Hiển thị các bài đăng có nhãn hoa tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoa tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Giữ hoa tươi lâu vào những ngày tết

Những bình hoa rực rỡ sắc màu không thể thiếu trong nhà bạn vào những dịp Tết. Muốn giữ được hoa đẹp và tươi lâu, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.



- Chớ mua hoa cắm vào nước đá hoặc để tủ lạnh.

- Dùng lọ và các dụng cụ sạch. Những đồ mốc meo sẽ nhanh làm hoa tàn. Trước khi cắm hoa vào bình, bạn hãy rửa thật sạch lọ, nhưng nhớ xúc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh hỏng.

- Bỏ hết lá ở phần cọng ngập nước bởi chúng sẽ sẽ làm các vi khuẩn phát triển, cản trở sự lưu thông của hoa.

- Nên cắt cuống hoa dưới nước.

- Dùng búa nhỏ đập hơi giập thân gỗ của một số loại hoa có cành to, cứng như hoa tú cầu, tử đinh hương... để chúng dễ hút nước hơn.

- Những hoa mọc lên từ củ (như thủy tiên) sống tốt hơn trong nước lạnh.

- Đừng để lẫn cây thủy tiên hoa vàng với những loại hoa khác bởi loại hoa này sẽ tiết nhựa và dính vào thân các hoa khác. Nếu bạn có ý định kết hợp hoa thủy tiên cùng loại hoa nào đó, hãy đem ngâm chúng vào nước ở một lọ riêng trước khi cắm chung.

- Nếu muốn hoa nở nhanh để kịp trưng vào dịp Tết, bạn chỉ cần ngâm gốc của cành hoa vào nước ấm vài phút.

- Với những bông hoa đã héo, đặc biệt là hoa hồng, có thể làm tươi lại bằng cách ngâm trong nước lạnh trong vài giờ.

- Để hoa được tươi và giữ lâu hơn, bạn nhớ để chúng ở xa TV, những dụng cụ điện, các vật đang nóng hay lạnh... Bạn cũng nên tránh để hoa dưới ánh sáng trực tiếp, nơi nhiều gió hay có hơi nước nóng, lạnh.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Bí quyết giữ cho hoa đào hoa mai tươi lâu trong những ngày Tết

1. Hoa đào



- Đối với những hoa được trồng trong chậu, bạn nên tưới nước hàng ngày cho cây. Không để cây ở nơi có hơi nóng, ánh nắng mặt trời chiếu nóng, để cây ở nơi sạch sẽ và ít bụi bẩn. Thực hiện được những điều như trên, hoa của bạn sẽ bền lâu và luôn luôn tươi đẹp.
- Khi mua hoa đào về, bạn nên đốt cành và đốt gốc để nhựa cây không bị chảy, chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài.
- Phải chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần mang đi xa, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay từ trước đó 1-2 tháng, sẽ đảm bảo cây sống 100% đối với cây đào thế.
- Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, ta có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay để hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Một cách khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm.
- Đối với thời tiết lạnh, hoa đào không nở kịp bạn có thể bạn cũng có thể tưới nước ấm, nếu thấy nụ còn nhỏ thì ta nên tưới sớm hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, hoa của bạn sẽ nở rộ chỉ sau một đêm. Để đào được tươi lâu, chúng ta nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần.

2. Hoa mai

- Điều cần thiết thứ nhất bạn phải làm đó là tưới nước cho hoa hàng ngày, bạn chú ý nên tưới ướt đất nhưng không quá nhiều nước, cây sẽ bị ngập úng. Hoặc bạn có thể đào rãnh xung quanh chậu để giảm khả năng mai bị ngập úng.
- Khi hoa bắt đầu nở, bạn nên pha nước với ít phân urê (khoảng 5% đến 7%) để tưới cho cây.
- Vào Những ngày Tết, để giữ cho cánh hoa không bị rụng, bạn nên tưới nước trà pha loãng không nên tưới thẳng trà vào gốc. Hoặc có thể trước khi Tết khoảng 5 -7 ngày thêm một lượng phân kali (pha loãng với nước 5-10%) để tưới cây.
- Cây mai sau khi chơi tết sẽ bị còi vì đã dùng hầu hết dinh dưỡng cho ra hoa kết trái. Tốt nhất nên tiến hành bảo dưỡng từ mùng 10 tết để cây có thời gian sinh trưởng tốt nhất. Nếu còn nụ hoa nhiều vào lúc này nên cắt bỏ hết, nếu không cây sẽ càng còi cọc thêm và không tận dụng được dinh dưỡng nhiều.