Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Cách chọn trứng, cách phân biệt mật ong thật giả

>

Trứng: trứng mới vỏ hơi nhám, sắc còn tươi. Ta cũng có thể dùng nước muối nhạt để thử bằng cách cho trứng vào thau nước muối, trứng còn tươi sẽ chìm xuống đáy thau, trứng cũ sẽ lơ lửng chính giữa, và trứng quá cũ sẽ nổi trên mặt nước. Nếu mua trứng về ăn ngay thì nên chọn loại trứng cũ vừa sẽ ngon hơn. Mua trứng để dành thì cần mua loại trứng mới, để có thể bảo quản lâu hơn

Trứng sống, trứng chín: để phân biệt trứng sống hay chín, hãy đặt trứng lên chổ phẳng rồi xoay nhẹ, trứng chín sẽ có vòng xoay hơn trứng sống

Bơ, pho mát: chọn loại nguyên chất, không pha bột gạo hay khoai lang, vì loại bơ, pho mát bị pha sẽ ăn dở và mau hỏng hơn

Phân biệt bơ thật, bơ giả: hãy nhỏ vài giọt iot vào bơ hoặc pho mát, nếu bơ hoặc pho mát không đổi màu là loại nguyên chất, nếu thấy ánh màu xanh bếc là thứ bơ, pho mát pha

Đậu hủ: chọn đầu hủ có màu thật trắng, cắt thật mịn và láng. Tránh mua loại đậu hủ màu ngà, mặt cắt sần sùi

Mật ong: nên chọn loại mật ong nguyên chất. Để phân biệt mật ong giả hay thật có nhiều cách
 - Lấy cọng hành là nhúng vào mật ong, nếu cọng hành bị héo là mật ong thật, nếu vẫn tươi là mật ong giả
 - Nhỏ một giọt mật ong lên tờ giấy thấm, nếu mật ong không thấm ra giấy là mật ong thật
 - Hoặc lấy tờ giấy thường, nhếu lên một giọt mật ong, lật ngang lật dọc, nếu giọt mật không chảy thì đó là mật thật
 - Dùng một ly nước, nhỏ một giọt mật vào, nếu mật không chìm hoặc tan trong nước là mật giả

Cà phê: muốn chọn được cà phê ngon, nguyên chất, hãy lấy một nhúm cà phê bột thả lên trên mặt nước, sau hai phút nếu bột cà phê không chìm thì đó là cà phê nguyên chất

Mua bánh chưng: bánh chưng ngon phải đạt những yêu cầu sau:
 - Khi cầm bánh lên, cảm nhận độ chắc vừa hải, không quá cứng hay quá mềm, chỉ hơi mềm là được
 - Trọng lượng bánh không quá nặng hay quá nhẹ so với độ lớn của bánh. Bánh nặng thường bị sống ở giữa, bánh nhẹ thì thường bị nhão
 - Nhân: mỡ trong bóng, nạc trắng hồng là thịt ngon

Thực đơn xanh ngày tết

Gỏi bưởi

Nguyên liệu: ½ quả bưởi, 150g tôm khô loại ngon, 100g củ kiệu, 1 con khô mực, 50g mè, 1 củ cà rốt, 1 bịch bánh phồng tôm, củ hành tím, rau thơm, nước mắm, chanh, tỏi, ớt, giấm. 
Cách làm: Bưởi lột vỏ tách từng tép nhỏ. Tôm khô ngâm nước cho mềm, xào thơm với tỏi. Mè rửa sạch rang vàng. Khô mực nướng vàng, đập tơi, xé sợi. Cà rốt tỉa hoa, ngâm chua. Bánh phồng tôm chiên. Rau thơm rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tím phi thơm. 
Pha nước mắm theo tỉ lệ: 1muỗng lớn nước mắm + 1 muỗng lớn đường + 1 muỗng lớn nước cốt chanh + 1 muỗng nhỏ muối + tỏi bằm + ớt bằm. 
Trộn bưởi với mè, tôm, khô mực, rau thơm, rưới nước mắm đã pha vào. 
Lưu ý: Bưởi có thể lột bỏ phần vỏ, chừa phần áo lụa và để trong tủ lạnh trước. Khi trộn gỏi, bưởi sẽ dễ tách hơn. 

2 Bì cuốn chay

Nguyên liệu: 50g bún tàu, 4 miếng đậu hủ chiên, 2 trái dưa leo, 1 củ khoai lang, rau thơm, thính gạo, muối, bột ngọt, đường, bánh tráng dẻo. 
Cách làm: Khoai lang gọt vỏ cắt sợi, chiên vàng. Đậu hũ cắt mỏng chiên vàng, xắt sợi. 
Bún tàu cắt ngắn, chiên vàng. Dưa leo bỏ hạt, lạng mỏng, cắt sợi, bóp muối, vắt ráo. 
Trộn tất cả các nguyên liệu trên với thính + muối + bột ngọt, nêm vừa ăn. 
Trải bánh tráng, xếp rau sống, hỗn hợp bì chay lên trên rồi cuốn chặt tay. 
Pha nước tương + đường + chanh + ớt + chút nước, nêm vừa ăn. 
Lưu ý: Món này nên trộn sẵn phần bì, khi nào ăn đem cuốn với rau, bánh tráng. 
Thính gạo làm bằng gạo nếp sẽ ngon hơn, phần thính này có thể làm trước và để dành trong ngăn mát. 
Nên để bánh tráng trong lá chuối để bánh được dẻo, dễ cuốn hơn. 

Bò cuộn củ kiệu

Nguyên liệu: 300g bò phi lê, 50g mỡ gáy heo, 50g củ kiệu chua, gia vị, bánh hỏi, bánh tráng, rau sống. 
Cách làm: Bò xắt mỏng, đập mềm ướp với chút bột nêm, dầu ăn, tiêu, tỏi. 
Mỡ gáy luộc chín, xắt mỏng. Trải miếng thịt bò, xếp miếng mỡ, củ kiệu, cuộn lại, đem chiên áp chảo hoặc nướng. 
Hành lá cắt nhỏ, nấu sôi dầu ăn, chế vào hành lá. 
Món này ăn với rau sống, bánh hỏi, chấm nước mắm chua ngọt. 
Lưu ý: Thịt bò có thể ướp trước, cất trong tủ đông, khi nào dùng lấy ra cuộn thịt bò sẽ rất mềm. 

Lẩu nấm

Nguyên liệu: 500g xương gà, 50g nấm hương, 50g nấm rơm, 50g nấm mỡ, 50g nấm đùi gà, 100g nấm kim châm, 50g nấm bào ngư, 1 cái đùi gà, 2 miếng đậu hủ, 1 củ cà rốt, miến, gia vị. 
Cách làm: Rửa sạch xương gà, trụng qua nước sôi, hầm lấy nước ngọt, nêm vừa ăn. Các loại nấm rửa sạch, cắt vừa ăn. Cà rốt, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Miến khô ngâm nước lạnh cho mềm, vớt để ráo nước. 
Khi ăn cho nước vào nồi lẩu, xếp nấm, rau ra dĩa, trụng từ từ. 
Lưu ý: Để nước dùng trong, khi nấu nước dùng lúc đầu để lửa lớn cho sôi, vớt bọt sạch rồi chuyển lửa nhỏ. Có thể hầm nước dùng trước để trong tủ đông, khi ăn lấy ra nấu sôi lại. Các loại nấm mua về gói trong giấy báo. 

Cơm sen
Nguyên liệu: 500g gạo thơm, 50g tôm sú, 50g jambon, 50g chả lụa, 50g hạt sen, hoa sen, lá sen, tỏi, bột nêm, dầu mè. 
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu chín. Cà rốt xắt hạt lựu, ngâm nước lạnh. 
Chả lụa, jam bon xắt hạt lựu. Hạt sen hấp chín. Tôm sú hấp chín xắt hạt lựu. 
Phi tỏi cho thơm, cho tất cả các nguyên liệu trên vào xào, nêm chút bột nêm, tiêu, trộn đều với cơm rồi gói vào lá sen. 
Trước khi ăn hấp nóng. 
Lưu ý: Lựa gạo mới cơm sẽ mềm và ngon hơn. Lá sen chưa dùng tới nên gói trong giấy báo và để dành trong ngăn mát tủ lạnh.