Hiển thị các bài đăng có nhãn tết âm lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tết âm lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Vè vui chúc tết

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chúc tết
Năm mới đã đến
Năm cũ đã qua
Kính chúc nhà nhà
Thuận hòa trên dưới
Từ đầu đến cuối
Vạn sự an khang
Sức khỏe căng tròn
Tiền tiêu đầy túi
Tình yêu như núi
Hạnh phúc như sông
Xin chúc cộng đồng
Một năm như ý

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. 

Chuyện kể rằng váo đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.




Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Ý nghĩa cao cả ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để  nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.


Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Những câu chúc Tết dành cho anh chị



1. Năm hết Tết đến – Đón Dê tiễn Ngựa – Chúc anh chúc chị – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc.

2. Năm hết Tết đến – Đón Dê tiễn Ngựa – Chúc anh chúc chị – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc.

3. Chúc anh, chúc chị sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

4. Năm mới chúc anh chị sức khỏe – Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu – Gia đình hạnh phúc bè bạn quý – Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

5. Kính chúc Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc: Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng và trưởng thành mọi lĩnh vực.

6. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc Anh Chị gia quyến an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khang vạn thọ tường.

7. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc Anh Chị gia quyến an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khang vạn thọ tường.

8. Chúc Anh Chị 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý.

9. Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc Anh Chị một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.

Chúc Anh Chị năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.

11. Năm mới chúc Anh Chị luôn: Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý.

12. Câu chúc thứ mười hai:
Mùa xuân xin chúc – Chúc Anh chúc Chị – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc -Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà.
13.  Chúc Tết Anh Chị – Sức khoẻ dồi dào – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui.

14. Năm mới – Chúc các Anh các Chị – Đong cho đầy Hạnh phúc – Gói cho trọn Lộc tài – Giữ cho mãi An Khang – Thắt cho chặt Phú quý – Cùng chúc nhau Như ý – Hứng cho tròn An Khang – Chúc năm mới Bình An – Cả nhà đều Sung túc.

15. Mừng năm mới phát tài phát lộc – Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ – Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới – Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa – Xin chúc anh chị một năm đại thắng.

16. Kính chúc Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình


Cứ đến cuối năm, người dân ở huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) dù nghèo khó đến đâu cũng phải có mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ. Bất kể nam hay nữ, khi đã có gia đình phải tuân thủ luật tục này một cách tự giác. Gần đến cuối năm, anh em sẽ họp lại ở nhà con trai trưởng để bàn chuyện bưng cơm cho cha mẹ, ông bà. Mọi người sẽ bàn để các món ăn và ngày bưng cơm không trùng nhau, tổ chức làm sao để cha mẹ được vui lòng. 

Mâm cơm không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng thường là những món mà ông bà, cha mẹ yêu thích. Khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà cha mẹ những lời sám hối nếu như trong năm qua mình phạm phải điều gì làm bậc sinh thành buồn lòng. Rồi cả nhà cùng dùng chung bữa cơm thân mật để cầu mong năm mới gia đình đầm ấm, nương rẫy tốt tươi”.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những món ăn xả xui dân gian để đón Tết của người Việt

1. Trứng vịt lộn
Với suy nghĩ, "lộn" là "lộn ngược" lại những chuyện đang gặp. Vì thế những người đang gặp phải những điều không may, xui xẻo, hay buồn phiền, họ thường chọn cách ăn trứng vịt lộn để xả xui. Nhiều suy nghĩ còn cho rằng, ăn trứng nên ăn theo số lẽ. Ví dụ bạn đang gặp điều gì đó không hay thì chỉ cần ăn một quả trứng, thì mọi chuyện sẽ được đổi ngược lại, còn nếu ăn hai quả thì mọi chuyện vẫn sẽ không hề thay đổi. Và khi ăn trứng xong thì sẽ phải bóp nát vỏ trứng đi để mọi chuyện xui xẻo đều biến mất.





2. Thịt chó
Thịt chó là một món ăn khoái khẩu đối với nhiều người, tuy nhiên với một số người khác đó là một món ăn kinh khủng. Nhưng theo quan niệm dân gian, đây là một món ăn xả xui cực tốt. Mọi người thường ăn nhiều vào những ngày cuối năm để có thể trút hết những cái xui xẻo đeo bám mình trong năm vừa qua. Ngoài ra, thịt chó rất giàu dinh dưỡng, chứa 13,5 – 20,9% protit, 13 – 28,6% lipit, 16% canxi, 13% phốt pho, 1% sắt… cung cấp 348 calo trong 100g. Theo y học cổ truyền, thịt chó vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, thuộc vào loại thực phẩm ôn dưỡng, cường tráng.

3. Thịt chuột đồng

Thịt chuột đồng là một món ăn xả xui của dân gian, nhưng nhiều người vẫn chưa được thưởng thức món ăn dinh dưỡng này. Dân gian quan niệm rằng, ăn thịt chuột thì sang năm mới, làm ăn hay kinh doanh trèo đèo, lội suối hay băng đồng đều vượt qua một cách thuận lợi. Hơn nữa, có thịt chuột không sợ đói, đi đến đâu cũng có cái ăn. Ngoài ra thịt chuột cũng có nhiều công dụng khác nhau như: Chuột con dùng làm thuốc trị bỏng, các cụ thường bắt ổ chuột con mới sinh còn đỏ hỏn, ngâm rượu uống, trị bệnh nói ngọng…Thịt chuột đồng sẽ như thịt gà nếu như bạn biết cách chế biến một cách sạch sẽ và đầy đủ nguyên liệu.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Sự tích đòn bánh Tét ngày Tết Nam Bộ


Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú.
Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Những lời chúc tết hài hước vui nhộn

1. 
Mừng năm mới Bính Thân
Đau đầu vì nhà giàu
Mệt mỏi vì học giỏi
Buồn phiền vì nhiều tiền
Ngang trái vì xinh gái
Tàn phai vì đẹp giai
Mất ngủ vì không có đối thủ!

2
Chúc mừng năm mới
Bính Thân 2016
Nhiều người để ý
Tỏ tình nhiều ý
Tiền nhiều nặng ký
Công việc vừa ý
Miệng cười mắt ti hí.
Sống Lâu Một tí.

3. 
Nhân dịp năm mới
Tặng bạn bốn chữ:
Sống cho lẽ PHẢI
Sống cho chân THẬT
Sống biết kiên NHẪN
Sống bằng lương TÂM.

4. 
Tôi cầu xin Trời: Hãy mang niềm vui và sức khỏe đến cho các bạn của con mãi mãi.
Trời nói: chỉ có thể 4 ngày!
Tôi nói: được, Ngày Xuân, Ngày Hạ, Ngày Thu, Ngày Đông.
Trời lại nói: vậy 3 ngày thui.
Tôi cũng nói: Được, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Trời nói: Không được, vậy 2 ngày.
Tôi nói: Được, ngày sáng và ngày tối.
Trời nói: Không được, chỉ một ngày duy nhất.
Tôi lại nói: cũng được.
Trời ngạc nhiên hỏi: Ngày nào?
Tôi nói: ngày mà tất cả bạn bè tôi còn sống!
Trời khóc… và nói: Sau này tất cả bạn của ngươi ngày ngày đều khỏe mạnh và vui vẻ. Happy New Year!

5.
Chiềng làng chiềng xã
Thượng hạ đông tây
Xa gần đó đây
Vểnh tai nghe chúc
Tân niên sung túc
Lắm phúc nhiều duyên
Trong túi nhiều tiền
Tâm hồn vui sướng.

6. 
Chúc mọi người đẹp như hoa Hồng
Thành công như hoa Cúc
Hạnh phúc như hoa Mai
Phát tài như hoa Pháo
Độc đáo như hoa Lan
An khang như hoa Huệ
Trí tuệ như hoa Sen.

7. Công thức nấu món đêm 30 tết năm mới:
1. Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán… rồi để cho ráo nước
2. Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần.
3. Trộn đều với: Một chút tin yêu + Một chút kiên nhẫn + Một chút can đảm + Một chút cố gắng + Một chút hy vọng + Một chút trung thành
4. Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước
5. Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “Những điều tâm niệm của mình”.
6. Vớt ra, xây nhỏ, đổ tất cả vào “Nồi yêu thương” và nấu với lửa “Vui mừng”.
7. Đem ra ăn với “Nụ cười” trong chén “Bao dung”…

8.
CHÚC NĂM MỚI
Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.
Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.
Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.
Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.
Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.
Vừa đủ NHIỆT TÌNH để đời bạn được thêm hân hoan.
Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

9.
Năm mới
Chúc luôn hoan hỷ
Sức khỏe bền bỉ
Công danh hết ý
Tiền vào bạc tỉ
Tiền ra ri rỉ
Tình yêu thỏa chí
Vạn sự như ý
Luôn cười hi hi
Cung hỷ cung hỷ.

10.
Chúc mừng năm mới!
Khoẻ hơn Lý Đức.
Mạnh hơn Geogre W.Bush.
Giàu hơn Bill Gates.
Quyến rũ hơn Don Juan.
Bí mật hơn… Bin Laden.
May mắn hơn Xuân Tóc Đỏ.

11.
Năm mới sống lâu như rùa, sống dai như đỉa
Lúc nào cũng vui vẻ như chim sẻ
Khỏe mạnh như chim đại bàng
Giàu sang như chim phụng
Làm lụng như chim sâu
Sống lâu như chim đà điểu!

12.
Năm mới
phát tài,
phát lộc,
phát tướng,
phát tình
nhưng… đừng
phát phì!

13. 
Chúc mọi người
hay ăn chóng béo,
tiền nhiều như kẹo,
tình chặt như keo,
dẻo dai như mèo,
mịn màng trắng trẻo,
sức khỏe như voi.

14.
Xin chúc tất cả các đồng chí:
Dù thất bại hay thành công,
Dù lông bông hay đang làm việc,
Dù đang ăn tiệc hay ở nhà,
Dù già hay trẻ,
Dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng,
Dù là rồng hay là tôm,
Dù đang bia ôm hay trà đá,
Dù có hút thuốc… lá hay là không,
Dù có công hay có tội,
Dù bơi lội hay karate,
Dù đi xe hay đi bộ…
Năm mới Ất Mùi
Vui vẻ hạnh phúc!!!

15.
Mừng năm mới phát tài phát lộc
Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ
Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới
Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa
Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG!

16.
Cung chúc tân niên,
Sức khỏe vô biên,
Thành công liên miên,
Hạnh phúc triền miên,
Túi luôn đầy tiền,
Sung sướng như tiên.

17.
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Những lời chúc hay và cảm động gửi đến cha mẹ

Những câu chúc thật sự có nhiều ý nghĩa và những lời chúc ấy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của mỗi người. Những người con xa quê nhà chưa thể về với mái ấm thân thương hay những tâm sự không thể thốt nên thành lời. Tình yêu lớn lao và bao la của cha mẹ (ba má/ bố mẹ/ thầy u) luôn là điểm tựa để con vững chải trên đường đời đầy chông gai và khó nhọc. Các bạn hãy thể hiện tình cảm của sâu sắc của mình đến với người đã sinh ra chúng ta, hãy dũng cảm một lần thể hiện tình cảm của mình để cha mẹ được vui lòng và hạnh phúc. Chúc các bạn năm mới dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.




Câu 1: Một mùa xuân nữa con không về ăn tết cùng ba mẹ và các em, con buồn lắm. Con kính chúc gia đình mình luôn mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc đong đầy. Con nhớ ba mẹ và các em nhiều lắm lắm.

Câu 2: Nhân dịp năm hết tết đến, con xin chúc bố mẹ và gia đình mình mình có một năm mới giàu sức khỏe, nhiều niềm vui, thành công trong công việc. Con sẽ cố gắng học tập thật tốt để không làm bố mẹ thất vọng, gắng ra trường kiếm được công việc thật tốt bù đắp hàng chục năm trời công nuôi dưỡng của bố mẹ.

Câu 3: Con chúc ba mẹ năm mới nhiều niềm vui mới, mọi khó nhọc trên đôi vai sẽ vơi bớt đi. Con chúc ba mẹ sống lâu trăm tuổi. Con chúc ba mẹ của con sống vui cùng con cháu

Câu 4: Dẫu biết rằng vẫn còn nhiều bất đồng ý kiến và bất công tại gia đình mình. Tuy không nói ra nhưng tận sâu trong thâm tâm con vẫn mong muốn rằng cha mẹ luôn dồi dào sức khỏe, minh mẫn trong năm mới này và hàng trăm xuân sắp tới. Con yêu ba mẹ!

Câu 5: Nếu không có mặt trời, sự sống trên trái đất có thể vẫn diễn ra. Nhưng nếu không có mẹ, con người sẽ chẳng thể còn trái tim để yêu thương nữa. Mẹ yêu! Năm mới con kính chúc mẹ an vui và luôn mạnh khỏe. Con yêu mẹ nhất trên đời!

Câu 6: Người ta thần tượng các ngôi sao màn bạc nhưng con thì chỉ thần tượng mẹ của con mà thôi. Mẹ yêu! Kính chúc mẹ năm mới an vui và luôn khỏe mạnh. Con yêu mẹ bằng bầu trời!

Câu 7: Mẹ yêu ơi ! Con chúc mẹ yêu luôn khỏe, trẻ đẹp mãi trong mắt của ba, bao la tình thương khi con lầm lỗi, mỗi khi mẹ cười là đời con không còn lạc lối. Bên mẹ cha sum vầy là hạnh phúc nhất của đời con. Con yêu mẹ!

Câu 8: Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt bao năm qua….Con chúc Mẹ ngày sinh nhật vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.

Câu 9: Chúc mừng năm mới mẹ yêu quý của con ! Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm. Có những lúc con đã làm mẹ phải bận lòng về con phải không mẹ. Nhưng con luôn yêu mẹ, yêu mẹ rất nhiều. Mẹ hãy luôn mạnh khỏe và ở bên con, giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, mẹ nhé !!!

Câu 10: Thời gian trôi nhanh, con lớn lên bố mẹ ngày càng già đi. Nhưng những nét đẹp hiền hậu trên khuôn mặt của bố mẹ vẫn như ngày đầu con nhìn thấy. Tình yêu bố mẹ dành cho con tựa núi Thái Sơn và không gì sánh bằng. Con yêu bố mẹ rất nhiều.

Câu 11: Con muốn gửi ngàn lời chúc thương nhớ đến cha mẹ những người đã sinh thành ra con. Suốt cuộc đời này, đi đâu về đâu con nguyện luôn khắc ghi công lao sinh thành ấy

Câu 12: Đây là cái Tết đầu tiên kể từ khi con làm dâu ở nhà, được sự thương yêu chở che của ba mẹ. Con cầu chúc ba mẹ tuổi vàng luôn dồi dào sức khỏe để mỗi Tết đến cả nhà mình sẽ cùng du hành Nam Bắc, mỗi xuân về lại quây quần gói bánh chưng, làm dưa món thịt đông.

Câu 13: Mẹ ơi! Một năm mới lại về rồi, lòng con nhớ thương mẹ vô cùng. Con nhớ cái tết quê hương ấm áp với mùi bánh chưng thơm nức, con nhớ món thịt đông ngày tết mẹ nấu thật đậm đà…Ước gì con được ở quê hương giờ này mẹ nhỉ!

Những bài thơ hay chúc Tết cha mẹBài 1:
Trong nhà gà với xôi xôi
Ngoài ngõ pháo đã nổ rồi râm ran
Giao thừa kính chúc bình an
Mẹ thầy sức khỏe, ngàn ngàn xuân vui!

Bài 2:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Tết này cúi chúc mẹ cha
Một năm sức khỏe thuận hòa gió mưa!

Bài 3:
“Đi hết cuộc đời chưa thấu hết gian truân của mẹ
Bạc vàng núi núi không trả hết công cha
Cúi đầu cung chúc năm qua
Xuân sang cha mẹ tựa là xuân xanh.”

Bài 4:
Cầu cho mưa thuận gió hòa
Chúc cho cha mẹ khỏe ra mỗi ngày
Lo toan phiền muộn tan bay
Đầu xuân con chúc mẹ thầy an vui!

Bài 5:
Nếu cho con ước một điều
Con xin cầu nguyện sớm chiều mẹ vui
Tết xin chúc mẹ thảnh thơi
Dồi dào sức khỏe, êm xuôi cửa nhà.

Bài 6:
Ơn cha mẹ biển sâu
Con sao trả hết mái đầu phơ phơ
Xuân về cho phép con thơ
Kính chúc cha mẹ thọ như tiên trời.

Bài 7:
Mẹ khỏe, cha vui năm hòa thuận
Phúc dầy, gia quyến ấm trong ngoài
An nhàn, tự tại bên con cháu
Như ý, bình an Tết ấm nồng.


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Những lời chúc Tết dành cho thầy cô giáo

1.  Sang năm Ất Mùi 2015 , kính chúc qúy thầy, qúy cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Chúc thầy cô luôn vui vẻ , luôn tươi trẻ và luôn chấm điểm rẻ. Chúc thầy cô có 1 bầu trời sức khỏe =>1 Biển cả tình thương =>1 Đại dương tình mẹ =>1 Điệp khúc tình cha =>1 Gia đình thịnh vượng. Chúc cả gia đình thày cô vạn sự như ý => Tỉ sự như mơ => Triệu điều bất ngờ => Không chờ cũng đến.

2.  Kính chúc qúy Thầy Cô và đại gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khoẻ và an bình…

3. Nhân dịp năm mới Con xin gửi lời tri ân chân thành, sâu lắng tới những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng con: “Chúc Thầy Cô năm mới hạnh phúc sức khỏe”.

4. Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề gì cao quý bằng nghề dạy học. Chúc các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, bình an, công tác tốt và gia đình hạnh phúc.

5. Em chúc tất cả các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em.

6. Em xin chúc các thầy các cô lời chúc tốt đẹp nhất. chúc các thầy cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Chân thành cám ơn Thầy Cô.

7. Kính thưa thầy, ngày đầu xuân năm mới, con xin kính chúc thày cô và gia quyến vạn sự an khang để dẫn dắt chúng con nên ngư­ời.  Con xin kính chúc thầy cô suốt đời hạnh phúc, kính chúc thầy cô có lớp lớp học sinh mỗi khi nhắc tới thầy cô đều tỏ lòng kính yêu, mến phục.

8. Nhân dịp năm mới con chúc các Thầy Cô luôn tươi trẻ để có những bài học hay cho thế hệ trẻ ngày nay. Sang năm mới con xin kính chúc các thầy cô giáo thêm sức khỏe để dạy dỗ cho các em những lứa học sinh tiếp bước vào đời trở thành con người có ích cho Xã hội, có tài góp sức xây dựng đất nước.

9. Chúc mừng các thầy cô nhân ngày tết Nguyên Đán xin kính chúc Thầy Cô thành công tiếp nối thành công trong sự nghiệp giáo dục, nhận nhiều quân, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, xứng đáng là nhà giáo ưu tú,…

10. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòn
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

11. Nhân dịp năm mới, em xin gởi đến quý Thầy Cô lời cảm ơn chân thành đã dìu dắt chúng em đễn gần hơn với chân trời kiến thức. Kính chúc quý Thầy Cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để luôn mang đến cho chúng em ngày càng nhiều bài học hay và bổ ích.

12. Năm mới đến em chúc thấy cô năm mới An Khang Thịnh Vượng, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc. Chúc thầy và toàn thể học trò của thầy cô năm học thành công và nhiều học sinh giỏi.

13. Chúc mừng các thầy cô nhân dịp năm mới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt trong công việc và trong sự nghiệp trồng người!

Dù đi khắp bốn phương trời, mãi nhớ về Người! Thầy cô như ánh nến soi tõ đêm khuya, như tấm bảng đen vẽ nên kiến thức trong mỗi học trò. Dẫu mai đi bốn phương trời những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.

14. Nhân dịp năm mới con chúc các Thầy Cô luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi khi nhìn thấy những lớp học sinh của mình lớn khôn và thành người.

15. Kính chúc quý Thầy Cô và gia đình năm mới SỨC KHỎE DỒI DÀO, VẠN SỰ NHƯ Ý

16. Thật hạnh phúc làm sao khi mỗi ngày chúng con đi đến lớp lại được biết thêm những điều mới , hiểu thêm về cuộc sống này và đặc biệt hơn là lại được thấy khuôn mặt thân thương , nụ cười dịu hiền và dáng vẻ hăng say giảng bài cho chúng con của thầy cô. Chúng con đang cùng đi trên một chuyến đò qua con sông rộng mênh mông của tri thức. Con tự hỏi mình rằng: Nếu không có các thầy, các cô thì làm sao chúng con có thể chèo chống để đi được hết dòng sông tri thức?

17. Mừng Xuân chúc Tết đến Cô Thầy
Dồi dào sức khoẻ ông bà thọ
Ấm cúng bình an cháu chắt đầy
Vận hạn Thiên Di mừng gặp gỡ
Yên lành Bản Mệnh vững vàng may
Gia tăng Phúc Đức nhà êm ả
Thắng lợi an khang hạnh phúc xây.

18. Năm mới em xin kính chúc Thầy,
Bách niên trường thọ, sướng hơn Tây!
Cháu con thành đạt: hầu khuya sớm,
Cô vẫn trung trinh: bát nước đầy!

19. Mãi mãi bên em tiếng Thầy vang vọng
đã xa rồi mà cứ ngỡ hôm qua.
Bao lữ khách đi về trên bến vắng.
Người qua sông ai nhớ bến sông đời.
Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ.
Vẫn âm thầm như bụi phấn rơi rơi.
Thầy cô như ánh nến soi tỏ đêm khuya.
Như tấm bảng đen vẽ nên kiến thức trong mỗi học trò.
Dẫu mai đi bốn phương trời những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ NĂM MỚI AN KHANH THỊNH VƯỢNG GIA ĐÌNH SỨC KHỎE

20. 
Chúc Thầy Xuân mới
Sự bình an sánh bước cùng Thầy
Gia Đình hạnh phúc xum vầy
An khang, thịnh Vượng, ngày ngày luôn xuân
Công danh giữa chốn thương trường
Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng
Chiến công, thành tựu huy hoàng
Luôn mang ý đẹp, Rạng danh công thầy
Chúc Cô Xuân mới
Con chúc Cô vạn ý viên thành,
Gia Đình hưởng trọn yên Bình,
Lộc tài thịnh vượng, thắm tình như xuân,
Trên yêu mến, dưới thương toại ý.
Công danh luôn thành ý, toại lòng, Cô luôn kết quả, thành công
Xuân vui hoa nở, tổ tông mỉm cười.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Tết của người Mường ở Hòa Bình


Người Mường tỉnh Hòa Bình thường ăn Tết bắt đầu từ ngày 27 – 28 tháng Chạp. Đối với người Mường, Tết Nguyên Đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Trong dịp Tết, mỗi nhà tổ chức một bữa cơm thịnh soạn nhất để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm Tết.

Bữa làm Tết có thể làm cỗ dâng tổ tiên bằng thịt gà hoặc thịt lợn, xôi, rượu và các đồ lễ khác. Gia đình nào có cả một con lợn thịt trong dịp Tết thì được coi là ăn nên làm ra, tổ tiên vui mừng, con cháu hoan hỉ, cỗ bàn đầy đặn, cửa nhà sáng sủa.

Trong một mâm thờ thường có các lễ vật như bánh chưng và mật, rượu chai, cơm nếp, thịt luộc, chả rang và dồi, quếch, một ít tiền, một bát nước lã, trầu cau, mắm muối. Món thịt được bày trên một mảnh lá chuối. Gia chủ chọn đủ miếng trong một con lợn để bày vào mảnh lá chuối. Cùng với mâm cỗ Tết, người Mường còn trồng một cây nêu trước cửa nhà. Nêu được làm bằng cây tre hoặc cây lành hanh, cũng thuộc họ nhà tre, nhưng thân nhỏ, đốt thưa, thẳng và rất cao.

Sau khi mâm cỗ đã soạn đủ món được bưng lên đặt vào bàn thờ. Thông thường, bàn thờ tổ tiên được đặt 3 mâm: mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm thứ hai thờ ông bà, mâm thứ ba (trong cùng) thờ cụ kỵ.

Các vị trí đặt đồ thờ có thể ở trong nhà hay ngoài sân. Khi các mâm lễ được đặt vào vị trí, thầy cúng bắt đầu thực hiện khấn lễ. Đầu tiên, ông xướng tên và nơi ngự của các vị được thờ và lạy từng vị một; tiếp đó là phần trình bày lý do mời và dắt các vị về tận nhà chủ thờ.

Sau khi các vị đã an tọa, thầy cúng cùng tất cả con cháu trong nhà lạy chào tổ tiên và thần thánh. Sau thủ tục lạy chào, thầy cúng bắt đầu khấn dâng; dâng đủ 10 tuần cơm rượu thì được coi là các vị đã thật sự no say; rồi xin mời các cụ đứng dậy thu dọn đồ đạc trở về nơi ngự; con cháu lại xin được “rút mâm lui, lùi mâm xuống”, hưởng lộc của các cụ.

Mâm cỗ bày ăn gồm tất cả các món có trong mâm thờ và thêm món ớt, món nộm thịt thủ lợn, các loại rau đắng đồ, măng đắng đồ. Trước khi ăn, con cháu xếp hàng lạy kính các bậc cha mẹ, ông bà.

Người già đứng lên nói lời chúc cho con cháu sang năm mới mạnh khoẻ, làm ăn giàu có. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi các mâm - tiếng Mường gọi là “buông cỗ” là thủ tục chào chúc tốt lành, mọi người mời nhau uống rượu, mời ăn các món lần lượt từ món rau đắng đồ đến món thịt luộc.

Sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình... làm bữa ăn thêm hoan hỉ. Sự nhiệt tình của mọi người đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Tất cả đều thể hiện một ước vọng mong muốn một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người.

Đêm 30, tức ngày "chín cối tháng ba" theo lịch của người Mường, tất cả con cháu sẽ tụ tập ở đền thờ để làm lễ "khai sáng".

Lễ này được cúng cả bằng lễ chay và bằng lễ mặn. Lễ chay gồm các loại hoa quả trong vườn, càng nhiều càng tốt, để tổ tiên, thánh thần phù hộ cho mùa xuân mới nhiều lộc, hoa, trái. Lễ mặn gồm oản, gà, thịt, bánh dầy, bánh chưng.

Đặc biệt một thủ tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Mường đó là một lễ cúng ngoài trời gồm một con cá diếc và một cái bánh chay. Sáng ra, lễ này được mang cho con trâu ăn trước, vì họ cũng quan niệm như người Kinh - "con trâu là đầu cơ nghiệp", cho con trâu ăn trước để con trâu đi làm.

Với người Mường, việc thờ cúng ngoài trời rất quan trọng nên trong những ngày Tết nhà ai cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia đình một cây hương để cúng bản mệnh ngoài trời.

Món ăn trong ngày Tết của người Mường từ xưa đến nay không bao giờ thiếu bánh chưng và bánh dầy để biểu hiện trời tròn, đất vuông và cũng là để tưởng nhớ đến ông vua của người Mường là Vua Lang.

Gia đình nhà nào thờ cúng bao nhiêu người thì làm bao nhiêu cái bánh chưng. Trong ba ngày Tết, người ta chỉ tết cha, tết mẹ và tết thầy cúng - những người quan trọng nhất trong quan niệm của họ.

Trong ngày tết của người Mường, có một phong tục đặc sắc mà họ còn lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Những lời chúc Tết ông bà hay và ý nghĩa

Ông bà luôn cho ta sự ấm áp nhất, vì vậy bạn đừng quên dành thật nhiều tình cảm cho ông bà của mình không chỉ riêng vào các ngày lễ Tết. Hãy để ông bà cảm nhận được sự quan tâm của con cháu dành cho mình, như vậy ông bà mới có thể vui khỏe để sống thật lâu cùng  với con cháu. Ở cái tuổi xế bóng này, sự cô đơn chính là nỗi ám ảnh sợ hãi lớn nhất, là một người cháu hiếu thảo bạn hãy xoa dịu sự cô đơn trong lòng tuy chỉ cần một cái quan tâm thật nhỏ bé nào đó. Đó chính là gửi những bài thơ và những lời chúc ý nghĩa đến ông bà thân yêu của mình.

 

Câu 1: Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi Mùa xuân đến con (cháu) xin chúc ông bà một năm mới nhiều may mắn, sẽ sống lâu thật lâu vui cùng con cháu ạ. 

Câu 2: Con xin kính chúc ông bà một năm mới thật hạnh phúc, tuy không được ở cạnh với ông bà, nhưng con sẽ không bao giờ quên được công dưỡng dạy mà ông bà đã dành cho con.

Câu 3: Được tin ông bà mới được lên chức, cháu vui mừng lắm. Chẳng có gì hơn, cháu chỉ muốn chúc ông bà có thật nhiều sức khỏe để có thể ở bên cạnh con cháu nhiều nhiều

Câu 4: Lại một mùa xuân nữa đã về, tóc của ông lại thêm sợi bạc. Năm nay cháu đã trưởng thành rất nhiều rồi ông ạ, ông đừng suy nghĩ nhiều nữa, hãy chăm lo thật tốt cho sức khỏe và sống vui vẻ để tóc của ông sẽ không phai màu theo năm tháng ông nhé. Chúc ông năm mới gặp thật nhiều may mắn và hạnh phúc

Câu 5:Bà ơi, năm nay con không thể về quê thăm bà bởi vì con phải ở lại làm việc. Dù vậy, bà cũng phải giữ gìn sức khỏe thật nhiều đấy nhé, con đã mua rất nhiều quà cho bà rồi nhưng vì có một chút bất trắc mà phải ăn Tết ở nơi đất khách quê người. Chúc bà một năm mới gặp nhiều may mắn và vui vẻ, xa con bà đừng buồn nhé.

Năm cũ vừa qua
Bước sang năm mới
Hôm nay con tới
Kính chúc Ông Bà
Sống lâu sức khỏe,
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Đôi lời con mọn
Xin kính dâng lên
Ông Bà đừng quên
Lì xì cho con
Năm mới lấy hên
Con xin cám ơn Ông Bà.
---------------------------------


Năm cũ  đã qua năm mới lại đến
Hôm nay con đến kính chúc Ông Bà có là sức khỏe
Nhà cửa sung túc, hạnh phúc khang an, ơn trên thương bang
Phúc Lộc thọ tài, làm ăn tấn phát, năm mới gặp nhiều may mắn.

Mùa xuân Ất Mùi đã sang
Kính chúc ông bà An Khang Thịnh Vượng
Năm mới giảm bớt lo toan
Giữ gìn sức khỏe hân hoan tuổi già
------------------------------------------


Con vui khi thấy ông bà
Năm mới thêm tuổi nhưng rất yêu đời
Chúc ông chúc bà vui tươi
Sống mãi đời đời con cháu ấm no
------------------------------------------

Giáp Ngọ dừng bước Ất Mùi lên ngôi
Bệnh tật đẩy lùi vui cùng con cháu
Sáu bảy chục niên hiền hòa, vui, khỏe
Phúc lộc thọ hưởng an nhiên tuổi già
--------------------------------------------



Hoa bên nhà nở rộ,
Báo rằng Tết đã sang
Mang theo nhiều suy nghĩ.
Ông bà tuy lớn tuổi
Nhưng vẫn vui với đời,
Lòng con ơn nặng trĩu
Công lao lớn như trời.
Năm mới thật mạnh khỏe,
Hạnh phúc luôn ngời ngời
Con xin nguyện với đời
Chăm sóc mãi không thôi.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Những câu chúc tết hay dành cho vợ/chồng

1: Bà xã của anh ơi. Năm qua em đã vất vả với cả bố con anh rồi. Bố con anh rất cám ơn những bữa ăn ngon, những bộ quần áo thơm tho, đặc biệt tình yêu vô bờ mà em đã dành cho anh và con. Anh chúc bà xã năm mới sức khỏe, xinh đẹp. Hai bố con anh yêu em nhiều lắm.

2: Anh luôn dành cho em trọn vẹn tình yêu thương trong trái tim. Chúc em luôn khỏe, trẻ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho anh và các con! Yêu em nhiều! Chúc mừng năm mới!

3:  Vợ yêu, thế là đến năm mới nữa. Chúc vợ yêu hạnh phúc bên chồng và em mãi mãi xinh đẹp, mãi tươi trẻ, đáng yêu, đằm thắm như thủa ban đầu và mãi là như thế …  Anh đã rất hạnh phúc lắm lắm em biết không? Anh cám ơn em về tất cả những gì em đã mang lại cho anh…anh vẫn luôn lấy đó là niềm tự hào hãnh diện vì có em, một người vợ xinh đẹp, ngoan ngoãn và chu đáo, hết mực yêu thương chồng.

4: Bây giờ anh đã yêu em, hôm nay và ngày mai nữa, và chúa đã cho anh thời gian. Anh sẽ yêu em đến cuối cuộc đời. Chúc tình yêu của anh một năm mới hạnh phúc và may mắn

5:  Nếu giọt nước là những nụ hôn, anh sẽ trao em biển cả. Nếu là những ôm ấp vuốt ve anh sẽ tặng em cả rừng cây. Nếu đêm dài là tình yêu anh gửi em cả trởi sao lấp lánh. Nhưng anh không có quyền tặng em trái tim vì  nới đó đã thuộc về em. Chúc em năm mới tình yêu của anh!

6: Mỗi ngày, khi Chúa mở cánh cửa thiên đường, Ngài nhìn anh và hỏi: “Điều ước hôm nay của con là gì?”. Anh trả lời: “ Xin Người hãy bảo vệ người đang đọc tin nhắn này suôt năm mới đến và suốt cuộc đời này và cầu chúc ngài hãy để con luôn được chăm sóc người con yêu này”.

7: Vợ yêu! Anh Mong em mãi xinh đẹp và bình an. Chúc cho tình yêu của vợ chồng mình sẽ luôn hạnh phúc! Chúc mừng năm mới!

8: Em bị triệu đến toà án vì đã bước vào ước mơ của anh, đánh cắp trái tim anh, và cướp đi mọi cảm xúc trong anh. Em bị kết án chung thân cùng anh mãi mãi. Em có gì biện hộ không ?

9:
“Một khắc duyên đầu ta gặp gỡ
Trăm năm tình cuối mãi không xa…”

10: Năm mới anh muốn gửi tới em tình cảm yêu thương nhất từ sâu thẳm trong trái tim anh. Với anh, em là tất cả, tài sản vô giá của cuộc đời anh. Anh luôn cầu nguyện và hằng mong cho em có sức khoẻ để được bên anh trên cuộc đời này. Anh luôn chúc em thành công trong sự nghiệp, nhưng với anh sức khoẻ của em là quan trọng nhất để anh luôn có em bên cạnh. Anh yêu em nhiều và nhất, chỉ một mình em thôi!!!

Những thơ chúc Tết ý nghĩa

1:
Xuân sang biếc lộc trên cành
Anh xin chúc vợ trẻ xinh nhất nhà
Đi chợ bớt bánh, bớt quà
Nói năng ỏn ẻn, thơ ca suốt ngày
Bạc tiền chật ví, nặng tay
Bớt đay nghiến “cô này xinh không”
Dịu dàng giữa đám bạn đông
Đừng luồn tay véo anh gồng mình lên
Chúc em khỏe mạnh, hiền, duyên
Chúc em bớt tính xỏ xiên các chồng
Chúc em môi đỏ mặn nồng
Chứ đừng trợn mắt rồi phồng má lên
Chúc em bớt tính hay rên
Mỗi lần lương lậu không nguyên, không tròn
Chúc em vui vẻ, cười giòn
Để anh cũng bớt ăn đòn mỗi khi
Vợ ơi xuân đến đông đi
Thôi thì chúc vợ mơ gì cũng hên!

2:
Đầu năm anh chúc vợ yêu
Ngày xuân duyên dáng, mỹ miều, thướt tha
Môi cười, miệng nở như hoa
Em đừng nhăn nữa kẻo mà… khó coi.
Ngày xưa em đẹp tuyệt vời
Giờ em khó quá nên hơi bị “chằn”
Nói xa chẳng ngại nói gần
Năm này mong vợ bớt phần… ki bo
Chồng xin tiền, vợ phải cho
Giỏi chăm tụi nhỏ, giỏi lo việc nhà
Vợ đẹp là vợ người ta
Vợ anh “chằn” mấy vẫn là… vợ yêu.

3:
Đầu năm vợ cũng chúc chồng
Chăm lo nhà cửa từ trong ra ngoài.
Mỗi khi có lệnh vợ sai
Nhanh tay, nhanh miệng: “- Có ngay,… làm liền!”
Mỗi khi tới tháng lãnh tiền
Chẳng chờ vợ nhắc, giao liền, nhớ không?
Ra đường bày đặt “lông bông”
Về nhà có bữa em “tông” ra đường
Vệ sinh thân thể xem thường
Ban đêm là “xéo” khỏi giường em ngay!
Nếu làm tốt những điều này
Thích gì cứ nói, vợ đây… sẵn chiều.

4:
Vợ ơi anh bảo vợ này
Xuân sang Tết đến anh say mất rồi
Say là say mắt vợ cười
Say là say cái duyên tươi mỗi lần
Trên đời bao thứ đẹp xinh
Nhưng mà anh cũng có cần chi đâu
Vì anh có vợ tình sâu
Vì anh có vợ đứng đầu đảm đang
Xuân về chúc vợ đẹp, sang
Mãi là ngọc nữ, bà hoàng nhà anh.

5:
Mùa xuân đẹp nhất hoa đào
Trong nhà anh đẹp nhất bao đựng tiền
Chúc cho bao đẹp như tiên
Chúc cho bao lại đảm hiền như xưa
Thân anh đi nắng về mưa
Không bằng bao đứng đợi chờ thu ngân
Bao nhiêu khó nhọc, gian truân
Hôm nay Tết đến xin cứ phần cho anh
Mong bao vui vẻ, yên lành
Để anh lại kiếm tiền nhanh mang về.

6:
Vợ anh đẹp nhất trên đời
Xuân về chúc vợ thảnh thơi, vui vầy
Khi nào anh nhậu anh say
Chúc cho vợ sẽ nương tay tức thì
Khi nào ví rỗng anh đi
Chúc cho vợ bớt chi ly nguýt lườm
Khi nào rủng rỉnh tiền lương
Chúc cho vợ sẽ ngọt thơm sẻ bùi
Vợ ơi Tết đã đến rồi
Chúc em xinh đẹp em thôi quản chồng.

7: 
Trong nhà ngoài ngõ sạch trơn
Nếu không có vợ lờm xờm khó coi
Vợ là tiên nữ của trời
Số anh may mắn được xơi lộc vàng
Đông qua xuân tới rộn ràng
Vợ xinh chúc lại đẹp ngang hoa đào
Giận hờn nhanh tựa mưa rào
Xin đừng rả rích anh ngao ngán lòng
Yêu vợ anh nhớ anh mong
Xin vợ đừng có lòng vòng khảo tra
Việc nhà anh có qua loa
Vợ yêu xin bớt kêu la, ĩ ầm
Tiền lương có cữ, có phần
Mong vợ đừng có lục trong, lục ngoài
Khi buồn anh có lai rai
Vợ yêu xin chớ kêu hoài khó nghe
Thương vợ anh chở anh che
Xưa nay vẫn thế đừng đe anh mà
Vợ ơi, vợ hỡi, vợ à
Xuân về chúc vợ bao la túi tiền!

8: 
Một nụ cười cho lòng thêm ấm áp.
Một ánh mắt cho hạnh phúc tràn đầy.
Một lời nói cho trọn vẹn niềm tin.
Một cái nắm tay cho yêu thương còn mãi.
Một sự chờ đợi cho tình mãi bền lâu.
Một chút hờn ghen cho yêu thương toả sáng.
Một trái tim hồng cho tình yêu thuỷ chung.

9:
Tỷ tê chúc vợ đôi lời
Xuân nay xinh đẹp lại xuôi đảm hiền
Shopping được ghé thường xuyên
Ăn ngon mặc đẹp ra đường người khen
Có chồng nhưng hãy còn duyên
Em cười một cái đắm thuyền các anh
Tiền nhiều rủng rỉnh cả năm
Ước gì được nấy muôn phần sướng vui
Chồng xin làm phận tớ tôi
Suốt đời vâng dạ vợ xuôi ý vàng
Trong ngoài lo liệu đàng hoàng
Chúc vợ năm mới giàu sang, mỹ miều

Những món quà nên và không nên tặng trong ngày tết

Bên cạnh việc sum họp cùng gia đình vào những ngày tết, thì việc tặng quà cho người thân cũng là một việc cần thiết nhằm mang đến may mắn cho gia đình. Nhưng lựa chọn món quà phù hợp, ưng ý đã khó, và còn khó hơn đó là việc phải chọn những món quà may mắn, tránh những món quà mang ý nghĩa không tốt cho người nhận



Vậy những món quà nào nên tặng vào ngày tết?

1. Vải vóc, quần áo mới:
Để chào đón năm mới thì một bộ quần áo đẹp là không thể thiếu, vì thế đây là món quà đầy ý nghĩa cho gia đình và người thân của bạn, nó mang hàm ý là con cháu muốn ông bà luôn khoẻ mạnh.

2. Hoa trang trí tết:
Vào những ngày đầu năm, thì việc trang trí nhà cửa là một việc rất quan trọng, không thể thiếu những cành đào, chậu mai ở trong nhà, vì thế đây là món quà mang lại may mắn và sự tươi trẻ cho ngôi nhà.

3. Gà trống:
Trong dân gian, gà trống là sự hiện diện cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ), tặng món quà này ngày tết là con cháu gửi gắm sự kính trọng, khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho bản thân.

4. Bầu rượu:
Bầu rượu theo ông bà xưa là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất vì vậy khi Tết đến Xuân về sẽ chọn những bầu rượu ngon nhất, quý nhất tặng bởi chúng sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới.

5. Tranh tết:
Ngày tết người ta sẽ tặng nhau những bức tranh dân gian mang ý nghĩ may mắn như tranh Đông Hồ đàn gà là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng hay tranh đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Hay bạn có thể tặng bức “Vinh hoa” rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con cũng làmột lựa chọn hoàn hảo cho ngày tết này.

6. Bánh trái, giỏ quà Tết:
Tết Việt Nam với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” và tất nhiên là không thể thiếu bánh trái, đặc biệt hiện nay bạn có thể mua những giỏ quà gồm nhiều thứ bánh trái để làm quà tặng nhân ngày Tết đến Xuân về tiện lợi.

7. Quà tết mang sắc đỏ may mắn:
Những món quà mang sắc đỏ như phong bao lì xì, dưa hấu đỏ,… theo quan niệm xưa sẽ mang lại sự may mắn vì vậy chúng là món quà tết rất được ưa chuộng.

8. Gạo:
Con cái thường mang gạo đến nhà cha mẹ ngày tết với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

Tết không nên tặng quà gì cho người thân?

1. Con mực:
Bạn không nên tặng mực cho người thân vào những ngày tết, vì theo quan niệm mực sẽ mang đến những điều đen đủi.

2. Đồng hồ:
Theo tiếng hoa thì đồng hồ được đọc là “zhong” khiến người ta liên tưởng đến cái chết hay sự kết thúc vì vậy bạn không nên tặng thứ này ngày tết vì người nhận sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết.

3. Dao, thìa, nĩa:
Khi Xuân đến Tết về bạn nên tránh tặng dao, thìa, nĩa vì nó sẽ mang mang đến điềm xui xẻo, sự xung khắc cho người nhận.

4. Hạt tiêu:
Ngày tết bạn không nên tặng cho người thân của mình hạt tiêu vì theo quan niệm tiêu là tiêu tán, tiêu tan… xui xẻo, không may mắn cho cả năm.

5. Giấy màu tối:
Ngày đầu năm ai cũng mong những điều may mắn, vui tươi đến với gia đình nhưng nếu bạn vô ý tặng cho người thân gói quà được gói bằng giấy tối màu như xanh thẫm, đen… sẽ khiến người nhận không vui vẻ gì.

6. Cà phê:
Cà phê có màu đen theo quan niệm là màu của sự không may mắn, không tốt lành vì vậy đầu năm bạn không nên tặng cà phê.

7. Mèo:
Ngày năm không ai tặng mèo bởi vì tiếng kêu của chúng sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến chữ “nghèo”, điều xui xẻo.

8. Nhẫn:
Vào dịp đầu năm, họ ngại phải va chạm với những thứ có nguồn gốc từ “kim loại” vì sợ mang lại rủi ro.

9. Hoa hồng nhung:
Chúng có nhiều gai nhọn theo quan niệm sẽ báo hiệu những mối quan hệ không dễ dàn vì vậy ngày tết không ai tặng hoa hồng nhưng dù chúng có sắc đỏ tươi rất đẹp.

10. Giày:
Phát âm tiếng Hoa của giày nghe giống như tiếng thở dài, dấu hiệu của nhiều nỗi than phiền và bất hạnh vì vậy hãy tránh tặng người thân của bạn những đôi giày ngày đầu năm, chúng sẽ mang bất hạnh đến cho bạn mình trên mỗi bước đường đi của họ.

11. Khăn tay:
Hãy tránh tặng khăn tay vào dịp Tết vì chúng dùng để lau đi những giọt mồ hôi, nước mắt vì vậy theo quan niệm chúng tượng trung cho những nỗi đau khổ và thất vọng của người dùng nó.

Nếu muốn tặng quà cho người thân cầu chúc ấm no, hạnh phúc và may mắn đến với họ bạn hãy tham khảo bào viết tết nên tặng quà gì và không nên tặng quà gì cho người thân trên đây để lựa chọn cho mình món quà đầy ý nghĩa cũng như tránh tặng những món quà “không được hoan nghênh” đến người mình yêu thương.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày tết


Bàn thờ tổ tiên là nơi con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Việc trang trí bàn thờ luôn được ưu tiên hàng đầu trong những ngày tết Nguyên Đán cổ truyền. Tuy nhiên, để trang trí đúng cách thì không phải ai cũng hiểu rõ. Nhân dịp lễ tết 2016, chúng tôi xin gửi đến quý vị cách trang trí bàn thờ ngày tết ý nghĩa nhất…

1. Thể hiện lòng hiếu kinh quá cách giữ sạch bàn thờ
Bàn thờ là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên trong gia đình, thường bàn thờ sẽ được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất ngôi nhà. Việc này để tránh sự va chạm cũng như bụi bẩn. Tuy nhiên, không phải để vị trí đó là không cần phải lau dọn, công việc lau dọn bàn thờ tổ tiên phải luôn được thực hiện một cách sạch sẽ và tỉ mĩ.

Khi lau bàn thờ cần sử dụng chổi quét hoặc khăn lau riêng biệt. Sử dụng nước sạch để lau dọn bàn thờ (ngoài nước sạch, bạn có thể sử dụng nước mưa, nước lá trầu, lá bồ…).

Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ. Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.

Công việc lau dọn bàn thờ tổ tiên ngày tết thường sẽ do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm do công việc này khá khó khăn (bàn thờ ở trên cao) đối với phụ nữ. Ngoài ra, người đàn ông là trụ cột gia đình, phải là đại diện chăm sóc nơi thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.

2. Bày biện đồ cúng trên bàn thờ phải chu đáo, đầy đủ
Ngoài việc lau dọn sạch sẽ, vị trí sắp đặt đồ cúng trên bàn thờ cũng là công việc đòi hỏi sự tập trung chính xác của gia đình. Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên

Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…
Bàn thờ tổ tiên thường được thắp sáng trong những ngày tết, ngoài các loại hương, hiện nay nhiều nhà còn sử dụng bóng đèn để thắp sáng bàn thờ. Điều này thể hiện ý nghĩa biểu trưng của các vị tinh tú đang tỏa sáng, sự quan tâm chăm lo ân cần của con cháu…
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc – Trung – Nam.3Chọn mâm ngũ quả dâng bàn thờ ngày Tết
Có lẽ nhiều người chưa biết, việc bày mâm ngũ quả ngày Tết xuất phát từ thuyết ngũ hành: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Đại diện cho các ngũ hành này thường là 5 loại quả có màu chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam thể hiện sự Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) – Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).

Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình. Ngoài ra, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Phong tục và kiêng kỵ ngày tết Đoan Ngọ

Ngày lễ tết là dịp để mọi người cúng lễ, ngoài cúng bái, còn có những tục lệ và kiêng kị riêng.

Những tục lệ ngày tết Đoan Ngọ

    Tục giết sâu bọ,
    Tục nhuộm móng chân móng tay,
    Tục đeo bùa tui bùa túi,
    Tục tắm nước lá mùi,
    Tục khảo cây lấy quả,
    Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
    Tục treo ngãi cứu để trừ tà,
    Tục đi siêu.

Theo quan niệm ngày xưa, trong cơ thể con người nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không tiêu diệt, thì chúng sẽ gây hại cho con người. Sâu bọ có quanh năm, nhưng vào ngày mùng 5 tháng 5 là ngày chúng ngoi lên nên người ta phải tiêu diệt chúng.

Để giết sâu bọ, người ta dùng cơm rượu nếp và trái cây. Vào sáng ngày tết Đoan Ngọ, sau khi súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Đầu tiên người ta sẽ ăn một bát cơm rượu nếp (mục đích làm cho sâu bọ trong bụng say), sau đó ăn các loại trái cây cho chúng chết, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.

Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Sự tích ngày Tết Đoan Ngọ

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, vì thế người ta thường ăn tết Đoan Ngọ vào buổi trưa
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào đầu tháng năm âm lịch, là mùa nắng bức, nên dễ sinh bệnh tật, ban đầu tết Đoan Ngọ đơn giản chỉ là ngày người dân cúng bái để xua tan bệnh tật, cầu bình yên. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ là ngày phát động mọi người giết sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại trên cánh đồng. 

Tương truyền vào ngày xưa, sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Cách gói bánh chưng hương vị Bắc ngày Tết

Bánh chưng là một phần không thể thiếu trong ngày tết ở Việt Nam. Để tạo ra một chiếc bánh vừa đẹp, vừa thơm ngon, cần đòi hỏi những nguyên liệu phù hợp và bàn tay khéo léo. Tuy nhiên cũng không quá khó để tạo ra một chiếc bánh ưng ý, nếu bạn làm theo hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu chính để làm bánh chưng gồm có: Gạo nếp bắc, thịt lợn (thịt ba chỉ), đậu xanh, lá dong, lạt, gia vị

Chọn lá dong loại bánh tẻ (không quá già hoặc quá non), mỗi chiếc bánh cần 4 lá dong, sau khi lựa chọn xong, ngâm lá dong vào nước, rửa sạch và để ráo nước.

Ngâm gạo nếp ít nhất là 8 tiếng hoặc qua đêm, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước.

Đậu xanh xay làm đôi, ngâm nước cho mềm, sau đó đãi sạch vỏ, hấp chín và xay nhuyễn

Thịt ba chỉ cắt miếng hình ô cờ, rửa sạch, ướp gia vị vừa ăn gồm muối, tiêu, hành củ, để 15 phút cho ngấm gia vị

Cách gói bánh:

Dùng một chiếc mâm rộng, xếp hai chiếc lá to song song, mặt không có gân hướng xuống dưới, sau đó xếp hai chiếc lá khác lên trên theo hình chữ thập, mặt lá không có gân hướng lên phía trên

Cho khoảng nửa kg gạo nếp lên trên lá, sau đó cho đậu xanh, thịt lợn, sau đó cho tiếp đậu xanh lên trên, cuối cùng là cho thêm nửa ký gạo lên trên nữa, sau đó cuộn 2 chiếc lá dong phía trên vào, bẻ hình vuông sắc cạnh, tiếp theo gói 2 chiếc lá dong bên ngoài vào, dùng lạt buộc lại cho chắc

Lưu ý: khi gói bánh phải gói chặt tay để khi luộc bánh mới chắc, dẻo và không bị thấm nước

Cách luộc bánh

Dùng một ít cuốn lá dong và lá nhỏ lót đáy nồi, sau đó xếp từng cặp bánh vào nồi, đổ nước ngập bánh, luộc từ 10 - 14 tiếng đồng hồ

Khi bánh chín, vớt ra, rửa sạch, để lên bàn, sau đó dùng tấm ván chèn lên, có thể chèn thêm một số vật nặng cho bánh rút nước.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Lạ kỳ phong tục đón tết của người Thái

Về với Mộc Châu (Sơn La) dù mới cuối đông, nhưng dường như sắc xuân đã "gõ cửa" miền đất thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Đến nơi đây, du khách không những được thỏa mình với hoa xuân và sương phủ, mà còn được đắm chìm với các phong tục của các dân tộc bản địa nơi đây. Với những nét đặc sắc trong phong tục đón Tết cổ truyền mang đậm bản sắc riêng có của người Thái.

Không giống như một số dân tộc ít người khác, một năm thường có nhiều cái Tết, người Thái trên cao nguyên Mộc Châu chỉ ăn tết chung với Tết Nguyên đán của cả nước. Tuy nhiên, tục đón năm mới của người Thái lại có nhiều điều thú vị, mang đậm bản sắc riêng. Theo tập tục, người Thái bắt đầu ăn tết từ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch cho tới hết mồng 10 tháng Giêng của năm mới.

"Độc, lạ"... cơm cúng tất niên

Ban ngày, trời Mộc Châu thường nắng nhẹ và se lạnh. Nhưng đêm đến, cái lạnh dường như "nặng đô" vì sương núi xuống. Không gì thích bằng việc được nhâm nhi rượu cần và ngồi nghe người già kể chuyện về tập tục đón tết xưa, nay.

Cũng như các dân tộc khác trên mọi miền đất nước, mâm cơm trong ngày Tết của người Thái được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo. Tuy nhiên, dù có thay đổi nhưng mâm cơm cúng tết của dân tộc Thái vẫn giữ được nét cầu kỳ riêng biệt.

Thầy mo bản Áng, Hà Văn Nhanh kể rằng, xưa kia mâm cơm cúng trong ngày Tết của người Thái không thể thiếu các món ăn như cơm mới, cá đồ, cá chua, cơm đồ xôi trộn con cá, chuột khô, thịt hươu, nai khô, cơm cốm, măng khô... Riêng món thịt hươu, thịt nai thường có được nhờ săn bắn và chuẩn bị từ trước đó khoảng nửa tháng. Và theo phong tục xưa, đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng Tết.

 "Cỗ cúng có nhiều món lắm! Rất nặng, phải bê lên đặt xuống tới những 9 lần mới đặt được tới bàn thờ tổ tiên. Người Thái quan niệm, cỗ cúng tết phải đủ đầy, nhiều thịt, nhiều cá,... thì tiên tổ mới phù hộ cho làm nương được mùa, cái bụng no quanh năm" - ông Nhanh chậm rãi kể.

Theo tập tục, người Thái cúng tổ tiên từ 25 tháng Chạp tới hết ngày mùng 5 của năm mới. Xưa kia người Thái cúng tổ tiên bằng những sản vật săn bắn được, còn ngày nay dù không đổi nhiều nhưng cũng có vài điểm khác.

Vừa nhấp ngụm rượu cần, thầy mo Nhanh kể tiếp, "sau này, người Thái mới có tục gói bánh chưng và thường gói vào 29 Tết. Bánh chưng được gói thành hai loại đen và trắng. Để làm bánh chưng đen, dân bản đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi mới gói. Muốn bánh có màu đen đẹp bóng, ngay từ tháng 10 âm lịch, sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn nếp dẻo thơm nhất và rơm cọng to, có màu vàng ươm về cất sẵn.

Ngoài ra, trước khi gói bánh thêm ít hạt vừng xay nhỏ trộn vào để tạo vị đậm đà cho bánh. Thường thì bánh chưng của dân tộc Thái ít dùng nhân bởi họ quan niệm, "hương vị của tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của nếp mới, rơm vàng và lá dong. Theo họ, đó là tinh hoa của thành quả lao động để dâng lên tổ tiên (ma nhà).



Tục đón giao thừa "Pông Chay"...

Tiếp lời thầy mo Nhanh, bà Đinh Thị Loan (vợ thầy Nhanh) vui vẻ kể lại, sau khi chuẩn bị tươm tất để đón Tết, người Thái sẽ cúng tất niên vào đêm 30. Người Thái có tục đón giao thừa "Pông Chay". Thường cả nhà không ai ngủ, đèn luôn sáng, hương nhang không được tàn. Cả nhà ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bán rán, đồ cá, moọc, nạp... thỉnh thoảng chủ nhà lại đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến.

Đúng giờ giao thừa, các loại bánh trái, xôi đồ, cá khô, xôi cốm,... hai cơi trầu (mỗi cơi 8 miếng); một ấm trà xanh, rót 8 chén rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ mở hòm lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay, bạc nén... Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Khăn mũ chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng "chào đón tổ tiên xuống tề tựu". Sau bài cúng, con cái trong nhà thay phiên nhau túc trực để tiếp đón tổ tiên - bà Loan kể tỉ mỉ.

 Ngày nay, ở một số nơi tổ chức các hoạt động tập thể đêm giao thừa, có hoạt động văn hóa đã trở thành tập tục khá riêng biệt và độc đáo của người dân tộc Thái như hái hoa dân chủ. Hoạt động văn hóa này thường do đoàn thanh niên, có nơi do hội phụ nữ... tổ chức.

Một phong tục của người Thái không thể thiếu được trong sáng ngày mùng 1 đầu năm, đó là tục đi lấy nước ở suối về. Người Thái quan niệm rằng, nước là điều may mắn, đem lại sự sống, sự tốt tươi. Cả làng đi lấy nước nếu nhặt được đồ trong khi đi lấy nước thì họ cho là may mắn và vui mừng mang về nhà.

12 lễ hội đầu năm ở miền bắc không nên bỏ qua

Tháng Giêng là khoảng thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm và cũng là lúc người dân đi lễ hội đầu năm rất đông.



1. Lễ hội chùa Hương ngày 6/1 ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là lễ hội dài nhất cả nước. Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Tuy nhiên, không đợi đến ngày khai hội, vào ngày mùng 2 Tết Âm lịch rất nhiều người dân tứ phương đến trẩy hội từ sớm.

Được biết, giá vé lễ hội không thay đổi từ 2012 đến nay. Cụ thể, giá vé thăm quan là 50.000 đồng/khách và vé đò dọc từ 35 – 40.000 đồng/khách. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho khách, hạn chế sự quá tải trên thuyền, năm nay nhiều chủ thuyền đã thiết kế mô hình thuyền có ghế ngồi, mỗi thuyền chỉ chở tối đa 7 – 8 du khách.

Năm nay, đường dây nóng có khác mọi năm là việc công khai số điện thoại của trưởng ban tổ chức và phó ban thường trực tổ chức để nghe phản ánh của người dân khi tham gia lễ hội.

0912 588 905 (Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương) và 0913 327 430 (Phó ban Thường trực tổ chức Lễ hội Chùa Hương).

Theo dự đoán của BTC, lượng du khách trẩy hội năm nay có khoảng 1,5 triệu lượt khách (so với năm ngoái tăng 5 – 10%). Lượng du khách đông nhất vào tháng Giêng, sau ngày 19/2, lượng khách giảm và đến ngày 25/3 kết thúc hội.

2. Hội gò Đống Đa ngày 5/1 ở Hà Nội

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

3. Lễ hội đền Gióng ngày 6/1 (Sóc Sơn, Hà Nội)

Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời.

Lễ hội  diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng .

Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, HN) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

4. Lễ hội Lim ngày 13/1 ở Bắc Ninh

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

 Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến.

Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm...

5. Lễ hội Yên Tử 10/1 ở Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch tức 11/1 Dương lịch.

Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an còn có các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…

Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru để phục vụ du khách.

5. Hội Xoan ngày 7/1 ở Phú Thọ

Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.

Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

 6. Lễ hội Côn Sơn ngày 10/1 ở Hải Dương

Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng. Chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ Phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ rằm tháng Giêng đến ngày 22 thì kết thúc.

 8. Lễ hội đền Trần ngày 12/1 ở Nam Định

Lễ hội ở đền Trần hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Theo Ban tổ chức, năm nay 2014, lễ hội đền Trần sẽ diễn ra sớm hơn một ngày so với năm 2013 (năm 2013 lễ hội từ 15-17 tháng Giêng). Vào ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (tức ngày 13/1/2014 Dương lịch), Ban tổ chức sẽ tiến hành nghi lễ rước nước, tế cá. Đây cũng là năm đầu tiên lễ hội đền Trần có thêm 2 nghi thức này.

Sau khi thực hiện nghi lễ rước nước và tế cá, Ban tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ truyền thống của lễ hội đền Trần. Và lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch (14/2). Ấn đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

 9. Hội chùa Keo ngày 14/1 ở Thái Bình

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.

Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.

Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo...

 10. Lễ hội Bà chúa Kho ngày 14/1 tại Bắc Ninh

Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.

Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".

Theo truyền thuyết, Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra.

Còn ở các trang ấp đều có đền thờ. Tại xã Cổ Mễ, nhân dân làm đền thờ bà Chúa tại núi Kho, nên còn có tên là đền thờ bà Chúa Kho.

11. Hội Chùa Thầy ngày 5/3 ở Quốc Oai (Hà Nội)

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến 7-3 âm lịch. Đến với chùa Thầy, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc - một môn nghệ thuật truyền thống mà tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại.

12. Hội đền Hùng ngày 10/3 ở Phú Thọ

Thời gian tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 tiến hành từ ngày 06/3 đến ngày 10/3 (âm lịch). Đối với nghi thức phần lễ được tiến hành như những năm trước; phần hội tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Về miền quê di sản” tại Quảng trường Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) vào tối 06/3 (âm lịch), được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình của tỉnh và tiến hành bắn pháo hoa tầm thấp sau khi kết thúc chương trình biểu diễn.

Quá trình tổ chức các hoạt động hội phong phú, phù hợp với quy mô là năm lẻ, tập trung vào một số hoạt động chính như: Hội thi gói, nấu bánh chương và giã bánh giầy, Liên hoan hát Xoan, hội thi bơi Chải, triển lãm, tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng…

Về việc tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đêm giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sẽ được tiến hành vào lúc 18 giờ ngày 30/01/2014 (tức 30 Tết Nguyên đán) tại Đền Thượng – Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

9 món ăn không thể thiếu trong ngày tết ở Trung Quốc

Trung Quốc cũng giống như nhiều nước châu Á khác ăn tết theo âm lịch. Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng nhất của người Trung Hoa để mọi người trong gia đinh đoàn tụ sum họp lại với nhau.

Người Trung Hoa dù ở vùng nào thì trong bữa cơm sum họp ngày tết không thể thiếu những món ăn như bánh tổ, vịt quay, há cảo… đây là những món ăn mang rất nhiều nghĩa, là lời chúc và niềm hy vọng trong năm mới.

Nếu du lịch Trung Quốc trong những ngày tết đến xuân về, bên cạnh thưởng ngoạn những cảnh đẹp màu xuân của đất nước rộng lớn này, thì du khách hãy thưởng thức những món ăn truyền thống dưới đây, để đem lại sự may mắn cho mình trong năm mới.

1.     Bánh tổ(Niao Gao) 

Bánh tổ mang ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng

Vào những ngày Tết cổ truyền, trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc không bao giờ thiếu món bánh tổ. Đây là loại bánh được làm từ gạo nếp, loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được “thắng” kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị. Bánh tổ được làm nhiều kiểu, nhiều cách khác nhau, rất hấp dẫn cho phù hợp với mùa lễ Tết, nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn. Ngày nay bánh tổ không chỉ là một món ăn riêng của người Hoa, mà còn được nhiều nơi, quốc gia yêu thích. Bánh tổ trở thành món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.

2. Sủi cảo(Jiaozi)



Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng về tương lai tươi sáng

Theo phong tục của người Trung Quốc, trước thời khắc giao thừa sủi cảo được các thành viên trong gia đình chuẩn bị và ăn sau nửa đêm. Bất kể là đi công tác, học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Một trong những thành viên trong gia đình may mắn có thể tìm thấy một đồng tiền xu trong chiếc bánh sủi cảo của mình

Được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng cho một tương lai tươi sáng. Ngoài dịp năm mới, nhiều gia đình cũng chuẩn bị bánh sủi cảo cho những dịp đặc biệt khác như: Ngày sinh, các dịp lễ tây như Giáng sinh hoặc Lễ Tạ Ơn. cả gia đình cùng ăn, tượng trưng cho sự đoàn tụ. Chủ nhà mời khách ăn bánh để tỏ lòng quý trọng và sự nhiệt tình.

3. Bánh há cảo (Har Gao)

Há cảo được thưởng thức trong dịp năm mới

Há cảo cũng có thể gọi là har gow, har kau, har gao, ha gao, ha gow, ha gau, har gaw, ha gaw, har kaw, ha gaau, har cow, har gaau) là bánh bao tôm hấp với lớp vỏ bột sáng bóng chứa các thành phần bí mật. Mặc dù không phải là một món ăn truyền thống của năm mới, nhưng các loại bánh há cảo đều được thưởng thức trong dịp năm mới.  Những chiếc bánh há cảo được nặn giống hình dạng một chú thỏ. Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy rõ chiếc tai dài xinh xắn.

4. Salad cá (Yu sheng)

 Yu sheng luôn có mặt trong mâm cơm Tết truyền thống của người Trung Quốc

 Với món há cảo và sủi cảo có lẽ đối với người Việt Nam ta nhất là ở Sài Gòn đã khá quen thuộc. Nhưng món salad cá thì ít được biết đến hơn, vì vậy nếu đi du lịch Trung Quốc dịp tết, du khách không nên bỏ qua món ăn thơm ngon và độc đáo này. yu sheng hay còn được biết với tên Lo Hei là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống của người Trung Quốc, là món salad đầy màu sắc của cá tươi và rau, quả. Những năm gần đây, các nguyên liệu đã trở nên ngày càng phong phú, bao gồm sứa, đu đủ, khoai lang, hẹ ngâm và nhiều hơn nữa.

5. Gà Kung Pao

Gà Kung Pao là  một món ăn của tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc , được  được làm từ gà  và nấu cùng cay với ớt, đậu . Ngoài ra Kung Pao còn có thể nấu với  Tôm, Thịt bò, và thậm chí cả rau. Tuy nhiên, món ăn truyền thống được làm với thịt gà. Món gà Kung Pao mang biểu tượng trường thọ trong văn hóa Trung Quốc.

6. Vịt quay

Khi đến Bắc Kinh, du khách không nên bỏ qua món vịt quay Bắc Kinh danh tiếng, đây là món ăn đặc sản của vùng Bắc Kinh, vịt quay Bắc Kinh đã thực sự trở thành một thương hiệu riêng, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà người dân nơi đây tự hào giới thiệu cho khách du lịch. Ra đời từ thời nhà Nguyên, đến thế kỉ thứ 15 món này đã trở thành một thực phẩm ưa thích của giới thượng lưu, vua chúa. Để có được món vịt quay ngon, yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo, công phu từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến. Một con vịt quay ngon sẽ có lớp da chín màu bánh mật giòn, vị béo mà không ngấy, thịt bên trong lại mềm như trứng luộc. Vịt luôn được chặt miếng nhỏ, khoảng 120 miếng/con.

7. Thịt lợn chua ngọt

Thịt lợn chua ngọt thể hiện hy vọng gia đình có nhiều con cháu

Trong mâm cỗ ngày tết của người Trung Quốc, nếu không có món thịt lợn chua ngọt thì không thể gọi là đầy đủ được. Món ăn thịt lợn chua ngọt được làm từ  những miếng thịt heo chiên kỹ với dứa, ớt chuông và sốt chua ngọt, thể hiện hy vọng gia đình có nhiều con cháu. Theo tiếng Quảng Đông, từ “chua” đồng âm với từ “cháu”.

8. Chả giò

Chả giò tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng

Bởi màu sắc và hình dạng cũng tương tự như một thanh vàng, nên món chả giò là một món ăn  tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Ban đầu, chả giò được làm với nhiều rau, sau đó tôm và thịt lợn đã được thêm vào. Cũng giống như món nem rán, trứng cuộn, appetizer khác tượng trưng sự giàu có, tiền bạc, của cải.

9. Khay mứt

Khay mứt 8 ngăn đem đến sự may mắn

Trong dịp Tết, người Trung Quốc cũng tiếp đón khách đến chơi nhà bằng một khay hình tròn hoặc hình bát giác với các loại kẹo, mứt ngọt. Khay đựng thường có tám ngăn, như Trung Quốc quan niệm số tám là số may mắn. Các khay trong hình ảnh này có chứa nhiều loại mứt trái cây: Bí đao, dừa, hạt sen, củ sen, hạt dẻ cười, cà rốt và quýt…