Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Sinh viên bật mí thu nhập "khủng" làm thêm dịp Tết

Vào các dịp Tết cổ truyền, khi hàng vạn sinh viên đang hối hả bắt các chuyến xe cuối cùng để về quê đón Tết thì vẫn có những sinh viên chọn cách ở lại các thành phố lớn để làm thêm.

Làm Tết bằng cả năm
Vì những lý do khác nhau, nhiều sinh viên đã chấp nhận việc đón Tết xa quê để đổi lại những khoản thu nhập lớn chỉ trong một vài ngày Tết.

Thu Hà, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội năm nào cũng chọn cách bán muối và bán lộc đầu năm tại chùa Quán Sứ, một trong những ngôi chùa lớn nhất Hà Nội. Hà cho biết chỉ với số vốn bỏ ra khoảng 300 nghìn, nếu khéo mời chỉ trong đêm giao thừa có thể bán lãi tới 2 triệu đồng.

Giỏ hàng của Hà luôn được khách du xuân để ý bởi lời mời chào nhẹ nhàng và một khuôn mặt luôn rạng rỡ. Hà tâm sự: “Nhiều bác mua lộc và muối khen mình nhanh nhẹn hy vọng sẽ mang may mắn đến trong năm mới. Biết mình là sinh viên làm thêm, khách thường mừng tuổi luôn tiền thừa”.

Năm nay, bán lộc đầu năm cùng Hà còn có Phương Nhung, sinh viên ĐH Thủy Lợi. Hà không ngần ngại rủ thêm cô bạn thân của mình cùng bán vừa kiếm thêm thu nhập lại có bạn cùng về sau giao thừa.

Phương Nhung cho biết: “Chúng em dự định sẽ dành số tiền lãi để năm mới đăng ký khóa học tiếng Anh tại Language Link”.

Phạm Thanh Tùng, sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế Quốc dân) cũng đã 2 năm không về quê ăn Tết. Đối với Tùng, Tết là “mùa làm ăn” và dễ kiếm tiền nhất trong năm. Năm nay, Tùng cùng cô bạn chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch buôn rau phục vụ ngày Tết.

Từ đêm 30 Tết, Tùng có nhiệm vụ chở rau từ chợ đầu mối Long Biên về tập kết trên vỉa hè phố Liễu Giai. Theo cậu sinh viên này, số tiền vốn bỏ ra tuy khá lớn nhưng lãi suất thì cao hơn gấp nhiều lần so với các công việc làm thêm khác.

“Em chỉ tính đơn giản như một bông súp lơ em mua 10 nghìn thì sẽ bán với giá khoảng 30 nghìn, 35 nghìn. Các rau khác cũng thường bán gấp 3, 4 lần nên chỉ trong buổi tối ngày mùng 1, chúng em đã đủ vốn”, Tùng nói.

Tùng cũng cho biết thêm, trời càng lạnh người dân sẽ ăn lẩu nhiều và rau xanh lại càng đắt giá. Chỉ bán tới ngày mùng 4 Tết, Tùng đã lãi gần 7 triệu đồng.

Phạm Thị Lan, sinh viên năm 3 ĐHKH XH&NV lại nhanh nhạy mượn đồ nghề của gia đình kinh doanh bún cá đầu năm. Lan cho biết, năm nay nhiều bạn trẻ đã chọn ăn bún cá từ ngay sau khi giao thừa.

“Số lượng khách đông nhất thường vào sáng mùng 2 Tết. Nếu không có hai cô bạn giúp đỡ chắc em không bán kịp. Một bát có giá 35 nghìn đồng trừ các chi phí cũng lãi được 15 nghìn”, Lan khoe.

Nhẩm tính một lúc, Lan cho biết năm nay đã thu được số tiền lãi khoảng 4 triệu đồng. Số tiền lãi nhờ bán bún cá mấy ngày Tết bằng đúng số tiền Lan đi dạy thêm trong một năm học.

Nhiều sinh viên khi không có điều kiện để buôn bán trong dịp Tết lại chọn cách làm thêm tại các quán ăn, quán cafe với số tiền công mỗi ngày cũng gấp 3,4 lần so với bình thường.

Những nam sinh viên có phương tiện và sức khỏe lại chọn cách chở hàng thuê trong dịp Tết tại các chợ đầu mối. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại các bạn đều tích lũy được một số tiền khá lớn để trang trải việc học tập sau thời gian nghỉ Tết.

Không chỉ vì tiền

Đối với mỗi sinh viên, số tiền các bạn kiếm được trong dịp Tết có thể bằng cả năm đi làm thêm hay dạy thêm nhưng những gì họ được không chỉ có tiền.

“Dịp Tết khách đến ăn bún cá đông đến nỗi mình không phục vụ kịp. Nhiều người cũng tỏ ra khó chịu và cáu giận, thậm chí có người còn to tiếng. Những lúc đó mình lại phải học cách nhẹ nhàng xin lỗi để chiều lòng khách. Nhờ đó mà cái tính nóng nảy của mình cũng được kiềm chế phần nào”, Lan tâm sự.

Đối với Thu Hà và Phương Nhung dù đều sinh ra trong những gia đình khá giả nên gia đình không khuyến khích việc hai cô bạn bán lộc đầu năm với lý do: “Nhà mình chưa thiếu tiền để các con phải đi làm thêm những ngày Tết.

Ban đầu bố mẹ chúng em cũng cấm nhưng sau đó em phải kiên trì thuyết phục cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý. Khi tự kiếm được một chút tiền dù nhỏ chúng em sẽ biết trân trọng đồng tiền hơn. Số tiền lãi sẽ được dùng vào việc học tiếng Anh và các việc có ích”.

Việc buôn rau trong những ngày Tết cũng giúp Thanh Tùng rất nhiều trong công việc. Những bài học thực tế từ chính thương trường đã giúp cậu sinh viên này thêm tự tin khi sắp tốt nghiệp đại học.

“Tuy chỉ là buôn bán nhỏ, thời vụ nhưng cũng giúp em rất nhiều trong công việc. Em học được cách lựa chọn mặt hàng kinh doanh, đối tượng khách hàng, khả năng đàm phán, thuyết phục ngay trên … vỉa hè. Điều đó cũng rất có ích đấy chứ”, Tùng cười tươi tâm sự.

Những việc làm giúp sinh viên kiếm tiền ngày Tết

1. Làm part time

Không quá khó để teen tìm được một công việc part time nhằm kiếm thêm thu nhập, nhất là trong thời điểm gần Tết. Bởi những ngày gần Tết, các cửa hàng, siêu thị lớn thường tuyển thêm nhân viên để tăng ca. Bên cạnh đó, những công việc như bán quần áo, phục vụ trong cửa hàng ăn nhanh, phục vụ trong cafe... vẫn tuyển quanh năm và được teen ưa chuộng.

Ưu điểm của công việc này là thường làm theo buổi, theo ca nên teen dễ dàng sắp xếp để không ảnh hưởng tới lịch học, hơn nữa, công việc cũng đơn giản lại không quá vất vả. Chỉ cần teen cần mẫn làm trong 1-2 tháng trước Tết là coi như đã có một khoản tiền tiêu Tết kha khá rồi đấy.

2. Cộng tác viên cho các báo

Một số teen khác có khả năng viết lách lại có “thâm niên” làm cộng tác viên cho báo thì trước Tết cũng là dịp mà các bạn ý đẩy mạnh "cày cuốc" để viết thêm thật nhiều bài.

P.Vi (18t), cộng tác viên của một trang báo tuổi teen chia sẻ: “Thông thường, trước đây, mỗi tuần mình chỉ viết và được đăng một bài, nhưng Tết sắp đến rồi, mỗi tuần mình đang cố gắng phải viết được 2 bài trở lên, mong tích lũy được một khoản đủ để tiêu Tết”.

3. Làm MC, người mẫu cho các tạp chí

Một số teen xinh xắn, gương mặt ăn ảnh thì lại tìm tới những công việc yêu cầu ngoại hình như làm người mẫu ảnh, PG... Công việc đơn giản nhưng thu nhập cũng không nhỏ đâu nhé! Nói chung, khi bạn đã "bắt tay" vào làm thì sẽ có rất nhiều cách để có được thu nhập mình mong muốn.

4.Về quê “ủ mưu” kinh doanh

Không ở lại Hà Nội nhiều, sinh viên lên đường trở về quê ngay khi được nghỉ học, miệt mài kiếm tiền ngay trên chính mảnh đất quê hương. Họ không ngại gian khổ để nghĩ ra cách kinh doanh riêng cho mình bằng những mặt hàng cực kỳ đơn giản và ý nghĩa.

Kinh doanh hoa ngày tết

Một số bạn sinh viên rủ nhau góp vốn kinh doanh hoa ngày tết và thu về được một khoản tiền khá lớn. Để nhập được hoa rẻ, họ rủ nhau tìm về những vùng quê mà người ta trồng hoa như Tây Tựu để mua được với giá rẻ.

Sinh viên Mai Anh (Nghệ An) chia sẻ: “Nhóm mình tới tận ruộng để mua hoa nên thương lượng được giá rẻ. Mỗi năm chỉ bán khoảng 5- 6 ngày tết cũng thu được lãi không nhỏ, đủ tiền tiêu tết”.

Còn sinh viên Thu hồ hởi khoe: “Năm ngoái, một bông hồng tại ruộng, mình mua với giá 3 nghìn, bán ra từ 7 – 10 nghìn, một cành ly giá 30 nghìn, tụi mình bán được khoảng 60 – 70 nghìn, lãi gấp đôi!”

Kinh doanh quần áo, khăn, bao lì xì, giày dép:




Không chỉ hoa, các mặt hàng như quần áo, mũ, khăn, bao lì xì, giày dép… cũng được các bạn sinh viên tranh thủ kinh doanh ngày Tết. Huy, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một người có thâm niên kinh doanh quần áo ngày Tết tiết lộ: Lấy hàng từ các chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân… rồi đem về quê bán mang lại số lãi không hề nhỏ.

“Đấy là còn chưa kể tới các nhóm có máu kinh doanh lớn, “lấy tận gốc, bán tận ngọn” thì ăn thua hơn nhiều” – Huy thẳng thắn chia sẻ.

Kinh doanh Bánh chưng, mía cho đêm Giao thừa

Chưa hết ngày học nhưng Duy Khanh, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê Lạng Sơn, lòng đã nóng như lửa đốt. Hỏi ra mới biết, cậu bạn này muốn được về nhà giúp mẹ làm công việc gói bánh chưng ngày tết bán cho nhiều nhà trong thôn.

Khanh cho biết, ở nhà, mẹ Khanh thường nhận làm bánh cho các nhà trong thôn, kết hợp nấu bánh cho gia đình mình luôn. Công việc cũng không có gì vất vả, lại thêm một phần thu nhập.

Còn cô bạn Mi Vân thì hào hứng nói về công việc bán Mía của mình: “Năm nào cũng vậy, từ 7h tối giao thừa là mình lại mang mía ra trước cửa nhà để bán. Bán đến khoảng 1h sáng, qua giao thừa là hết hàng,mỗi năm hết cả 200 cây mía đấy”.

Theo như cô sinh viên này, thì một cây mía cô mua về có giá khoảng 15 nghìn đồng, bán ra 25 – 30 nghìn đồng, thậm chí 40 nghìn đồng, tùy lượng khách và tâm lý khách hàng.

Và còn rất nhiều mặt hàng khác nữa mà chỉ cần teen mình chịu khó nghĩ ngợi và kiên trì nhất định sẽ thành công. Bán hàng Tết ngoài việc có tiền còn rèn luyện cho Teen mình có thêm những kỹ năng làm việc trong cuộc sống. Chúc cho các teen mình sẽ có một cái Tết ấm áp bên gia đình và có một nguồn tài chính rủng rỉnh nhé!

Dân văn phòng bỏ việc đi buôn hàng Tết

Tết Nguyên Đán đang đến gần khiến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để các nhà kinh doanh "nghiệp dư” muốn kiếm thêm thu nhập dịp Tết tranh thủ chen chân vào thị trường.

Kinh doanh để kiếm tiền... ăn Tết

Tình trạng giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh chóng mặt trong thời gian vừa qua khiến không ít gia đình phải lao đao vì mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương có hạn.

Dịp Tết Nguyên Đán đến gần lại càng khiến nhiều người thêm đau đầu. Vậy nên, giải pháp kinh doanh mấy ngày giáp Tết để kiếm thêm thu nhập đang thu hút được nhiều sự chú ý, nhất là với giới văn phòng.

"Lương chưa tăng mà đi chợ thấy thứ gì cũng tăng giá cả, còn cả tháng nữa mới đến Tết đã vậy đến giáp Tết sẽ còn tăng hơn nhiều. Năm nay, công ty mình được nghỉ Tết từ 23 nên phải nghĩ kế kinh doanh gì đó mấy ngày cuối năm để còn lấy tiền tiêu thôi", chị Hà (Quan Hoa, Cầu Giấy), chia sẻ.

Chị Hà cho biết ở công ty, mọi người cũng đang rất hào hứng với các kế hoạch kinh doanh mấy ngày giáp Tết. "Không phải ai cũng muốn làm để kiếm tiền tiêu Tết như mình. Nhưng dịp kinh doanh cuối năm nhộn nhịp, lại được nghỉ sớm nên mọi người cũng muốn tranh thủ kiếm thêm", chị Hà nói.

Chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) năm nào cũng nhận đặt hàng làm bánh chưng dịp giáp Tết. Bánh của chị chủ yếu làm bán cho người quen, những người có nhu cầu mua bánh ăn Tết vì nhà không gói hoặc để biếu họ hàng.

"Quê chị ở Thái Bình nên năm nào gần Tết chị cũng về quê lấy gạo ngon nhà cấy được lên làm bánh, tiện thể đặt mua luôn chuối, bưởi thờ tận vườn mang xuống. Có khi lấy hộ họ hàng, bán cho mọi người cùng cơ quan. Đồ nhà làm ra không có thuốc sâu nên mọi người rất thích. Lời lãi cũng không nhiều lắm những có thêm chút tiền tiêu Tết cũng tốt", chị Ngọc vui vẻ.

"Bán hàng Tết là kiểu bán hàng theo thời vụ, chỉ có trong một thời gian ngắn khoảng 1 tháng trước tết do đó chỉ nên tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết hoặc đến Tết mới có nhu cầu", theo chị Lan (Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trước hết cần xác định sản phẩm mình đinh kinh doanh là gì? Sản phẩm ấy người ta sẽ thường xuyên mua nhiều vào trong thời gian nào? Trước Tết 30 ngày hay trước 15 ngày, 10 ngày...?

Theo chị Lan, có thể lựa chọn các sản phẩm như các loại hoa quả cúng tết, các mặt hàng ăn như bánh chưng, bánh tét, các loại đặc sản các vùng như: thịt trâu, thịt lợn rừng, nấm hương rừng, mộc nhĩ rừng,... Dĩ nhiên, việc lựa chọn mặt hàng còn phụ thuộc vào mối hàng và khả năng kinh tế của từng người.

Vì thời gian bán hàng thường rất ngắn nên cần tính toán lấy hàng vừa đủ, nếu ế sẽ không có lãi, phải tập trung nguồn lực đế bán được hết hàng trước Tết. Do vậy, trước tiên nên mời bạn bè, người thân, hàng xóm,...nếu có mối quan hệ rộng và sản phẩm tốt, độc đáo thì hàng sẽ bán rất nhanh.

Ngoài ra còn có thể giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm trên facebook, trên các diễn đàn, mạng xã hội, trên các website như webtretho, lamchame, vatgia, các trang rao vặt...vì hiện nay lượng người mua hàng online cũng rất lớn.

"Để sản phẩm được biết đến nhiều hơn còn có thể làm SEO - cách để nhiều người khi tìm kiếm công cụ trên Google sẽ ra ngay sản phẩm của mình. Ví dụ, sắp Tết người ta sẽ mua quà để biếu, tặng thì từ khóa "quà tết 2016" sẽ được nhiều người tìm", chị Lan truyền kinh nghiệm.

Khả quan kinh doanh hoa Tết?

Việc lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì còn phụ thuộc vào khả năng về tài chính, nguồn hàng,...của mỗi người. Tuy nhiên, trong số các mặt hàng đang được bán tán, lựa chọn kinh doanh thì hoa Tết có vẻ đang là mặt hàng khả quan nhất.

Chị Hằng, một dân văn phòng chuyên kinh doanh hoa dịp Tết, bật mí: "Hoa thì nhiều lắm, người bán cũng nhiều nhưng hoa của mình dịp Tết năm nào cũng vẫn đắt khách vì mình nhập được hoa đẹp và giá cả cạnh tranh".

Chị cho biết giá hoa thay đổi tùy thời điểm nên cần căn chuẩn thời gian lấy hàng để hạn chế rủi ro với việc tồn hàng hoặc bị ép giá.

Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng với người kinh doanh hoa là phải có kinh nghiệm bảo quản. Theo chị Hằng, khi mua hoa về xong nên cắt chéo cành một tí thôi để dễ hút nước. Nghiền nát một viên aspirin bỏ vào nước và nên thay nước thường xuyên để giữ được hoa tươi lâu. Lúc cất hoa thì nên dựng hoa lên, cất vào chỗ tối, khuất gió nếu không hoa rất dễ bị đen, héo, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm.

Ngoài ra, phải biết chọn hoa để tránh mua phải hoa để lâu rồi. Chẳng hạn, nếu là hoa hồng mua ở chợ hoa, khi bóp nhẹ ở đầu bông hoa thấy lạnh thì là hoa đã để lâu.

"Mình thấy bán hoa dịp Tết là hay nhất, vì vốn cũng ít, lời cũng khá, mà mình cũng nhàn, không sợ ôm hàng. Năm ngoái mình cùng bán với mấy chị nữa, cùng nhau mua, chia ra bán, ai hết trước thì bán giúp người còn, vậy nên bán được hết sạch hàng. Năm ngoái bán xong phải giấu ít cành lại chưng trong nhà chứ không thì cũng hết sạch sẽ. Hy vọng năm nay cũng thế", chị vui vẻ nói thêm.

Chị Thảo, một thành viên trên diễn đàn webtretho cũng chia sẻ kế hoạch kinh doanh hoa dịp Tết. Chị cho biết chị có mối lấy hoa từ trong Đà Lạt, có người quen nên sẽ lấy được giá gốc, hoa sẽ được chuyển ra bằng xe lạnh.

"Mình đã rủ được mấy chị cùng cơ quan chung nhau lấy hàng để giảm được giá cước. Nhà mình ở mặt đường nên có thể bán ngay tại nhà. Năm ngoái, ngó thấy của hàng rau sạch gần nhà bán kèm hoa rất đắt khách, mình sẽ thử đi bỏ mối thêm ở các cửa hàng rau này".

Chị Thảo nói rằng, vẫn biết bán hàng còn cần có duyên và kinh doanh gì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng do đã ấp ủ ý định bán hoa Tết lâu rồi nên năm nay quyết chen chân vào thị trường này cuối năm để kiếm chút tiền ăn Tết.

Nghề làm tháng Tết thu lời bằng cả năm?

Có những gia đình tranh thủ kiếm tiền chỉ trong những ngày giáp Tết với mức thu nhập "khủng", hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng chỉ với nghề thủ công giản đơn.

Nói về địa điểm kinh doanh mặt hàng trang trí phục vụ lễ hội thì phải kể đến khu vực Chợ Lớn, đặc biệt là quận 5, được xem là nơi tập trung nhiều cư dân gốc Hoa nên Tết âm lịch sắp đến cũng là dịp thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mình. Dọc tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Tống Duy Tân... sặc sỡ sắc màu chủ đạo đỏ - vàng đầy ấn tượng, thu hút khách.



Ở đây, chuyên cung cấp sỉ, lẻ hầu như tất cả những đồ vật liên quan đến lễ tết. Từ bao lì xì nhỏ bé có giá vài ngàn đồng đến những chiếc lồng đèn đỏ to lớn giá lên đến chục triệu đồng. Những bảng chữ như chúc mừng năm mới, mừng xuân Qúy Tỵ, vạn sự như ý... được cắt dán đẹp mắt. Các câu liễng, câu đối trên nền giấy, nhựa hay gỗ được dập, khắc, chạm cầu kỳ. Thỏi vàng, dây pháo nổ, đồng tiền vàng, nụ hoa mai vàng giả, hình mẫu thần tài ông địa, đôi bé trai gái mặc trang phục cổ truyền... là những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất.

Bà Diệp Minh Vân (60 tuổi, ngụ quận 5) chia sẻ, cứ mỗi dịp Tết đến là gia đình bà, trai gái lớn nhỏ đều bắt tay vào làm việc cật lực với ngành nghề thủ công, cắt dán, tạo hình, tô vẽ các loại đồ vật bằng giấy, nhựa được xem là những linh vật, bửu bối, biểu tượng không thể thiếu của năm.

“Với ngành nghề này, có gia đình thu nhập kiếm lợi nhuận từ 50 triệu đến hơn 100 triệu đồng vào những ngày tháng cuối năm” – bà Vân tiết lộ.



Mở cửa cách đây được một tuần lễ, gian hàng ông Mã Thân Đạt (ngụ Hồng Bàng, Q.6) có nhiều kiểu lọ hoa giả do chính tay ông "cắm" tạo ra. Do lượng khách quen đặt hàng từ trước nên những ngày này ông Đạt phải tranh thủ làm ngày làm đêm để kịp giao hàng.

Vẫn còn đậm chất giọng người Hoa, ông Đạt nói lơ lớ tiếng Việt : “Ngộ (tôi) làm nghề này gần mấy chục năm rồi, cái nghề này ngộ tự học rồi tự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều cái mới mà không theo một công thức nào. Đẹp hay không là ở cái đầu của mình, biết được thị hiếu khách hàng, góp ý mình lắng nghe, rút kinh nghiệm, với lại giá cả ở đây rất cạnh tranh nên hàng bán cũng chạy lắm”.

Nguyên liệu làm ra hoa giả được ông Đạt mua từ các chợ tại thành phố như Chợ Lớn, Kim Biên, cũng có những loại hoa ông đặt mua từ Thái Lan, Hồng Kông về. Do vậy cũng tùy theo đó mà mức giá có thể lên hoặc xuống vài chục đến vài trăm ngàn đồng/lọ.



Ông Đạt đưa ra tập album với hình ảnh các loại hoa, có nhiều kiểu cắm, tên gọi khác nhau, giá dao động từ 50.000 đồng, vài trăm cho đến 4-5 triệu đồng/lọ. Khi khách hàng nào chọn mã số nào thì ông Đạt sẽ làm theo yêu cầu đó, thời gian giao trong ngày.

Theo ông Đạt, hoa giả có tính ổn định lâu dài, thường được dùng để khắc phục một số vấn đề phong thủy về nội thất mà hoa tươi không làm được vì rất mau tàn. Việc phân bố màu sắc, ý nghĩa các loại hoa và chất liệu làm hoa bằng vải, kim loại, pha lê hay đất sét cũng có những sự tương tác riêng với từ trường (khí) trong nhà, đồng thời một số cách sắp xếp đặc biệt sẽ mang lại tác dụng phong thủy nhất định.

Ngoài ra, những ngành nghề hái ra tiền lúc này là các tiệm uốn tóc nữ, cửa hàng may quần áo, giày dép, hay các món quà Tết gói sẵn, nem chả, bánh mứt... Đó cũng nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết thực cho con người vào mỗi độ Tết đến xuân về, góp phần tạo nên hương sắc mùa xuân trên khắp mọi miền đất nước.

Về quê, SV cũng kịp kiếm bạc triệu đợt Tết

Không vạ vật ở Hà Nội để mong chờ cơ hội làm thêm đến tận 28 – 29 Tết, nhiều sinh viên đã lên đường trở về quê ngay khi được nghỉ học, miệt mài kiếm tiền ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Lập hội, nhóm kinh doanh
Nhiều bạn trẻ nghĩ đến chuyện về quê kiếm tiền dịp Tết là một khó khăn, thậm chí không tưởng. Tâm lý chung là, Tết ở quê không có quá nhiều dịch vụ, cơ hội để sinh viên “kiếm thêm”. Bởi, ở quê, các dịch vụ về Tết đều đã được các nhà hàng, quán xá “ôm” gọn từ bao nhiêu năm nay rồi. Sinh viên về quê chỉ là chơi và đợi Tết.

Tuy nhiên, nhóm bạn của Thư, SV ĐH Ngoại ngữ, quê Bình Giang, Hải Dương lại không hề nghĩ như vậy. Nhóm của Thư đã hợp nhau lại và nghĩ đến chuyện kinh doanh hoa ngày Tết.

Thư chia sẻ: “Công việc này không quá nặng nhọc. Chúng mình chỉ việc đi lấy hoa tại các chợ đầu mối hoặc lấy tại vườn trồng, rồi mang về bán tại chợ thị trấn. Mỗi năm chỉ bán Tết khoảng 5 ngày, thu lãi không nhỏ!”.

Thu hồ hởi khoe: “Năm ngoái, một bông hồng tại ruộng, mình mua với giá 3 nghìn, bán ra từ 7 – 10 nghìn, một cành ly giá 30 nghìn, tụi mình bán được khoảng 60 – 70 nghìn, lãi gấp đôi!”



Khi được hỏi về kế hoạch của năm nay, Thu khẳng định: “Nhóm mình vẫn duy trì công việc kinh doanh hoa như năm trước, vừa có việc để làm khi về quê chờ Tết, vừa có thời gian để cả nhóm gắn kết với nhau. Chúng mình đã nhờ người liên hệ với một chủ vườn hoa đặt hàng trước rồi. Hi vọng mấy ngày cuối năm sẽ có được một khoản tiền kha khá cho một cái Tết như ý”.

Không chỉ hoa, các mặt hàng như quần áo, mũ, khăn, bao lì xì, giày dép… cũng được các bạn sinh viên tranh thủ kinh doanh ngày Tết. Huy, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một người có thâm niên kinh doanh quần áo ngày Tết tiết lộ: Lấy hàng từ các chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân…rồi đem về quê bán mang lại số lãi không hề nhỏ. “Đấy là còn chưa kể tới các nhóm có máu kinh doanh lớn, “lấy tận gốc, bán tận ngọn” thì ăn thua hơn nhiều”, Huy thẳng thắn chia sẻ.

Không chỉ “mang Hà Nội về quê” mà cũng có nhiều bạn trẻ có xu hướng “mang quê lên Hà Nội”. Đó là trường hợp của Đình Lam – Anh Hòa , sinh  viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê ở Hòa Bình. Mọi người đều biết đến tiếng tăm của rượu cần Hòa Bình, và trong không khí ngày Tết, ai cũng muốn được thưởng thức một chút hương vị núi rừng.

Năm được tâm lý đó, hai bạn đã tổ chức lập website riêng và kinh doanh rượu trực tuyến. Các đơn đặt hàng được gửi qua mạng, và các bạn trở thành nhà phân phối rượu quê Hòa Bình xuống Hà Nội, vào các nhà hàng, làm quà cho người thân ở xa…

Anh Hòa chia sẻ về công việc của mình: “Việc bán hàng trực tuyến này, chúng tôi đã thực hiện được một thời gian, thấy khá hiệu quả. Nó không hề mới mẻ nhưng thú vị. Được thêm một lần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương là thêm một lần cảm thấy yêu quê hương hơn, cái Tết cũng có nhiều ý nghĩa hơn”.

Đêm giao thừa kiếm bạc triệu
Chưa hết ngày học nhưng D. Khanh, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê Lạng Sơn, lòng đã nóng như lửa đốt. Hỏi ra mới biết, cậu bạn này muốn được về nhà giúp mẹ làm công việc gói bánh chưng ngày tết bán cho nhiều nhà trong thôn.

Khanh cho biết, ở nhà, mẹ Khanh thường nhận làm bánh cho các nhà trong thôn, kết hợp nấu bánh cho gia đình mình luôn. Công việc cũng không có gì vất vả, lại thêm một phần thu nhập.

“Mình giúp mẹ gói bánh, trông bánh. Các em mình cũng thích được trông bánh. Thành ra, được trông bánh ban đêm là một thú vui khó diễn tả. Vừa được đồng ra đồng vào ngày Tết, lại sum vầy cùng gia đình, tội gì ở lại Hà Nội, bon chen cho mệt mỏi”, Khanh chia sẻ.

Vân, sinh viên ĐH Sư Phạm, quê Hải Phòng thì tìm được cách kiếm tiền bạc triệu đêm Giao thừa từ cách bánmía.

Nghe thì có vẻ không tưởng nhưng đó là cách thức làm ăn mà bạn đã thực hiện từ ngày học cấp 3 và cho đến tận bây giờ, khi đã là sinh viên năm 4.

Vân kể về công việc của mình: “Năm nào cũng vậy, từ 7h tối giao thừa là mình lại mang mía ra trước cửa nhà để bán. Bán đến khoảng 1h sáng, qua giao thừa là hết hàng, mỗi năm hết cả 200 cây mía đấy”.

Theo như cô sinh viên này, thì một cây mía cô mua về có giá khoảng 15 nghìn đồng, bán ra 25 – 30 nghìn đồng, thậm chí 40 nghìn đồng, tùy lượng khách và tâm lý khách hàng.

Cô chia sẻ: “Năm đầu tiên, mình chỉ dám buôn có 50 cây, bán hết veo ngay lúc tối. Sau đó thì qua các năm, mình cứ tăng dần số lượng. Năm nay, mình đã đặt trước 200 cây mía rồi, chắc chắn sẽ bán hết!”.

Theo Vân thì điều quan trọng nhất khi các bạn trẻ kinh doanh ngày tết là nắm được tâm lý khách hàng. “Người ta cần hàng gì cho Tết, mình sẽ bán; giá cả có thể bán hạ hơn so với các cửa hàng khác, không vấn đề gì, miễn là mình tạo được lòng tin và sự yêu mến của khách. Năm nay họ mua, sang năm họ sẽ nhớ mà tìm đến mình”, Vân chia sẻ kinh nghiệm.

Nói về việc có nhiều bạn trẻ ở lại Hà Nội làm thêm dịp Tết mà không có được thu nhập “khủng” như Vân, cô cười buồn: “Có thể là mình may mắn hơn các bạn ấy, khi nhà mình có mặt bằng cho mình buôn bán và cũng không vất vả chạy vạy, nhưng thật sự là ở Hà Nội ngày cuối năm có nhiều điều vất vả hơn ngày bình thường”.

Vân cũng nhắn nhủ thêm: “Ai không thể về quê, kiếm cơm trên mảnh đất quê hương thì phải cố gắng và tỉnh táo thôi, cuộc sống cần những con người bản lĩnh và dám vượt qua”.