Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Cách chọn Tôm - Cua - Cá ngon


Cá đồng: nên chọn cá sống, trường hợp cá chết thì hãy xem mang cá để biết cá chết lâu chưa. Nếu mang cá đỏ hồng, mình cá mềm, không đổ nhớt là cá mới chết

Cá ngon: là cá mập, mình ngắn, tròn lẳn, đầu tương xứng với mình. Cá ốm, đầu cá to bè thì không nên mua

Cá biển: cá tươi sẽ có mùi nhẹ, ít tanh, mang cá đỏ, vảy sáng bóng, mắt cá tươi trong, thịt chắc cứng, có độ đàn hồi, ấn xuống mình cá rồi nhấc lên thịt cá sẽ lên theo. Sờ bụng thấy chắc cứng, thịt cá và xương cá dính chặt nhau. Nếu mang cá trắng bệch hoặc thâm tím là cá ươn 

Tôm tươi: chọn tôm sống, nếu tôm chết thì vỏ có màu trắng xanh và sáng bóng, đầu mình dính liền.  

Tôm ươn: vỏ ngả sang màu vàng đỏ, đầu đứt ra khỏi mình và có màu hơi đen, mùi hôi khó ngửi, không nên mua

Tôm khô: chọn tôm có màu đỏ tự nhiên. Khi mua, bốc một nắm nhỏ, bóp mạnh rồi buông ra, nếu tôm rã mà không vón cục là tôm ngon

Cua: cua tháng tư, tháng năm là béo nhất. Chọn loại còn nguyên càng, chân và mai có màu xanh xám.Yếm nhọn là cua đực, yếm tròn là cua cái. Thịt cua đực béo hơn cua cái nhưng cua đực ít gạch
Khi mua cua đồng hay cua biển đều phải mua cua sống

Để phân biệt cua chắc và cua óp: chọn cua, cần lật ngửa cua lên, ấn mạnh vào phần yếm, thấy cứng là cua chắc, mềm, càng trong, xanh lợt là cua óp. Nếu càng cua mọng nước, mai cua chuyển sang màu đỏ là chua chết, đừng mua

Mua ốc: chọn ốc mập. ốc mập, mày nó sẽ nằm sát ở miệng vỏ ốc, khi sờ tay, mày sẽ khép lại ngay. Ốc ốm, mày sẽ thụt sâu vào trong. Ốc chết có mùi rất hôi

Sò: chọn sò sống, miệng há, khi sờ vào là nó khép miệng ngay, nếu không khép miệng là sò chết. Sò chết cũng rất khó ngửi
Lươn: chọn lươn to vừa, lưng nâu, bụng vàng, ngắn là ngon

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Cách bảo quản bơ, sữa



Giữ nước suối, nước có ga uống dở: nên đậy kín nắp chai lại, dốc ngược chai xuống

Để bảo quản dầu mỡ lâu hư: dầu mỡ để lâu hay bị mốc trắng, xanh, mất mùi. Để khắc phục tình trạng này, nên dùng đồ thủy tinh hoặc sành sứ để trữ dầu. Để lọ dầu nơi thoáng mát và cho vào một ít đường hoặc ít nước cốt chanh trong quá trình thắng mỡ. đừng quên đậy thật kín

Giữ bơ, pho mát không bị chảy, vữa: cho một miếng vải sạch, nhúng nước pha giấm, vừa đủ ướt, bọc miếng bơ lại, để nơi thoáng mát, thoáng khí và ít ánh sáng
Nhiệt độ tốt nhất là 6ºC

Giữ bơ tươi ngon bằng cà rốt: để tránh tình trạng bơ bị vữa và ôi, nên cắm vào bơ, pho mát một miếng cà rốt trong khoảng 3 – 4 giờ

Cách bảo quản sữa: muốn sữa không bị hỏng, nên cho vào sữa một ít muối, hoặc một ít đường vào sữa, đun sôi
Đối với sữa uống không hết, để một lát sữa sẽ bị chua, hãy đem sữa đun lại, và khi đun cho vào một ít đường
Muối để lâu thường bị ướt, muốn để muối luôn khô ráo, nên lót một lớp giấy thấm trước khi cho muối vào lọ

Cách chọn mua trái cây


Dưa hấu: chọn dưa hấu có dáng cân đối, vỏ cứng chắc nhẵn nhụi, vân sáng, phía dưới ngả màu vàng, rốn lõm sâu, núm giữa rốn có màu xám. Khi mua, dùng tay nâng quả dưa lên và gõ nhẹ, nếu kêu bình bịch và có vẻ nặng và cảm giác bên trong rung rinh thì là dưa ngon. Tiếng giòn có vẻ nhẹ tay, dáng méo mó, rốn nhô cao là dưa chất lượng kém

Chuối già: chọn trái không quá to, da vàng thâm kim ăn thơm và dẻo hơn là loại trái to
Chuối cao: chọn trái nhỏ đều, no nẩy mình, màu vàng ươm, vỏ mỏng
Chuối cơm: trái to hơn chuối cao, màu vàng, vị chua
Chuối xiêm: chọn trái màu vàng, da thâm kim, ăn dẻo và ngọt

Bưởi: ngon nhất là bưởi năm roi, nên chọn trái nặng, vàng da, bóng, phía dưới bầu, phía trên thon. Vị ngọt lịm, không hạt, có chua cũng chỉ là chua nhẹ

Cam quýt: chọn trái mỏng vỏ, nhẵn, (ngoại trừ cam sành), cầm nặng tay, cuống tươi màu vàng, không tì vết, không dập úng

Hồng đỏ: lựa loại đỏ tươi có hơi  bột, nhưng phải đủ chín để không bị chát. Hồng đỏ nếu chọn đúng loại ngon sẽ dẻo và ngọt bùi
Hồng trứng: màu đỏ cam, thường nhỏ trái hơn hồng đỏ, chọn loại có màu cam và vàng lẫn lộn sẽ ngọt hơn. Hồng trứng thường không có hạt hoặc ít hạt

Bôm, lê: chọn trái vỏ căng, mởn, không tì vết

Thơm: chọn trái mắt to, vuông, chin vàng

Táo ta: chọn trái da xanh, ửng vàng, tròn đều, không chấm sâu

Mít: chọn trái cuống nhỏ, gai thưa, tay ấn mềm có mùi thơm

Xoài: xoài cát da căng, vàng đều, đầu cuống chin vàng và cứng. trên bụng xoài dưới chót đuôi có 1 mắt nhỏ, mắt nhỏ là xoài hột nhỏ

Sầu riêng: chọn trái có gai nở tròn trịa, không bị lép, không nứt vỏ, lấy tay bóp hai gai câu vào thấy không cứng là trái chín, không sượng


Măng cụt: chọn trái to, cuống tươi, vỏ bóng, bóp thấy hơi mềm tay, bụi phấn bám quanh là trái chín cây, ít mủ, cơm bên trong sẽ dày và rất ngon

Mãng cầu xiêm: chọn trái có vỏ căng bóng, gai đều, cách khoảng xa
Mãng cầu ta (na): chọn trái nở gai đều, mắt thấp, đường rãnh giữa các mát cạn là mãng cầu dai, ăn ngon

Bơ: chọn trái vỏ bóng, không bị úng, muốn chọn bơ ăn liền thì ấn vào chổ cuống, nếu mềm thì là bơ đã chín

Sapoche (lồng mứt): chọn lồng mứt căng mọng, sờ tay thấy mềm đều là trái ngon, nếu có chổ cứng tay thì không nên mua, vì chổ đó dễ bị sượng và có mủ trắng, ăn chát

Nhãn, chôm chôm, vải: trái to vỏ mỏng, nặng, có nhiều nước

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Cách làm mất mùi tanh của tôm

.

Cách làm mất mùi tanh của tôm
Tôm mua về, cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước, tôm sẽ dai, giòn và mất mùi tanh.

Cách làm sạch nhớt cá trê: cá sống mua về, cho vào thau nước muối có nồng độ 5 – 10%, cá trê quẫy mạnh và chết. Vớt cá ra, cạo sạch nhớt, chặt bỏ đuôi, mõm và phần ngạnh hàm, móc ruột, bỏ hoa phần đầu, rửa sạch, cá sẽ sạch không còn hớt nữa.

Để thịt lươn sạch nhớt, thơm ngon, không còn tanh: lươn mua về, bỏ vào nước muối cho lươn chết, vớt lươn ra dùng tro bếp vuốt sach và rửa kỹ, để ráo.
Sau đó dùng dao nhọn chọc vào rốn lươn, lóc ngược lên phần đầu, bỏ ruột, dùng giấy thấm, thấm sạch máu, không được rửa nước để tránh tình trạng có mùi tanh, đặt lươn lên thớt, dùng sóng dao dần đều trên phần lưng. Làm thế thịt lươn sẽ rất thơm ngn khi chế biến.
Cách làm sạch cua: cua mua về, giữ nguyên dây luộc, lật ngược, gỡ bỏ yếm cua, chổ phần bụng cua có điểm nhỏ lõm sâu, bạn hãy day dao nhọn xuyên thẳng vào cua, cua sẽ chết ngay, sau đó gỡ mai, lấy gạch để riêng, làm sạch phần càng, ngoe, cho vào rổ để ráo
.
Để nồi canh, đĩa cá, nhà bếp hết mùi tanh của cá thịt: 
 - Làm cá xong không rửa lại bằng nước lã.
 - Khi ướp cho thêm 1 chén rượu.
 - Rửa tay bằng nước muối mặn.
 - Bỏ đường vào than bếp

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Cách phòng tránh tiêu chảy sau ngày Tết!

 Nên mua thức ăn trữ trong tủ lạnh vừa đủ dùng trong 2 ngày (30 Tết và mùng 1 Tết) mà thôi.

 Nếu được nhận quà biếu tặng là các loại thịt nguội, chả lụa, giò sống,… quá nhiều thì tốt nhất nên chia sẻ cho người thân trong nhà dùng. Còn nếu gia đình ít người muốn trữ những thức ăn đó để dùng trong 1 tuần thì nên tăng nhiệt độ tủ lạnh lên và kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên, để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn…. 

 Không trữ rau cải quá nhiều và quá lâu trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm mất các Vitamin có trong rau cải và rau cải có thể bị nhiễm khuẩn và rau cải dễ bị dập úng, không sử dụng được… gây lãng phí… 

 Nồi thịt kho và nồi khổ qua hầm luôn có mặt trong ngăn bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, gia đình nên tính đến khẩu phần ăn của cả nhà mà nấu dùng ở mức tương đối hợp lý, không nên kho 1 nồi quá lớn và dùng quá lâu hơn 7 ngày,… Mặc dù mỗi ngày chúng ta đều mang ra kho đi kho lại nhiều lần, nhưng nếu thức ăn dùng quá lâu cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn… Nếu kỹ lưỡng hơn, chúng ta nên chừa 1 ngăn trống trong tủ lạnh để chứa 2 món này qua đêm…. 

 Và để bảo vệ sức khỏe tốt trong những ngày Tết, chúng ta cũng cần phải có chế độ ăn cân đối và hợp lý, chế độ ngủ nghỉ đúng giờ,… có thể kết hợp tập thể dục vận động mỗi ngày giúp tiêu hao năng thừa trong cơ thể… Nếu áp dụng một cách sinh hoạt lành mạnh như thế, mình tin chắc những ngày nghỉ Tết sẽ trở thành những ngày nghỉ tuyệt vời, giúp mọi người xả stress và có phong độ khởi động cho công việc và học tập một cách hoàn hảo hơn!

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bảo quản gạo và các loại bột




Gạo bị mọt: để gạo lâu không bị sinh mọt, nên làm theo cách sau
 - Cho vào lu đựng gạo một cục than củi
 - Cũng có thể đặt dưới đáy lu một lớp tiêu bột, có thể ngăn ngừa được mọt

Để bột mì lâu không bị mốc, sâu, hãy cho vào một nhúm muối, tỷ lệ 5g muối cho 1kg bột

Để bột bắp không bị mốc: khi mua về cho vào lọ thật sạch và thật khô, không dùng muỗng dơ để múc bột, để nơi thoáng khí, không bị ẩm ướt, không bị nắng chiếu vào
Nếu bột bắp bị mọt, không nên làm sạch bằng cách đem ra phơi nắng mà hãy dùng rây bột sau đó cho vào chảo sấy lại với lửa nhỏ

Muốn bánh mì ngon như lúc mới mua về:
 - Cho vào bao nilon, để bên cạnh 1 cục đường rồi buộc kín miệng bọc lại, để nơi mát, lâu lâu thay đường
 - Cho bánh mì vào bao nilon, cho thêm vài cọng rau cần đã rửa sạch, làm như vậy giúp bánh mì không bị cứng và lại có mùi thơm ngon

Để giữ cơm nguội không bị hư: khi nấu nên cho vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại cho thêm tí muối, làm như thế cơm giữ được 2 – 3 ngày

Đối với món xào: thức ăn xào còn thừa bạn hãy gạn hết nước, để vào vài nhánh tỏi khô đã lột vỏ, để đến hôm sau vẫn còn ăn được

Để giữ rau luộc: khi luộc rau nên cho thêm vài lát gừng, sau đó nếu ăn dư hãy cho rau vào tô, sau đó thêm ít giấm ăn, xong đặt vào chậu có nước

Muốn để dành đậu hủ tươi nhiều ngày: mua đạu hủ trắng mịn, về ngâm đậu hủ với nước muối. tỷ lệ: nửa ký đậu thì 50g muối. Làm cách này có thể giữ đậu tươi ngon trong 1 tuần

Bảo quản tương hột không bị hư hoặc chua: muốn bảo quản tương hột, hãy cho muối hoặc dầu ăn, giấm vào lọ xong khuấy đều, bằng cách này có thể giữ được tương rất lâu

Bảo quản tương nước không bị mốc
 - Cho nước tương vào xoong đun sôi, để nguội, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ sành, sau đó bỏ vào nước tương vài khúc hành tây, vài lát tỏi hoặc vài giọt rượu trắng
 - Cũng có thể đổ lên nước tương 1 lớp dầu ăn, sau đó đậy kín lại