Tết Nguyên Đán đang đến gần khiến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để các nhà kinh doanh "nghiệp dư” muốn kiếm thêm thu nhập dịp Tết tranh thủ chen chân vào thị trường.
Kinh doanh để kiếm tiền... ăn Tết
Tình trạng giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh chóng mặt trong thời gian vừa qua khiến không ít gia đình phải lao đao vì mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương có hạn.
Dịp Tết Nguyên Đán đến gần lại càng khiến nhiều người thêm đau đầu. Vậy nên, giải pháp kinh doanh mấy ngày giáp Tết để kiếm thêm thu nhập đang thu hút được nhiều sự chú ý, nhất là với giới văn phòng.
"Lương chưa tăng mà đi chợ thấy thứ gì cũng tăng giá cả, còn cả tháng nữa mới đến Tết đã vậy đến giáp Tết sẽ còn tăng hơn nhiều. Năm nay, công ty mình được nghỉ Tết từ 23 nên phải nghĩ kế kinh doanh gì đó mấy ngày cuối năm để còn lấy tiền tiêu thôi", chị Hà (Quan Hoa, Cầu Giấy), chia sẻ.
Chị Hà cho biết ở công ty, mọi người cũng đang rất hào hứng với các kế hoạch kinh doanh mấy ngày giáp Tết. "Không phải ai cũng muốn làm để kiếm tiền tiêu Tết như mình. Nhưng dịp kinh doanh cuối năm nhộn nhịp, lại được nghỉ sớm nên mọi người cũng muốn tranh thủ kiếm thêm", chị Hà nói.
Chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) năm nào cũng nhận đặt hàng làm bánh chưng dịp giáp Tết. Bánh của chị chủ yếu làm bán cho người quen, những người có nhu cầu mua bánh ăn Tết vì nhà không gói hoặc để biếu họ hàng.
"Quê chị ở Thái Bình nên năm nào gần Tết chị cũng về quê lấy gạo ngon nhà cấy được lên làm bánh, tiện thể đặt mua luôn chuối, bưởi thờ tận vườn mang xuống. Có khi lấy hộ họ hàng, bán cho mọi người cùng cơ quan. Đồ nhà làm ra không có thuốc sâu nên mọi người rất thích. Lời lãi cũng không nhiều lắm những có thêm chút tiền tiêu Tết cũng tốt", chị Ngọc vui vẻ.
"Bán hàng Tết là kiểu bán hàng theo thời vụ, chỉ có trong một thời gian ngắn khoảng 1 tháng trước tết do đó chỉ nên tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết hoặc đến Tết mới có nhu cầu", theo chị Lan (Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trước hết cần xác định sản phẩm mình đinh kinh doanh là gì? Sản phẩm ấy người ta sẽ thường xuyên mua nhiều vào trong thời gian nào? Trước Tết 30 ngày hay trước 15 ngày, 10 ngày...?
Theo chị Lan, có thể lựa chọn các sản phẩm như các loại hoa quả cúng tết, các mặt hàng ăn như bánh chưng, bánh tét, các loại đặc sản các vùng như: thịt trâu, thịt lợn rừng, nấm hương rừng, mộc nhĩ rừng,... Dĩ nhiên, việc lựa chọn mặt hàng còn phụ thuộc vào mối hàng và khả năng kinh tế của từng người.
Vì thời gian bán hàng thường rất ngắn nên cần tính toán lấy hàng vừa đủ, nếu ế sẽ không có lãi, phải tập trung nguồn lực đế bán được hết hàng trước Tết. Do vậy, trước tiên nên mời bạn bè, người thân, hàng xóm,...nếu có mối quan hệ rộng và sản phẩm tốt, độc đáo thì hàng sẽ bán rất nhanh.
Ngoài ra còn có thể giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm trên facebook, trên các diễn đàn, mạng xã hội, trên các website như webtretho, lamchame, vatgia, các trang rao vặt...vì hiện nay lượng người mua hàng online cũng rất lớn.
"Để sản phẩm được biết đến nhiều hơn còn có thể làm SEO - cách để nhiều người khi tìm kiếm công cụ trên Google sẽ ra ngay sản phẩm của mình. Ví dụ, sắp Tết người ta sẽ mua quà để biếu, tặng thì từ khóa "quà tết 2016" sẽ được nhiều người tìm", chị Lan truyền kinh nghiệm.
Khả quan kinh doanh hoa Tết?
Việc lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì còn phụ thuộc vào khả năng về tài chính, nguồn hàng,...của mỗi người. Tuy nhiên, trong số các mặt hàng đang được bán tán, lựa chọn kinh doanh thì hoa Tết có vẻ đang là mặt hàng khả quan nhất.
Chị Hằng, một dân văn phòng chuyên kinh doanh hoa dịp Tết, bật mí: "Hoa thì nhiều lắm, người bán cũng nhiều nhưng hoa của mình dịp Tết năm nào cũng vẫn đắt khách vì mình nhập được hoa đẹp và giá cả cạnh tranh".
Chị cho biết giá hoa thay đổi tùy thời điểm nên cần căn chuẩn thời gian lấy hàng để hạn chế rủi ro với việc tồn hàng hoặc bị ép giá.
Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng với người kinh doanh hoa là phải có kinh nghiệm bảo quản. Theo chị Hằng, khi mua hoa về xong nên cắt chéo cành một tí thôi để dễ hút nước. Nghiền nát một viên aspirin bỏ vào nước và nên thay nước thường xuyên để giữ được hoa tươi lâu. Lúc cất hoa thì nên dựng hoa lên, cất vào chỗ tối, khuất gió nếu không hoa rất dễ bị đen, héo, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm.
Ngoài ra, phải biết chọn hoa để tránh mua phải hoa để lâu rồi. Chẳng hạn, nếu là hoa hồng mua ở chợ hoa, khi bóp nhẹ ở đầu bông hoa thấy lạnh thì là hoa đã để lâu.
"Mình thấy bán hoa dịp Tết là hay nhất, vì vốn cũng ít, lời cũng khá, mà mình cũng nhàn, không sợ ôm hàng. Năm ngoái mình cùng bán với mấy chị nữa, cùng nhau mua, chia ra bán, ai hết trước thì bán giúp người còn, vậy nên bán được hết sạch hàng. Năm ngoái bán xong phải giấu ít cành lại chưng trong nhà chứ không thì cũng hết sạch sẽ. Hy vọng năm nay cũng thế", chị vui vẻ nói thêm.
Chị Thảo, một thành viên trên diễn đàn webtretho cũng chia sẻ kế hoạch kinh doanh hoa dịp Tết. Chị cho biết chị có mối lấy hoa từ trong Đà Lạt, có người quen nên sẽ lấy được giá gốc, hoa sẽ được chuyển ra bằng xe lạnh.
"Mình đã rủ được mấy chị cùng cơ quan chung nhau lấy hàng để giảm được giá cước. Nhà mình ở mặt đường nên có thể bán ngay tại nhà. Năm ngoái, ngó thấy của hàng rau sạch gần nhà bán kèm hoa rất đắt khách, mình sẽ thử đi bỏ mối thêm ở các cửa hàng rau này".
Chị Thảo nói rằng, vẫn biết bán hàng còn cần có duyên và kinh doanh gì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng do đã ấp ủ ý định bán hoa Tết lâu rồi nên năm nay quyết chen chân vào thị trường này cuối năm để kiếm chút tiền ăn Tết.
Kinh doanh để kiếm tiền... ăn Tết
Tình trạng giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh chóng mặt trong thời gian vừa qua khiến không ít gia đình phải lao đao vì mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương có hạn.
Dịp Tết Nguyên Đán đến gần lại càng khiến nhiều người thêm đau đầu. Vậy nên, giải pháp kinh doanh mấy ngày giáp Tết để kiếm thêm thu nhập đang thu hút được nhiều sự chú ý, nhất là với giới văn phòng.
"Lương chưa tăng mà đi chợ thấy thứ gì cũng tăng giá cả, còn cả tháng nữa mới đến Tết đã vậy đến giáp Tết sẽ còn tăng hơn nhiều. Năm nay, công ty mình được nghỉ Tết từ 23 nên phải nghĩ kế kinh doanh gì đó mấy ngày cuối năm để còn lấy tiền tiêu thôi", chị Hà (Quan Hoa, Cầu Giấy), chia sẻ.
Chị Hà cho biết ở công ty, mọi người cũng đang rất hào hứng với các kế hoạch kinh doanh mấy ngày giáp Tết. "Không phải ai cũng muốn làm để kiếm tiền tiêu Tết như mình. Nhưng dịp kinh doanh cuối năm nhộn nhịp, lại được nghỉ sớm nên mọi người cũng muốn tranh thủ kiếm thêm", chị Hà nói.
Chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) năm nào cũng nhận đặt hàng làm bánh chưng dịp giáp Tết. Bánh của chị chủ yếu làm bán cho người quen, những người có nhu cầu mua bánh ăn Tết vì nhà không gói hoặc để biếu họ hàng.
"Quê chị ở Thái Bình nên năm nào gần Tết chị cũng về quê lấy gạo ngon nhà cấy được lên làm bánh, tiện thể đặt mua luôn chuối, bưởi thờ tận vườn mang xuống. Có khi lấy hộ họ hàng, bán cho mọi người cùng cơ quan. Đồ nhà làm ra không có thuốc sâu nên mọi người rất thích. Lời lãi cũng không nhiều lắm những có thêm chút tiền tiêu Tết cũng tốt", chị Ngọc vui vẻ.
"Bán hàng Tết là kiểu bán hàng theo thời vụ, chỉ có trong một thời gian ngắn khoảng 1 tháng trước tết do đó chỉ nên tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết hoặc đến Tết mới có nhu cầu", theo chị Lan (Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trước hết cần xác định sản phẩm mình đinh kinh doanh là gì? Sản phẩm ấy người ta sẽ thường xuyên mua nhiều vào trong thời gian nào? Trước Tết 30 ngày hay trước 15 ngày, 10 ngày...?
Theo chị Lan, có thể lựa chọn các sản phẩm như các loại hoa quả cúng tết, các mặt hàng ăn như bánh chưng, bánh tét, các loại đặc sản các vùng như: thịt trâu, thịt lợn rừng, nấm hương rừng, mộc nhĩ rừng,... Dĩ nhiên, việc lựa chọn mặt hàng còn phụ thuộc vào mối hàng và khả năng kinh tế của từng người.
Vì thời gian bán hàng thường rất ngắn nên cần tính toán lấy hàng vừa đủ, nếu ế sẽ không có lãi, phải tập trung nguồn lực đế bán được hết hàng trước Tết. Do vậy, trước tiên nên mời bạn bè, người thân, hàng xóm,...nếu có mối quan hệ rộng và sản phẩm tốt, độc đáo thì hàng sẽ bán rất nhanh.
Ngoài ra còn có thể giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm trên facebook, trên các diễn đàn, mạng xã hội, trên các website như webtretho, lamchame, vatgia, các trang rao vặt...vì hiện nay lượng người mua hàng online cũng rất lớn.
"Để sản phẩm được biết đến nhiều hơn còn có thể làm SEO - cách để nhiều người khi tìm kiếm công cụ trên Google sẽ ra ngay sản phẩm của mình. Ví dụ, sắp Tết người ta sẽ mua quà để biếu, tặng thì từ khóa "quà tết 2016" sẽ được nhiều người tìm", chị Lan truyền kinh nghiệm.
Khả quan kinh doanh hoa Tết?
Việc lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì còn phụ thuộc vào khả năng về tài chính, nguồn hàng,...của mỗi người. Tuy nhiên, trong số các mặt hàng đang được bán tán, lựa chọn kinh doanh thì hoa Tết có vẻ đang là mặt hàng khả quan nhất.
Chị Hằng, một dân văn phòng chuyên kinh doanh hoa dịp Tết, bật mí: "Hoa thì nhiều lắm, người bán cũng nhiều nhưng hoa của mình dịp Tết năm nào cũng vẫn đắt khách vì mình nhập được hoa đẹp và giá cả cạnh tranh".
Chị cho biết giá hoa thay đổi tùy thời điểm nên cần căn chuẩn thời gian lấy hàng để hạn chế rủi ro với việc tồn hàng hoặc bị ép giá.
Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng với người kinh doanh hoa là phải có kinh nghiệm bảo quản. Theo chị Hằng, khi mua hoa về xong nên cắt chéo cành một tí thôi để dễ hút nước. Nghiền nát một viên aspirin bỏ vào nước và nên thay nước thường xuyên để giữ được hoa tươi lâu. Lúc cất hoa thì nên dựng hoa lên, cất vào chỗ tối, khuất gió nếu không hoa rất dễ bị đen, héo, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm.
Ngoài ra, phải biết chọn hoa để tránh mua phải hoa để lâu rồi. Chẳng hạn, nếu là hoa hồng mua ở chợ hoa, khi bóp nhẹ ở đầu bông hoa thấy lạnh thì là hoa đã để lâu.
"Mình thấy bán hoa dịp Tết là hay nhất, vì vốn cũng ít, lời cũng khá, mà mình cũng nhàn, không sợ ôm hàng. Năm ngoái mình cùng bán với mấy chị nữa, cùng nhau mua, chia ra bán, ai hết trước thì bán giúp người còn, vậy nên bán được hết sạch hàng. Năm ngoái bán xong phải giấu ít cành lại chưng trong nhà chứ không thì cũng hết sạch sẽ. Hy vọng năm nay cũng thế", chị vui vẻ nói thêm.
Chị Thảo, một thành viên trên diễn đàn webtretho cũng chia sẻ kế hoạch kinh doanh hoa dịp Tết. Chị cho biết chị có mối lấy hoa từ trong Đà Lạt, có người quen nên sẽ lấy được giá gốc, hoa sẽ được chuyển ra bằng xe lạnh.
"Mình đã rủ được mấy chị cùng cơ quan chung nhau lấy hàng để giảm được giá cước. Nhà mình ở mặt đường nên có thể bán ngay tại nhà. Năm ngoái, ngó thấy của hàng rau sạch gần nhà bán kèm hoa rất đắt khách, mình sẽ thử đi bỏ mối thêm ở các cửa hàng rau này".
Chị Thảo nói rằng, vẫn biết bán hàng còn cần có duyên và kinh doanh gì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng do đã ấp ủ ý định bán hoa Tết lâu rồi nên năm nay quyết chen chân vào thị trường này cuối năm để kiếm chút tiền ăn Tết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét