ, Tết là điều đáng phải xem xét", ông Bình bày tỏ.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Hoán đổi ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các dịp lễ 2014

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần trong dịp nghỉ lễ, tết năm 2014 đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, trong dịp Tết Âm lịch, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ từ ngày 28/1/2014 (tức ngày 28 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 5/2/2014 (tức ngày 6 tháng Giêng âm lịch) và đi làm bù vào thứ Bảy ngày 25/1/2014 và thứ Bảy, ngày 8/2/2014. Như vậy, cán bộ công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày liên tục từ ngày 28/1/2014 (tức ngày 28 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 5/2/2014 (tức ngày 6 tháng Giêng âm lịch).

Dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5, cán bộ công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Sáu, ngày 2/5/2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 26/4/2013. Tức là dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ thứ Tư, ngày 30/4/2014 đến hết Chủ nhật, ngày 4/5/2014. Tổng số ngày nghỉ của dịp này sẽ là 5 ngày liên tục.

Dịp nghỉ Ngày Quốc khánh 2/9, cán bộ công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Hai, ngày 1/9/2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 6/9/2014. Tức là dịp này, cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ thứ Bảy, ngày 30/8/2014 đến hết ngày thứ Ba, 2/9/2014. Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 4 ngày liên tục.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong các dịp nghỉ lễ, tết này đều có ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ. Vì vậy, việc hoán đổi ngày nghỉ như trên sẽ đảm bảo làm việc liền mạch vào tuần kế tiếp.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thông báo việc thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ, tết năm 2014.

Đồng thời, lưu ý, đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Nhiều người dân Trung Quốc không hài lòng với lịch nghỉ Tết mới

Ngày 12/12, Quốc vụ viện Trung Quốc vừa công bố quyết định sửa đổi “Kế hoạch nghỉ các ngày lễ, Tết năm 2014”. Theo quyết định mới này, ngày cuối năm (Giao thừa) cũng sẽ là ngày làm việc bình thường. Quyết định này làm cho đại bộ phận người dân Trung Quốc cảm thấy không hài lòng do bị đảo lộn mọi kế hoạch vui Tết

Kế hoạch nghỉ lễ, Tết của Trung Quốc được ban hành lần đầu tiên vào năm 1949. Đến nay đã qua 3 lần sửa đổi, lần lượt là vào các năm 1999, 2007 và mới nhất năm 2013. Giữa tháng 12 (dương lịch) hằng năm, Chính phủ Trung Quốc đều công bố kế hoạch nghỉ lễ tết của năm sau.

Theo Reuters dẫn lời một nhân viên đang công tác tại thành phố Thượng Hải Nhiễm Doanh (RanYing) chia sẻ: “Rất nhiều người muốn về quê để chuẩn bị đón Tết. Việc đổi kế hoạch nghỉ giữa ngày cuối năm (Giao thừa) cho ngày 7 tháng Giêng là một sai lầm”.

Trên mạng xã hội Weibo của Sina – một mạng xã hội được đông đảo người dân Trung Quốc tham gia, cũng có rất nhiều người thể hiện sự bất bình. “Tôi muốn hỏi người lập ra kế hoạch nghỉ này, sau khi nghỉ làm người ấy có thể về nhà luôn được không? Với những người làm việc xa quê họ phải làm sao đây? Liệu họ có thể về quê kịp để ăn một bữa cơm đoàn viên với gia đình không?” một người trên mạng Weibo viết.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc cũng bình luận: “Cộng đồng xã hội tại các thành phố Trung Quốc lập tức có nguyện vọng tha thiết là kéo dài ngày nghỉ, đại đa số người dân cảm thấy quá mệt mỏi, nghỉ ngơi thêm một ngày có ý nghĩa hơn là việc tranh thủ kiếm thêm một ít tiền”.

Kế hoạch nghỉ lễ, tết của Trung Quốc thường theo một mẫu cố định, nhưng lịch nghỉ lễ Tết 2014 vừa được công bố làm cho rất nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy bất ngờ và không hài lòng. Mỗi dịp Tết đến người dân Trung Quốc thường về quê đoàn tụ với gia đình, cùng ăn một bữa cơm “đoàn viên” với người thân trong gia đình, cùng nhau đón Giao thừa và cho chào đón năm mới, rất nhiều người cả năm mới về nhà một lần vào dịp này.

Quốc vụ viện TQ vừa ra quyết định điều chỉnh đối với “Kế hoạch nghỉ Lễ, Tết trên cả nước năm 2014”. Theo đó, cụ thể điều chỉnh tại điều 2, khoản 2 là:
Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày (1/1/2014)
Tết truyền thống âm lịch: nghỉ 7 ngày (từ 31/1 đến 6/2/2014)
Tết Thanh Minh: 1 ngày (ngày 5/4/2014)
Tết Lao Động: 1 ngày (ngày 1/5/2014)
Tết Đoan Ngọ: 1 ngày (ngày 2/6/2014)
Tết Trung Thu: 1 ngày (ngày 9/8/2014)
Lễ Quốc Khánh: 3 ngày (từ 1-7/10/2014)

Công chức, viên chức nghỉ Tết từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 tháng Giêng


Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 10525/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ LĐ-TB & XH về việc hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần trong dịp nghỉ lễ, tết năm 2014 đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, trong dịp Tết Âm lịch, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ từ ngày 28-1-2014 (tức ngày 28 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 5-2-2014 (tức ngày 6 tháng Giêng Âm lịch) và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 25-1-2014 và thứ Bảy, ngày 8-2-2014. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày liên tục từ ngày 28 tháng Chạp Âm lịch đến hết mồng 6 tháng Giêng Âm lịch.

Dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Sáu, ngày 2-5-2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 26-4-2014. Dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ liền 5 ngày liên tục từ thứ Tư, ngày 30-4-2014 đến hết Chủ nhật, ngày 4-5-2014. Dịp nghỉ Ngày Quốc khánh 2-9, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Hai, ngày
1-9-2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 6-9-2014, được nghỉ liền 4 ngày liên tục.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH thông báo việc thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ, tết năm 2014; đồng thời, lưu ý, đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Vận số người tuổi Giáp Ngọ theo ngày sinh


Sinh ngày Tý: Là người có tài lộc nhưng do bị sao Kiếp Sát, Chiếu Quân, Thái Tuế chiếu mệnh nên số vất vả, long đong, hay gặp chuyện cãi cọ.

Sinh ngày Sửu: Người sinh ngày này nhờ có sao Tử Vi chiếu mệnh nên mọi việc tất thành, có quyền chức, một đời thuận lợi, may mắn.

Sinh ngày Dần: Người sinh ngày này bị sao Bạch Hổ, Chỉ Bối chiếu mệnh nên mọi việc phải hết sức thận trọng, nhất là trong việc kết giao bạn bè.

Sinh ngày Mão: Nhờ có sao Thiên Hỷ chiếu mệnh nên có số cát tường, cuộc đời thuận buồm xuôi gió, mưu sự tất thành, dựng nghiệp nhanh chóng. Đôi khi cũng gặp phải chuyện phiền toái, cãi cọ.

Sinh ngày Thìn: Là người có số cô độc, sự nghiệp trôi nổi, cuộc sống bất ổn.

Sinh ngày Tỵ: Người tuổi Ngọ sinh vào giờ này thường ít may mắn. Sức khỏe yếu, số phải đi xa nhưng cũng không được yên ổn.

Sinh ngày Ngọ: Nhờ có sao Thiên Tướng chiếu mệnh nên Tuổi Ngọ sinh vào ngày này thường có quyền cao chức trọng, tiền của dồi dào, gia đình hưng thịnh.

Sinh ngày Mùi: Ngày này có sao Thái Dương chiếu mệnh nên số phải làm việc nơi xa, tuy nhiên mọi sự đều diễn ra thuận lợi, tốt đẹp.

Sinh ngày Thân: Là người có số cô đơn, được sao Dịch Mã chiếu mệnh nên có tài vận tốt.

Sinh ngày Dậu: Được sao Hồng Loan, Thái Dương chiếu mệnh nên có số may mắn, cuộc sống vui vẻ, phúc lộc vẹn toàn.

Sinh ngày Tuất: Là người thông minh, học giỏi, danh tiếng. Tuy nhiên, số hay bị tiểu nhân quấy rối nên khó thành nghiệp lớn.

Sinh ngày Hợi: Sinh ngày này có số kinh doanh buôn bán không thuận, tài vận có lúc thất bại nhưng nhờ được sao Nguyệt Đức chiếu mệnh nên cứu vãn được phần nào.

Vận số người tuổi Giáp Ngọ theo giờ sinh:

Sinh giờ Tý (23-1h): Vì Tý mệnh Thủy khắc Ngọ mệnh Hỏa nên người sinh vào giờ này cuộc đời gặp nhiều trắc trở, thất bại. Tuy nhiên, nếu biết ứng biến khôn khéo và không ngừng nỗ lực vươn lên cũng sẽ gặt hái được thắng lợi.

Sinh giờ Sửu (1-3h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Sửu mệnh Thổ, lại có sao Tử Vi chiếu mệnh nên những người này có số tốt đẹp, mưu sự đại thành, nhàn nhã sung sướng. Tuy có lúc gặp trắc trở nhưng không đáng kể.

Sinh giờ Dần (3-5h): Dần mệnh Mộc sinh Ngọ mệnh Hỏa. Người sinh giờ này có chí tiến thủ nhưng hay gặp khó khăn, tuy nhiên về sau mọi sự cũng thành. Không có duyên kết giao bạn bè.

Sinh giờ Mão (5-7h): Mão mệnh Mộc sinh Ngọ mệnh Hỏa. Người sinh giờ này phúc lộc song hành, cuộc đời vui vẻ, gia đình hòa thuận, có nhiều bạn tốt. Tuy có lúc gặp chuyện rắc rối nhưng cũng qua đi nhanh chóng.

Sinh giờ Thìn (7-9h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Thìn mệnh Thổ. Là người có số mệnh không tốt, cuộc sống cô đơn, bất ổn, gặp nhiều trắc trở, không có người trợ giúp.

Sinh giờ Tỵ (9-11h): Tỵ mệnh Hỏa sánh ngang với Ngọ mệnh Hỏa. Người sinh vào giờ này thường có cuộc sống bận rộn, bất ổn. Sự nghiệp và tài vận thăng trầm.

Sinh giờ Ngọ (11-13h): Là người có số trường thọ, giàu có, quyền chức, gia đình hòa thuận.

Sinh giờ Mùi (13-15h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Mùi mệnh Thổ. Là người mưu lược, hay nghĩ ngợi, số có tài lộc, kinh doanh, buôn bán phát đạt.

Sinh giờ Thân (15-17h): Thân mệnh Kim khắc chế Ngọ mệnh Hỏa. Tuổi Ngọ sinh giờ này là người cứng rắn, tuy có chức vụ cao nhưng không giữ được của.

Sinh giờ Dậu (17-19h): Dậu mệnh Kim khắc chế Ngọ mệnh Hỏa. Là người có cuộc đời may mắn, vui vẻ, gia thế hưng vượng.

Sinh giờ Tuất (19-21h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Tuất mệnh Thổ. Người sinh giờ này có cuộc sống bình thường, hay bị tiểu nhân quấy rồi. Nếu theo nghiệp văn chương sẽ gặt hái được thành công.

Sinh giờ Hợi (21-23h): Hợi mệnh Thủy khắc chế Ngọ mệng Hỏa. Có thể mắc bệnh nhưng may nhờ sao Nguyệt Đức chiếu mệnh nên tai qua nạn khỏi.

Năm 2014, sinh con tháng nào tốt


Năm 2014: Giáp Ngọ nếu sinh vào mùa Thu (tháng 7, 8 âm lịch Kim vượng) là tốt nhất.
Bạn cũng có thể chọn các tháng Tứ Quý (tháng 3, 6, 9, 12 Âm Lịch Thổ vượng sinh Kim), mùa Đông (tháng 10, 11 AL Thủy) cũng tốt (Kim sinh xuất Thủy).

Nếu sinh con vào các tháng kể trên, cuộc đời Bé sẽ hưởng giàu sang phú quý;
Không nên sinh con các tháng sauNếu sinh con vào mùa Xuân (tháng 1, 2 AL), Hạ (tháng 4, 5 AL) thuở nhỏ gian nan, lớn thì cực thân.

Bảng chọn mùa sinh con
Bản mệnhVượngTướngHưuTử
KimThuTứ QuýĐôngXuânHạ
MộcXuânĐôngHạTứ QuýThu
ThuỷĐôngThuXuânHạTứ Quý
HoảHạXuânTứ QuýThuĐông
ThổTứ QuýHạThuĐôngXuân

Tuy nhiên, để chọn được tháng sinh để Bé có thể trở thành “Quý Nhơn” của Cha Mẹ, giúp Cha Mẹ có vận mệnh tốt hơn còn phải xét riêng theo từng trường hợp (theo Bát tự của Cha Mẹ) nữa.

Chi tiết vận mệnh sinh con theo từng tháng năm Giáp NgọSinh con tháng Giêng: Người tuổi Ngọ sinh vào tiết tân xuân nên tinh thần luôn sảng khoái, có số được hưởng phúc lộc và tài sản của tổ tiên. Là người đoan chính, ít nói, có duyên kết bạn.

Sinh con tháng 2: Sinh vào tiết Kinh Trập người tuổi Ngọ thường thông minh, ưa hình thức. Số nhàn tản, mọi việc đều thuận, ngao du khắp nơi. Tuy vậy, trong cuộc đời cũng không tránh khỏi những rủi ro.

Sinh con tháng 3: Là người có chí khí mạnh mẽ, can đảm hơn người. Có số thành công trong mọi việc, được nhiều người tôn kính, mến mộ.

Sinh con tháng 4: Sinh vào tháng này số phải bôn ba, khổ cực, không được người giúp, khó giữ tiền của. Tuy nhiên, nếu không ngại xông pha vào nơi nước sôi lửa bỏng thì có ngày sẽ được thành công, cuối đời hưởng phúc.

Sinh con tháng 5: Sinh vào tiết Mang Chủng là người lý trí, suy nghĩ tiến bộ. Số có nhà cửa, sự nghiệp, gia đình hưng vượng, phúc lộc dồi dào, được hưởng phúc từ vợ, cưu mang được người khác họ.

Sinh con tháng 6: Là người có số khốn khó, lao tâm khổ tứ, mưu sự khó thành, cả đời mệt mỏi, họa phúc đan xen, về già mới được bình an.

Sinh con tháng 7: Sinh vào lúc;thời tiếtmát mẻ thường là người thông minh tột đỉnh, tinh lực dồi dào, nhạy cảm, ôn hòa, nhã nhặn, có sức lôi cuốn người khác giới, thường kết hôn sớm.

Sinh con tháng 8: Là người can đảm, mưu trí, tình cảm chan hòa, sự nghiệp thăng tiến, gặp nhiều may mắn.

Sinh con tháng 9: Sinh vào tiết Hàn Lộ là người ham hiểu biết, tài năng, trí lực song toàn nhưng lại thiếu kiên cường. Có số may mắn, thành công trời ban, an nhàn tự tại, hưởng phúc lâu dài.

Sinh con tháng 10: Sinh vào tiết Lập Đông là người có nhiều biến đổi trong đời; nghĩa hiệp nhưng thiếu nhẫn nại nên mọi sự khó thành. Nửa đời long đong, nửa đời viên mãn như ý.

Sinh con tháng 11: Là người ít may mắn, cuộc đời trắc trở. Tuy được lộc trời ban nhưng vẫn phải lao tâm khổ tứ.

Sinh con tháng 12: Tuổi Ngọ sinh vào tiết Tiểu Hàn cả đời gặp chuyện phiền não, vất vả. Sự nghiệp và tài vận có nhiều biến động. Là người sống thiếu thực tế.

Tên hay hợp mệnh cho bé tuổi Ngọ 2014


Cái Tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi đặt Tên cho con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp…Khi đặt tên cho con tuổi Ngọ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi.

Năm 2014 là năm con ngựa - năm Giáp Ngọ và năm 2014 là mệnh Kim (Sa trung kim (Vàng trong cát). Trước khi sinh các câu hỏi như: "Đặt tên cho con trai năm giáp ngọ 2014", "Đặt tên cho con gái năm Giáp ngọ 2014".... là các từ khóa rất "hot"mà các bậc cha mẹ sinh con vào năm 2014 đều muốn tìm hiểu.

Cách đặt tên cho bé Giáp Ngọ:

1. Tình cách bé tuổi Ngọ:
Tuổi Ngọ được coi là con giáp du mục trong mười hai con giáp. Người sinh tuổi Ngọ luôn tới lui từ chỗ này sang chỗ khác, nhảy từ dự án này sang dự án nọ, chương trình này sang chương trình khác. Họ là người ưa thích sự đổi mới, ham hoạt động, thích độc lập, khó thích ứng với công việc có tính cố định và nhàm chán.
Người sinh năm Ngọ rộng rãi, hào phóng, mẫn tiệp, trang điểm hợp thời, giỏi đối đáp, ngoại giao, sức quan sát tốt, đầu óc nhanh nhẹn, cởi mở, dí dỏm lý thú, thích tự do đi đây đi đó, không chịu sự ràng buộc vào bất cứ cái gì, thích làm việc theo sở thích, hay thay đổi, dễ đam mê và cũng mau chán, tính khí nóng nảy, khi bị chọc tức thì lửa giận bừng bừng, song cũng hết giận rất nhanh.


Những người có cung mệnh này thường khá bốc đồng, họ không chịu nổi những gì tẻ nhạt rập khuôn. Họ có khuynh hướng rất thích đi xa và không dừng ở đâu lâu được. Màu sắc họ yêu thích là vàng và cam, tất cả hòa quyện vào nhau một cách kỳ diệu tạo nên một sự thoải mái, tinh tế mà chân thành phù hợp với cá tính của những người tuổi Ngọ.

2.Những từ nên dùng đặt tên cho con tuổi Ngọ
a - Nên dùng những từ có bộ THẢO (cỏ) bộ KIM (vàng). Con tuổi Ngọ mang tên hai bộ này sẽ có học thức uyên bác, yên ổn, giàu có, vinh quang, hưởng phúc suốt đời.

Một số gợi ý về bộ THẢO:
Miêu: mạ, cây giống Nhận: khoai sọ
Ngải: cây ngải cứu Cửu: một loại cỏ thuốc
Thiên: um tùm Vu: khoai sọ
Khung: xuyên khung Bào: đài hoa
Chi: cỏ thơm Duẩn: măng
Cầm: cây thuốc Hoa: Bông
Phương: thơm Chỉ: bạch chỉ
Nhiễm: chỉ thời gian trôi Linh: cây thuốc phục linh
Nhược: giống như Dĩ: cây thuốc Ý dĩ
Bình: táo tây Mậu: tươi tốt
Nhị: nhị hoa Huân: cỏ thơm
Truật: mầm, chồi Trăn: um tùm
Sảnh: xinh đẹp Minh: trà
Thù: cây thuốc dũ Trà: trà
Thảo: cỏ Cấn: cây mao dương hoa vàng
Tiến: cỏ thơm Thuyên: cỏ thơm
Hưu: cỏ sâu róm, cỏ đuôi chó Lợi: dùng đặt tên Nam, Nữ đều được
Toán: tỏi Dược: thuốc
Thúc: đỗ Diệp: lá
Huyên: cây hoa hiên Đổng: họ Đổng
Uy: xum xuê Lan: hoa lan
Nghệ: nghệ thuật Lam: màu xanh da trời
Lội: nụ hoa Nhuế: họ Nhuế
Liên: hoa sen Tưởng: họ Tưởng
Dĩnh: thông minh Phạm: họ phạm
Tiết: họ Tiết Tạng: họ Tạng
Vạn: họ Vạn Cúc: họ Cúc

Một số gợi ý về bộ KIM:
Kim: vàng Xuyến: vòng đeo tay
Linh: cái chuông Ngân: bạc
Nhuệ: lanh lợi Lục: sao chép
Cẩm: gấm Tiền: tiền bạc
Kiện: phím đàn Toản: kim cương
Bát: bát đồng đựng thức ăn Giám: gương soi
Luyện: gọt rũa Kính: gương soi
Thiết: sắt  Điền: tiền (cổ) Cự: to lớn

b - Nên chọn những chữ có bộ: NGỌC, MỘC, HÒA (cây lương thực) sẽ được quý nhân giúp đỡ, đa tài khôn khéo, thành công rực rỡ như:

Một số gợi ý về bộ NGỌC:
Giác: ngọc ghép thành 2 miếng
Doanh: đá ngọc
Tỷ: ấn của nhà vua
Bích: ngọc quý(hình tròn giữa có lỗ)

Một số gợi ý về bộ MỘC:
Đông: phương đông
Sam: cây tram
Bân: lịch sự
Hàng: Hàng Châu
Vinh: vinh dự
Nghiệp: nghề nghiệp

Một số gợi ý về bộ HÒA:
Hòa: cây lương thực Tú: đẹp
Bỉnh: họ Bỉnh Khoa: khoa cử
Tần: họ tần Giá: mùa màng
Tắc: kê Nhu: mềm mỏng
Lâm: mưa to Kiệt: tài giỏi
Đống xà ngang Sâm: rừng
Thụ: cây Đạo: lúa
Tô: tỉnh lại Tích: tích tụ
Thử: kê nếp

Nên đặt tên có bộ TRÙNG (côn trùng) ĐẬU (đỗ) Theo dân gian người tuổi Ngựa mang tên này sẽ phúc lộc dồi dào danh lợi đều vẹn toàn:
Mật: mật ong
Điệp: bướm
Dung hòa hợp
Huỳnh: đom đóm
Túy: tinh hoa
Diệm: xinh đẹp
Thụ: dựng đứng lên

d - Nên chọn những chữ có bộ TỴ (rắn), MÙI (dê), Dần (hổ) TUẤT(chó) vì con Ngựa hợp với rắn, dê, hổ, chó.
Bưu: hổ con Hí: kịch
Thành: họ Thành Dần: hổ, địa chi dần
Xứ, nơi chốn Tuất: địa chi tuất
Kiến: xây dựng Quần: đám đông
Nghĩa: tình nghĩa Sư: sư tử
Độc: một mình  Mỹ: đẹp Tiến: tiến lên 

Tên không nên đặt cho con năm Ngựa vàng 2014

Cái tên sẽ là bước khởi đầu đẹp cho bé. Mẹ nên tránh đặt những tên không hợp mệnh cho bé tuổi Ngọ
Cha mẹ nào cũng muốn đặt cho con những cái tên đẹp nhất và mang lại may mắn cho bé. Càng gần những ngày bước sang năm Ngọ, chị em lại càng xôn xao kiếm tìm những cái tên đẹp cho Ngựa vàng 2014. Cái tên hay và tốt sẽ là bước khởi đầu đẹp, giúp con thuận lợi và gắn bó với bé trong bước đường sau này. Tuy nhiên, nếu không chú ý, rất có thể mẹ sẽ vô tình đặt phải những cái tên cấm kị, không hợp mệnh cho bé. Mẹ hãy lưu ý không nên đặt cho Ngựa vàng những tên thuộc bộ sau:

1. Ngọ kỵ Sửu
Theo địa chi, Sửu và Ngọ là lục hại. Do đó những tên gọi có liên quan đến chữ Sửu không nên có mặt trong tên gọi của bé tuổi Ngọ.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên có chữ:
Khiên
Sinh
Sản

2. Thuỷ khắc Hoả (Ngọ)
Ngọ thuộc hành Hoả, Hoả lại khắc Thuỷ. Do đó, những chữ thuộc bộ Tý, Thủy, Nhâm, Băng, Quý, Bắc cũng là tối kỵ đối với tên của trẻ cầm tinh con ngựa.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên có chữ:
Thuỷ Vĩnh
Băng Cầu
Quyết Hà
Sa Quyền
Thái Dương
Trị Pháp
Tân Hồng
Hải Hán
Lâm Hiếu
Mạnh Học
Tự Quý

3. Ngựa ăn Cỏ
Cỏ là loại lương thực quan trọng nhất với loài ngựa, nên những chữ gợi đến các loại lương thực như Mễ, Nhục, Tâm (lúa gạo, thịt) đều không mang lại sự hài hòa cho tên gọi và vận mệnh của người cầm tinh con giáp này.


Mẹ nên tránh đặt cho con những tên:
Khánh Phấn
Quý Chí
Tư Huệ
Tinh Niệm
Tính Hoài
Ý Cao
Dục Hựu

4. Ngựa không hợp "Điền"
Khi ngựa phải đi kéo cày dưới đồng cũng là lúc nó phải nhân nhượng, bị hạ bệ so với địa vị. Chính vì thế, người ta thường kiêng đặt cho bé những tên thuộc bộ Điền.

Mẹ nên tránh đặt cho con những cái tên:
Phú Sơn
Nam Điện
Giới Đơn
Lưu Cương
Đương

5. Ngựa không hợp "Sơn"
Ngựa chỉ quen chạy ở đường thẳng, nếu phải chạy đường núi thì sẽ cảm thấy rất mệt nhọc, vất vả. Để tránh cảm giác ấy cho bétuổi Ngọ, mẹkhông nên chọn những chữ thuộc bộ Sơn.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên:
Nhạc Đại
Dân Tuấn
Côn Tung

6. Ngựa không thích bị cưỡi
Ngựa thích tự do chạy nhảy hơn là bị cưỡi. Do vậy,mẹ cần tránh những chữ gợi đến ý nghĩa này như: Kỳ, Cơ, Kỵ… khi đặt tên cho bétuổi Ngọ.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nét đẹp văn hóa của ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.

Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…

Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm  Thmây được kết thúc.

Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Ngày tết của các dân tộc Việt Nam

Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

Tết cổ truyền của người Chăm

Ðồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại một số tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận và một số ít tại Châu Giang (tỉnh An Giang).

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Chăm ăn Tết cũng rất linh đình, nhộn nhịp. Hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như cái Tết của họ.

Păng-Katê cử hành vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm tức khoảng tháng 9 dương lịch và Păng-Chabư cử hành vào ngày 16 tháng 9 theo lịch Chăm tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch.

Vào những ngày lễ, đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi dổ về tại ba nơi hành lễ: đó là đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

Tết Păng Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông tang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi mai, còn Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các lễ thần Pô Giang nữ, tức các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối.

Sáng mồng một Tết, các chức sắc Chăm cùng toàn thể bà con xa gần đều tề tựu về ba nơi hành lễ, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề. Các thầy Cả và các bà Bóng ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp.

Lễ cúng gồm có hoa quả, bánh trái đủ loại, cúng cơm, rượu và thịt. Ba nghi lễ gồm các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng thì lo dâng rượu và múa mừng.

Người Chăm gồm có 2 ngành: Ngành theo đạo Bà la môn và ngành theo đạo Hồi. Ngành theo đạo Bà la môn rất kiêng cữ thịt bò, còn ngành theo đạo Hồi thì kiêng ăn thịt lợn.

Ngày tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi vào ngày đầu năm để nghe chức sắc, đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah, sau đó các tín hữu ra sông, ra suối tắm tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành của năm mới.

Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi, cho đến ngày thứ 7 hay thứ 9 thì đến lượt mọi người tổ chức ăn tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ lựa chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định mà thôi.

Họ giết lợn, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái. Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung.

Ngoài hai lễ lớn trên, người Chăm còn có các lễ khác trong năm như: Lễ cúng thần nông vào tháng 4 theo lịch Chăm, cử hành vào các đền, tháp; lễ cầu đảo (Chakap Hiâu Kron) cử hành tại các đập nước hay ở các bờ sông, bờ suối; lễ cúng ruộng (Pô Phùm) để cầu cho ruộng lúa tốt tươi và lễ Tống ôn (Rija Nưgar) tổ chức vào mồng một tháng giêng theo lịch Chăm, để cầu cho làng xóm, gia đình được thịnh vượng, an khang.

Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ Tu

Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. ở nhà Guơi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Guơi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng...

Tết nhảy của người Dao

Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.

Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...

Tết giọt nước của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng ở Kon Tum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình.

Tết của người H’Mông

Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ở miền xuôi. Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất. Tết Nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha. Ðể chuẩn bị sẵn con lơn béo. Ngoài thịt ra, còn có bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng. Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Ðêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.

Tết của người Hrê

Tết của người Hrê ở Quảng Ngãi cũng kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đình phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có phải nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đãi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tề tựu về nhà chủ làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Ðàn ông thì đeo ống chinh, còn đàn bà thì đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích trò chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đòn nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập thì hai người nhảy, thay đổi cho nhau.

Tết bỏ mả của người Gia Rai

Tết bỏ mả của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai cũng tương tự như tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ Bỏ Mả, bà con trong buôn làng kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả. Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đình gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lâm râm khấn vái Yàng.

Tết của người Thái

Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Ðầu tiên là tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên đán).

Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.

Tết Cơm mới của người Ê Đê

Tết Cơm mới của người Rhadé hay Ê Đê ở Ðắk Lắk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh giầu hay nghèo mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít.

Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời... xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa..."

Tết của người Chơ Ro

Người Chơ Ro và Chu Ru sinh sống tại Ðồng Nai, Lâm Ðồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.

Người Cơ Ho hay sinh sống ở Lâm Ðồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.

Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.

Lễ hội ngày Tết: Hội Đền Sóc (Sóc Sơn - Hà Nội)

Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.


Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).

Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Lễ hội ngày Tết: Hội Chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội)

Hội Chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội)Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.


Phần lễ tại Lễ hội chùa Hương bao gồm gần như là cả một tổng thể tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam: có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi.

Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái.

Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

UBND Huyện Mỹ Đức cho biết, Lễ hội chùa Hương năm 2013 sẽ được tổ chức hoành tráng nhất từ trước đến nay, là lễ hội mở màn của Hà Nội trong năm mới, hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2013 với chủ đề  “Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt” 

Lễ hội ngày Tết: Hội Đền An Dương Vương (Đền Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội)

Đền thờ An Dương Vương toạ lạc trên mảnh đất thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 17 km nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. Đền nằm trong vị trí khu Thành Cổ, bao gồm một cụm các di tích: Đình Ngự Triều Di Quy, tương truyền đây là nơi ngự triều của vua Thục; Am Bà Chúa - nơi thờ công chúa Mỵ Châu, con gái vua Thục. Trong am vẫn còn pho tượng đá cụt đầu, dấu tích của nỗi lòng oan khiên hận tình nợ nước của nàng công chúa vì nhẹ dạ mà mắc mưu kẻ địch để nỗi nước mất nhà tan.

Lễ hội mở đầu bằng đám rước Văn Chỉ và kiệu Thành hoàng các xóm sáng mồng 6 tháng Giêng sang đền thờ Vua chủ. Đền Thượng sẽ là nơi cử hành tế lễ, sân đền có cắm cờ ngũ sắc và bày các khí tự: đôi ngựa hồng, ngựa bạch hai bên tả hữu, chính giữa là hương án có bày đồ lễ, hộp kính đựng hia vàng và các đồ ngũ sự cùng với các khí giới của nhà vua.Đám rước xong cũng là lúc dân làng tham dự hội với những trò vui cổ truyền: đánh đu, đáo, đĩa, các cụ thì chơi tổ tôm, cờ bỏi... Hội cứ thế kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tạ trời đất và đóng đám.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chọn tuổi xông đất Tết Giáp Ngọ - Xông đất đầu năm 2014

Theo phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán sáng sớm mùng một là phải có khách đến xông đất, xông nhà. Việc chọn tuổi, chọn người xông nhà rất quan trọng

- Theo phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa, ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cải cọ, không làm vở chén bát.
- Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, làm lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và trong nhà thì cúng ông bà tổ tiên.
- Sau đó là cùng nhau ăn uống vui vẻ, chúc Tết lẫn nhau, kể cả lì xì đầu năm cho nhau để chúc may mắn cho từng thành viên trong gia đình.
- Sáng mùng một Tết thì các thư sinh chọn giờ Hoàng đạo để khai bút đầu năm với văn hay chữ tốt để lấy hên đầu năm, hoặc cùng cả nhà chờ đón vị khách đầu tiên đến xông đất, xông nhà.
- Vị khách đặc biệt này có thể là ngẫu nhiên, có thể là đã được gia đình sắp xếp chọn trước Tết , để sáng sớm mùng một có nhiệm vụ là phải đến để xông đất, xông nhà.

Thông thường vị khách này đã được chọn tuổi hợp với chủ nhà như sau:
1 - Chủ nhà tuổi Tý: Thì chọn người tuổi Thân, Thìn (Tam hợp), Tuổi Sửu (Nhị hợp).
2 - Chủ nhà tuổi Sửu : Thì chọn tuổi Tỵ, Dậu, Tý.
3 - Chủ nhà tuổi Dần : Thì chọn tuổi Ngọ, Tuất, Hợi.
4 - Chủ nhà tuổi Mẹo : Thì chọn tuổi Mùi, Hợi, Tuất.
5 - Chủ nhà tuổi Thìn : Thì chọn tuổi Tý, Thân, Dậu.
6 - Chủ nhà tuổi Tỵ: Thì chọn tuổi Sửu, Dậu, Thân.
7 - Chủ nhà tuổi Ngọ : Thì chọn tuổi Dần, Tuất, Mùi.
8 - Chủ nhà tuổi Mùi : Thì chọn tuổi Mẹo, Hợi, Ngọ.
9 - Chủ nhà tuổi Thân : Thì chọn tuổi Tý, Thìn, Tỵ.
10 - Chủ nhà tuổi Dậu : Thì chọn tuổi Sửu, Tỵ, Thìn.
11 - Chủ nhà tuổi Tuất : Thì chọn tuổi Dần, Ngọ, Mẹo.
12 - Chủ nhà tuổi Hợi : Thì chọn tuổi Mẹo, Mùi, Dần.

Hoặc cách chọn tuổi xông đất, xông nhà theo Thiên Can như sau:
1. Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh.
2. Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân.
3. Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm.
4. Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý.
5. Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giáp.
6. Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất.
7. Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính.
8. Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh.
9. Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu.
10. Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ.

(Nếu chọn được Thiên Can hạp và Tuổi hạp lại càng thêm tốt. Nếu chọn Thiên Can hạp, nhưng lưu ý Tuổi xung: Tý - Ngọ xung, Mẹo - Dậu xung, Thìn - Tuất xung, Sửu - Mùi xung, Dần - Thân xung, Tỵ - Hợi xung, thì cũng nên tránh).
 
Chọn tuổi xông nhà Tết giáp ngọ theo thiên can
Hoặc chọn theo mệnh:
Chủ nhà mệnh Kim nên chọn người mệnh Thổ, Thuỷ, Kim.
Chủ nhà mệnh Mộc nên chọn người mệnh Thuỷ, Hoả, Mộc.
Chủ nhà mệnh Thuỷ nên chọn người mệnh Kim, Mộc, Thuỷ.
Chủ nhà mệnh Hoả nên chọn người mệnh Mộc, Thổ, Hoả.
Chủ nhà mệnh Thổ nên chọn người mệnh Hoả, Kim, Thổ.

(Nếu chọn được mệnh hạp, nhưng lưu ý Tuổi xung: Tý - Ngọ xung, Mẹo - Dậu xung, Thìn - Tuất xung, Sửu - Mùi xung, Dần - Thân xung, Tỵ - Hợi xung, thì cũng nên tránh).
 
Hoặc chọn theo trạch lưu niên:
Năm nay người 19 - 28 - 37 - 46 - 55 - 64 - 73 được trạch Phúc, tốt
Năm nay người 20 - 29 - 38 - 47 - 56 - 65 - 74 được trạch Đức, tốt
Năm nay người 17 - 26 - 35 - 44 - 53 - 62 - 71 đượctrạch Bảo, tốt
Năm nay người 18 - 27 - 36 - 45 - 54 - 63 - 72 được trạch Lộc, tốt
Những tuổi còn lại là trạch : Bại, Hư, Khốc, Quỷ, Tử đều xấu.

(Nếu chọn được người có tuổi trạch tốt, nhưng lưu ý Tuổi xung: Tý - Ngọ xung, Mẹo - Dậu xung, Thìn - Tuất xung, Sửu - Mùi xung, Dần - Thân xung, Tỵ - Hợi xung, thì cũng nên tránh).

Tuy nhiên không phải lúc nào gia chủ cũng nhờ được người hợp tuổi với mình đến để xông đất, nên đa số gia chủ áp dụng kinh nghiệm dân gian là chọn người tốt vía hay còn gọi là nhẹ vía, có nghĩa là người đó trong cuộc sống có tính tình dể chịu, vui vẻ, nhiệt tình may mắn v.v…đến xông đất vào sáng sớm mùng một Tết.
Tất nhiên vị khách được “Đặt cọc” này phải chuẩn bị phong bao màu đỏ để đến xông đất và “nhập tài” cho gia chủ, để gia chủ lấy hên đầu năm mới. Và gia chủ sau đó phải đáp lễ với vị khách này cũng như vậy và cùng chúc nhau những điều tốt đẹp.

Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".

Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số vị mà chúng tôi hỏi chuyện, như cụ Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Đan Quế, thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Vũ sư Hoài Nhơn (Trần Trinh Nhơn), con trai lớn của công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy), thì kể rằng: "Ba tôi mất ngày 21 tháng chạp năm Quý Sửu 1973 ở Sài Gòn. Đầu năm đó, ăn cái Tết cuối cùng, ông còn lì xì tôi mặc dầu tôi đã 27 tuổi. Tôi vẫn không quên cái phong bì màu đỏ ấm áp, biểu lộ tình cảm của một người cha lúc nào cũng nhìn xuống con mình như thời còn nhỏ tại Bạc Liêu". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.

Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.


Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rúng động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".

Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa. 

Tết Giáp Ngọ - Công viên chức được nghỉ 9 ngày


Các thành viên Chính phủ đã tán thành với đề xuất nghỉ Tết 9 ngày của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Thời gian nghỉ kéo dài từ 28/1 đến hết 5/2/2014 (28 tháng Chạp đến hết mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Ngọ).

Phát biểu tại phiên họp ngày 2/12, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng cho hay, với lịch nghỉ được bố trí như hiện nay thì trước Tết chỉ được nghỉ ngày 30, sau Tết lại nghỉ dài dẫn đến áp lực giao thông rất căng thẳng, tai nạn giao thông vì thế tăng cao. Ngoài ra, việc bố trí lịch theo kiểu mất cân đối như vậy cũng gây khó cho người lao động trong khi công chức, viên chức thì cắt xén thời gian làm việc đi sắm Tết.

Ông Thăng đề nghị điều chỉnh lịch nghỉ theo hướng tăng thêm 2 ngày nghỉ trước Tết, từ 28 tháng Chạp cho đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng (ngày 28/1 đến hết 5/2). Hai ngày nghỉ thêm sẽ được bố trí làm bù ngay trước Tết - vào thứ 7, chủ nhật (25-26/1).

"Bố trí lịch nghỉ như vậy cũng có tác dụng kích cầu, người dân có thời gian mua sắm", Bộ trưởng Thăng nói. Năm ngoái, lịch nghỉ Tết Âm lịch cũng kéo dài 9 ngày, từ 30 tháng Chạp đến hết mùng 8 Tết.

Đề xuất của Bộ trưởng Giao thông được Bộ trưởng Lao động Phạm Thị Hải Chuyền và tất cả thành viên Chính phủ tán đồng.

Tuy nhiên, về thời gian làm bù, bà Chuyền lưu ý, không thể bố trí vào cả 2 ngày 25 và 26/1 vì như thế sẽ có 8 ngày trước Tết làm việc liên tục. "Việc này là vi phạm Luật Lao động", bà Chuyền nói và đưa ra phương án chỉ làm bù vào ngày thứ 7 (25/1), sau đó bố trí một ngày làm bù khác vào thứ 7 ngay sau Tết.

Phương án của Bộ trưởng Lao động được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tránh để việc nghỉ Tết ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài.