Tết Nguyên Đán là dịp mọi gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Dù đi xa nơi đâu nhưng mỗi khi Tết đến, người Việt lại trở về bên cha mẹ, người thân và thưởng thức không khí tuyệt vời của mùa xuân năm mới với những món ăn truyền thống đặc trưng.
Những món ăn ấy không chỉ có bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành mà còn đó rất nhiều đặc sản mà “chỉ Tết mới có” trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc…
Chè lam xứ Đoài
Nguyên liệu chính làm chè lam là gạo nếp cái hoa vàng rang đều cho nổ thành bỏng và đem bỏng nghiền thành bột mịn. Các phụ liệu khác làm chè lam cũng phải được chuẩn bị sẵn như mật mía phải là thứ mật mía sánh đặc; lạc rang vàng đem giã nhỏ vừa làm đôi; gừng bỏ vỏ xay nhuyễn.
Chè lam thường ăn chậm rãi, uống với chè. Những ngày trời thu mát lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị.
Cá kho làng Vũ Đại, Hà Nam
Món cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam, tất cả những tên gọi trên đều cùng là món cá kho cổ truyền của làng (là tên văn học - tên cũ là làng Đại Hoàng), nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Món cá kho cổ truyền này đã nổi tiếng khắp nơi nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Món cá kho này rất đặc biệt bởi thịt cá cứng chắc, xương cá xốp mềm, cá có hương vị rất hấp dẫn và không còn mùi tanh thông thường của cá. Món cá kho được chế biến rất kỳ công và kho trong thời gian rất lâu khoảng 12-15h liên tục cùng với gia vị cổ truyền của làng nên có hương vị rất đặc trưng. Có thể khẳng định rằng món cá kho đặc biệt này là món cá kho ngon nhất Việt Nam. Chắc chắn bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món cá đặc biệt này 1 lần là sẽ muốn được thưởng thức thêm nhiều lần nữa.
Thịt trâu gác bếp Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai...)
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Sơn La, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.
Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Sơn La có một thứ gia vị đặc biệt là đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.
Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…
Bánh rò xứ Quảng và bánh tổ Hội An (Quảng Nam)
Chất liệu hoàn toàn giống với bánh chưng, chỉ có khác thay vì hình dạng vuông vắn, bánh rò được gói thành hình tháp, mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng các tháp của người Chăm!
Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.
Me ngâm đường ở Huế
Me ngâm đường (me dầm) luôn được xem là một trong những món "mứt" cao cấp, đắt tiền nhưng vẫn được ưa chuộng nhất trong những món ăn Tết của người Việt. Đa số người Bắc, người Huế hay làm món me dầm trong dịp Tết.
Bánh phồng mì Trà Vinh
Trà Vinh cũng như nhiều vùng khác nữa ở ĐBSCL trồng khoai mì nhiều lắm. Khoai mì ngoài việc luộc, nướng, xay làm bột v.v… thì bánh phồng mì là món không thể thiếu mà ông bà xưa ở đây bày ra để mấy ngày lễ, Tết cúng kiến, tạ ơn tổ tiên, trời đất; rồi con cháu nhiều đời lưu truyền cho đến ngày nay.
Cốm nổ Bình Thuận
Cốm hộc được bày trang trọng trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên lúc Giao Thừa về ăn Tết với con cháu, và khi hết ba ngày Tết cúng tiễn ông bà đi. Cúng xong, con cháu được hoan hỉ chia lộc no đủ đầu năm với những hộc cốm đầy đặn, đủ màu sắc. Không phải quanh năm lúc nào Cốm hộc cũng có bán ngoài chợ, mà phần lớn được làm thủ công trong gia đình những ngày cận Tết.
Lạp vịt Sóc Trăng
Lạp vịt tuy được bày bán quanh năm, nhưng vẫn là món không thể thiếu khi tết đến ở miền tây nam bộ. Có nhiều vùng làm lạp vịt ngon nổi tiếng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (long an)… với những hương vị độc đáo khó quên.
Canh khổ qua nhồi thịt và thịt heo luộc ngâm nước mắm ở Sài Gòn
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Thịt heo ngâm nước mắm bắt nguồn từ Sài Gòn là món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon, dễ làm, có vị đậm đà và cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ bao đời nay, nhiều gia đình là không thể thiếu món thịt heo ngâm nước mắm trong ngày tết
Những món ăn ấy không chỉ có bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành mà còn đó rất nhiều đặc sản mà “chỉ Tết mới có” trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc…
Chè lam xứ Đoài
Nguyên liệu chính làm chè lam là gạo nếp cái hoa vàng rang đều cho nổ thành bỏng và đem bỏng nghiền thành bột mịn. Các phụ liệu khác làm chè lam cũng phải được chuẩn bị sẵn như mật mía phải là thứ mật mía sánh đặc; lạc rang vàng đem giã nhỏ vừa làm đôi; gừng bỏ vỏ xay nhuyễn.
Chè lam thường ăn chậm rãi, uống với chè. Những ngày trời thu mát lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị.
Cá kho làng Vũ Đại, Hà Nam
Món cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam, tất cả những tên gọi trên đều cùng là món cá kho cổ truyền của làng (là tên văn học - tên cũ là làng Đại Hoàng), nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Món cá kho cổ truyền này đã nổi tiếng khắp nơi nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Món cá kho này rất đặc biệt bởi thịt cá cứng chắc, xương cá xốp mềm, cá có hương vị rất hấp dẫn và không còn mùi tanh thông thường của cá. Món cá kho được chế biến rất kỳ công và kho trong thời gian rất lâu khoảng 12-15h liên tục cùng với gia vị cổ truyền của làng nên có hương vị rất đặc trưng. Có thể khẳng định rằng món cá kho đặc biệt này là món cá kho ngon nhất Việt Nam. Chắc chắn bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món cá đặc biệt này 1 lần là sẽ muốn được thưởng thức thêm nhiều lần nữa.
Thịt trâu gác bếp Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai...)
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Sơn La, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.
Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Sơn La có một thứ gia vị đặc biệt là đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.
Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…
Bánh rò xứ Quảng và bánh tổ Hội An (Quảng Nam)
Chất liệu hoàn toàn giống với bánh chưng, chỉ có khác thay vì hình dạng vuông vắn, bánh rò được gói thành hình tháp, mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng các tháp của người Chăm!
Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.
Me ngâm đường ở Huế
Me ngâm đường (me dầm) luôn được xem là một trong những món "mứt" cao cấp, đắt tiền nhưng vẫn được ưa chuộng nhất trong những món ăn Tết của người Việt. Đa số người Bắc, người Huế hay làm món me dầm trong dịp Tết.
Bánh phồng mì Trà Vinh
Trà Vinh cũng như nhiều vùng khác nữa ở ĐBSCL trồng khoai mì nhiều lắm. Khoai mì ngoài việc luộc, nướng, xay làm bột v.v… thì bánh phồng mì là món không thể thiếu mà ông bà xưa ở đây bày ra để mấy ngày lễ, Tết cúng kiến, tạ ơn tổ tiên, trời đất; rồi con cháu nhiều đời lưu truyền cho đến ngày nay.
Cốm nổ Bình Thuận
Cốm hộc được bày trang trọng trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên lúc Giao Thừa về ăn Tết với con cháu, và khi hết ba ngày Tết cúng tiễn ông bà đi. Cúng xong, con cháu được hoan hỉ chia lộc no đủ đầu năm với những hộc cốm đầy đặn, đủ màu sắc. Không phải quanh năm lúc nào Cốm hộc cũng có bán ngoài chợ, mà phần lớn được làm thủ công trong gia đình những ngày cận Tết.
Lạp vịt Sóc Trăng
Lạp vịt tuy được bày bán quanh năm, nhưng vẫn là món không thể thiếu khi tết đến ở miền tây nam bộ. Có nhiều vùng làm lạp vịt ngon nổi tiếng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (long an)… với những hương vị độc đáo khó quên.
Canh khổ qua nhồi thịt và thịt heo luộc ngâm nước mắm ở Sài Gòn
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Thịt heo ngâm nước mắm bắt nguồn từ Sài Gòn là món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon, dễ làm, có vị đậm đà và cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ bao đời nay, nhiều gia đình là không thể thiếu món thịt heo ngâm nước mắm trong ngày tết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét