Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Bắt đầu bán vé xe tết từ 10/1/2016

Bến xe Miền Đông TP.HCM cho biết, bến bắt đầu bán vé xe tết 2016 từ ngày 10/1 đến hết 4/2/2016 (tức 1/12 âm lịch đến hết ngày 26/12 âm lịch) cho khách đi trong thời gian từ 20 -> 29/12 âm lịch.



Giá vé xe tết năm 2016 vẫn sẽ áp dụng mức phụ thu theo tuyến và theo từng mốc thời gian như mọi năm. Cụ thể, các tuyến từ Huế trở ra các tỉnh phía Bắc:

- Từ ngày 12 -> 16/12 âm lịch: Phụ thu không quá 20%
- Từ 17 -> 19/12 âm lịch: Phụ thu không quá 40%
- Từ 20 -> 29/12 âm lịch: Phụ thu 60%
- Mùng 1 đến hết mùng 3 tết: Phụ thu không quá 40%

Các tuyến từ Phú Yên đến Quảng Nam, Đà Nẵng và các tuyến thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum:
- Từ ngày 12 -> 16/12 âm lịch: Phụ thu không quá 20%
- Từ 17 -> 20/12 âm lịch: Phụ thu không quá 40%
- Từ 21 -> 29/12 âm lịch: Phụ thu 60%
- Mùng 1 đến hết mùng 3 tết: Phụ thu không quá 40%

Các tuyến thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng:
- Từ ngày 15 -> 19/12 âm lịch: Phụ thu không quá 20%
- Từ 20 -> 23/12 âm lịch: Phụ thu không quá 40%
- Từ 24 -> 29/12 âm lịch: Phụ thu 60%
- Mùng 1 đến hết mùng 4 tết: Phụ thu không quá 40%

Các tuyến thuộc tỉnh Bình Thuận
- Từ ngày 20 -> 23/12 âm lịch: Phụ thu không quá 20%
- Từ 24 -> 29/12 âm lịch: Phụ thu 60%
- Mùng 1 đến hết mùng 4 tết: Phụ thu không quá 20%

Các tuyến thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu
- Phụ thu không quá 40% từ 26/12 âm lịch đến hết mùng 7 tết.

Các tuyến thuộc Bình Phước
- Phụ thu không quá 40% từ 26/12 âm lịch đến hết mùng 6 tết.

Các tuyến thuộc Đồng Nai, Bình Dương
- Phụ thu không quá 40% từ 26/12 âm lịch đến hết mùng 6 tết.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

5 địa điểm du lịch cho tết 2016


Tết thường được xem như là một khoảng thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Tuy nhiên, đối với một số người đó lại là khoảng thời gian lý tưởng để đi du lịch. Để giúp bạn tận hưởng không khí tết tốt hơn, Tet-amlich.com xin gởi đến bạn vài gợi ý du lịch vào dịp tết nguyên đán 2016

1. Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa


Một thành phố nổi tiếng dành cho các cặp đôi đang  yêu và tuần trăng mật của các cặp vợ chồng mới cưới, một thành phố lãng mạng với những kiễn trúc đáng yêu, không khí trong lành với các thung lũng xanh và rừng thông xinh đẹp có lẽ là một nơi đáng được nhắc đến đầu tiên cho các điểm đến lý tưởng vào dịp tết nguyên đán này.

Mùa xuân, mùa của hoa, và "thành phố ngàn hoa" dĩ nhiên là một nơi lý tưởng, bên cạnh đó, bạn có thể có leo núi ở Langbiang, cắm trại ở hồ Paradise câu cá và Trúc Lâm thiền viện và thưởng thức những hương vị đặc sản Đà Lạt, uống rượu cần, cỡi ngựa hoặc cưỡi voi. Một điểm nổi bật là đề nghị đến thăm biệt thự kiểu Pháp xinh đẹp và bản sao của tháp Eiffel đã được Đà Lạt tên "Le Petit Paris" (A Little Paris)

2. Nha Trang - Hòn ngọc Viễn Đông của Việt Nam

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi mà bạn có thể vừa thưởng thức những âm thanh yên bình của biển và vẫn có thể tham dự tất cả các lễ hội sôi động, xem bắn pháo hoa... thì Nha Trang chắc chắn là một nơi dành cho bạn. Không chỉ nổi tiếng vì có những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, mà trong dịp tết, Nha Trang được hội tụ hoa từ khắp ba miền đất nước: Bắc, Trung và Nam, do đó bạn sẽ có thể nhìn thấy nhiều loại hoa khác nhau trên đường Lý Thánh Tông, Trung tâm thể thao, chợ Xóm Mới, chợ Đầm, đường Lê Hồng Phong từ các cành đào cho đến hoa mai. Một trong những nơi thu hút nhất đến đây vào đêm giao thừa Tết Nguyên Đán sẽ là tháp Bà với những ánh đom đóm bay xung quanh tháp nhiệt liệt đón chào năm mới. Nếu bạn có dẫn theo trẻ tem thì Vinpearl Nha Trang Water Park & ​​Theme Park là một nơi đáng để ghé thăm

3. Phố cổ Hội An

Lo lắng về các cửa hàng và nhà hàng đóng cửa trong kỳ nghỉ Tết? Nó không phải là sẽ xảy ra ở Hội An. Ngay khi đến nơi bạn đến Hội An, bạn sẽ sớm nhận ra rằng đó là nơi lý tưởng - một thị trấn cổ xưa giống như trong phim! Ở đây có nhiều món ăn đường phố, đặc biệt là "Bánh mỳ".

Lễ hội đèn lồng Hội An sẽ được tổ chức vào ngày 08 Tháng Hai năm 2016 với khoảng 50 hội thảo đèn lồng ở thị trấn sẽ được tham gia vào các sự kiện. Và trong bảy ngày của lễ hội, cả thị trấn sẽ được thắp sáng bằng hàng trăm chiếc đèn lồng đầy màu sắc và rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được diễn ra.

4. Hà Nội 

Một thành phố bận rộn nhưng lại đột nhiên yên tĩnh lạ thường vào dịp tết. Đối với một số người, có thể đây là một sự nhàm chán khi các con đường trở nên trống vắng. Tuy nhiên, đây chính là một cảnh đẹp với sự yên bình, không có sự ồn ào, không còn ách tắc giao thông, Hà nội trở nên nhỏ bé quyến rũ với những góc phố nhỏ và thưởng thức ly cà phê nóng hổi thơm lừng. Bạn có t hể đi dạo trong những khu phố cổ hoặc chụp hình với những người vui vẻ trong bộ trang phục truyền thống. Vào những ngày đầu tiên của năm mới, đừng quên dành thời gian để đi đến các ngôi chùa nổi tiếng. Và nếu khách du lịch muốn làm cái gì khác, vẫn có một số các quán bar mở cửa trong dịp Tết - Jazz Minh, Easy Rider, Dragonfly, Le Pub vv Bạn muốn xem Hà Nội trong một cảnh khác nhau từ một thành phố vốn bận rộn? Đây chính là nó!

5. Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố của ánh sáng 


Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là thành phố mà không ngủ. Cuộc sống ban đêm ở đây không cần giới thiệu. Vào đêm giao thừa Tết âm lịch, bạn có thể xem pháo hoa trên đường phố hoặc đi bộ trên đường hoa Nguyễn Huệ và công viên Tao Đàn. Ở đây được trang trí rất nhiều hoại hoa đẹp và các trò chơi dân gian, và các món ăn truyền thống cho ngày tết.

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. 

Chuyện kể rằng váo đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.




Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Ý nghĩa cao cả ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để  nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.


Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Những câu chúc Tết dành cho anh chị



1. Năm hết Tết đến – Đón Dê tiễn Ngựa – Chúc anh chúc chị – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc.

2. Năm hết Tết đến – Đón Dê tiễn Ngựa – Chúc anh chúc chị – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc.

3. Chúc anh, chúc chị sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

4. Năm mới chúc anh chị sức khỏe – Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu – Gia đình hạnh phúc bè bạn quý – Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

5. Kính chúc Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc: Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng và trưởng thành mọi lĩnh vực.

6. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc Anh Chị gia quyến an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khang vạn thọ tường.

7. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc Anh Chị gia quyến an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khang vạn thọ tường.

8. Chúc Anh Chị 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý.

9. Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc Anh Chị một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.

Chúc Anh Chị năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.

11. Năm mới chúc Anh Chị luôn: Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý.

12. Câu chúc thứ mười hai:
Mùa xuân xin chúc – Chúc Anh chúc Chị – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc -Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà.
13.  Chúc Tết Anh Chị – Sức khoẻ dồi dào – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui.

14. Năm mới – Chúc các Anh các Chị – Đong cho đầy Hạnh phúc – Gói cho trọn Lộc tài – Giữ cho mãi An Khang – Thắt cho chặt Phú quý – Cùng chúc nhau Như ý – Hứng cho tròn An Khang – Chúc năm mới Bình An – Cả nhà đều Sung túc.

15. Mừng năm mới phát tài phát lộc – Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ – Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới – Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa – Xin chúc anh chị một năm đại thắng.

16. Kính chúc Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Giữ hoa tươi lâu vào những ngày tết

Những bình hoa rực rỡ sắc màu không thể thiếu trong nhà bạn vào những dịp Tết. Muốn giữ được hoa đẹp và tươi lâu, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.



- Chớ mua hoa cắm vào nước đá hoặc để tủ lạnh.

- Dùng lọ và các dụng cụ sạch. Những đồ mốc meo sẽ nhanh làm hoa tàn. Trước khi cắm hoa vào bình, bạn hãy rửa thật sạch lọ, nhưng nhớ xúc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh hỏng.

- Bỏ hết lá ở phần cọng ngập nước bởi chúng sẽ sẽ làm các vi khuẩn phát triển, cản trở sự lưu thông của hoa.

- Nên cắt cuống hoa dưới nước.

- Dùng búa nhỏ đập hơi giập thân gỗ của một số loại hoa có cành to, cứng như hoa tú cầu, tử đinh hương... để chúng dễ hút nước hơn.

- Những hoa mọc lên từ củ (như thủy tiên) sống tốt hơn trong nước lạnh.

- Đừng để lẫn cây thủy tiên hoa vàng với những loại hoa khác bởi loại hoa này sẽ tiết nhựa và dính vào thân các hoa khác. Nếu bạn có ý định kết hợp hoa thủy tiên cùng loại hoa nào đó, hãy đem ngâm chúng vào nước ở một lọ riêng trước khi cắm chung.

- Nếu muốn hoa nở nhanh để kịp trưng vào dịp Tết, bạn chỉ cần ngâm gốc của cành hoa vào nước ấm vài phút.

- Với những bông hoa đã héo, đặc biệt là hoa hồng, có thể làm tươi lại bằng cách ngâm trong nước lạnh trong vài giờ.

- Để hoa được tươi và giữ lâu hơn, bạn nhớ để chúng ở xa TV, những dụng cụ điện, các vật đang nóng hay lạnh... Bạn cũng nên tránh để hoa dưới ánh sáng trực tiếp, nơi nhiều gió hay có hơi nước nóng, lạnh.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Bí quyết giúp mọi người uống rượu bia mà không say xỉn trong dịp Tết



1. Không  pha chế nhiều loại thức uốngNhiều người vẫn có thói quen trộn nhiều loại nước cùng với bia để uống, đây là một thói quen mà bạn nên phải bỏ. Nhất là nước ngọt có ga, nó sẽ làm cho hơi men lan tỏa nhanh trong cơ thể và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.

2. Tửu lượngNên biết mình nên dừng lại ở đâu, không nên vì muốn độ sức mà cố gắng để uống thật nhiều. Nhất là những người bị huyết áp, uống nhiều sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh và gây nguy hiểm đến cơ thể.

3. Thời gianBạn cần canh thời gian cho mỗi lần uống, không nên uống quá nhanh. Nếu bạn uống nhanh thì lượng bia rượu sẽ không kịp để tiêu hóa, như vậy bạn sẽ nhanh bị say.

4. Nghỉ ngơiTết bạn phải đi rất nhiều nhà, vì vậy nếu bạn thấy mệt thì nên tìm nơi nào đó để nghỉ ngơi, bạn có thể nằm ngủ nhưng đừng nên ngủ quá lâu và đặc biệt bạn không được uống nước. Sau khi tỉnh dậy, bạn có thể khỏe hơn và có thể về nhà một cách an toàn.

5. Nói chuyện vui vẻKhi uống rượu, bạn nên tạo ra một không khí thực sự vủi vẻ, kể nhiều chuyện vui và hài hước. Sự vui vẻ và những tiếng cười giúp bạn rất nhiều trong việc quên đi sự mệt mỏi của bia rượu.

6. Vừa ăn vừa uốngNếu bạn chỉ uống mà không ăn thì nó sẽ gây ra sự khó chịu cho dạ dày của bạn.  Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều làm no căng bụng sẽ dễ gây buồn nôn. Ngoài ra rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh, các món nhiều dầu, mỡ, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dâu tây… trong khi uống rượu. Những món ăn đó sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu, giúp bạn vẫn có thể cụng ly mà không quá say.

7. Bổ sung vitamin B
Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng vitamin nhóm B, tuy đây là một cách không công bằng, nhưng bạn cũng nên mang theo mình để có thể giải rượu trong những lúc cần thiết nhất. Ngoài ra, bạn có thể mang theo mấy gói điện giải (chống mất nước). Đây cũng là một cách hay mà ít người biết đến.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình


Cứ đến cuối năm, người dân ở huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) dù nghèo khó đến đâu cũng phải có mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ. Bất kể nam hay nữ, khi đã có gia đình phải tuân thủ luật tục này một cách tự giác. Gần đến cuối năm, anh em sẽ họp lại ở nhà con trai trưởng để bàn chuyện bưng cơm cho cha mẹ, ông bà. Mọi người sẽ bàn để các món ăn và ngày bưng cơm không trùng nhau, tổ chức làm sao để cha mẹ được vui lòng. 

Mâm cơm không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng thường là những món mà ông bà, cha mẹ yêu thích. Khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà cha mẹ những lời sám hối nếu như trong năm qua mình phạm phải điều gì làm bậc sinh thành buồn lòng. Rồi cả nhà cùng dùng chung bữa cơm thân mật để cầu mong năm mới gia đình đầm ấm, nương rẫy tốt tươi”.