Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹo vặt nhà bếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹo vặt nhà bếp. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Cách chọn mua rau củ tươi ngon



Chọn mua giá: Nên chọn giá đậu (đỗ) có màu trắng ngà, mầm giá màu vàng, cọng không quá to, ngắn, thân khỏe, có mùi thơm riêng. Giá ủ bằng đạm hóa học có màu trắng bệch, mầm màu xanh, thân nở to, cọng lớn, mập, mọng nước

Rau xà lách soong: Có hai loại: xà lách soong cọng gài, ăn không ngon, không thơm, dùng nấu canh. Xà lách cọng nhỏ, ngắn ốm, lá tròn nhỏ, nấu canh hay trộn dầu giấm đều rất ngon
Chọn rau lá xanh, tươi, không bị sâu, lá không vàng úa là được

Rau cải xanh: Nên chọn rau tươi, không bị bám rầy, không sâu, cần phải còn non và chưa ra hoa
Rau ngót: nên chọn lá xanh sẫm, mượt, không sâu

Cải bắp: chọn những bắp nặng, lá dày, đầu khép kín không xòe, không ướt nước, phía ngoài lá còn xanh

Su hào: chọn củ màu xanh mướt, sờ mịn tay, không nứt, không nảy rễ hoặc mầm

Cà chua: chọn quả có màu hồng tươi, khía đều, da trơn láng, không dập ủng, cuống còn xanh tươi. Tốt nhất nên chọn cà chua hồng, ít hạt, cơm dày, vị không chua lắm, lại chứa nhiều sinh tố

Cà rốt: chọn củ da láng, không sần sùi, màu đỏ sậm, cuống nhỏ, có lá mầm

Khoai tây: chọn củ da hơi xù, màu vàng sậm, không nên mua khoai tây đã mọc mầm, biến màu

Khổ qua: chọn trái to vừa, thuôn, gai nở đều lớn, da láng. Khổ qua trắng có vị ngon hơn xanh. Khi nấu khổ qua trắng không nhờn và ít đắng

Bí đao: chọn trái thẳng, da láng, không tì vết, màu xanh mướt, nặng tay, sờ nhám những lông tơ

Đậu hà lan: chọn trái xanh tươi, mềm, hạt nhỏ

Bí rợ: chọn loại vở màu nhạt, trong xanh lá, ruột vàng, xơ nhuyễn, búng vào quả bí nghe bộp, giòn.

Bầu: chọn quả xanh mượt, sờ nhám tay bởi những giai nhỏ, bấm nhẹ vào để lại dấu là bầu non, rất ngọt

Dưa leo: chọn trái xanh, da hơi mốc trắng, nhám gai đen

Măng tươi: muốn biết măng non hay già, bấm móng tay vào búo măng, nếu thấy mềm là măng non, ngược lại là măng già, không nên mua

Đậu bắp: có hai loại dậu là trắng và xanh. Nên chọn những trái đậu bắp còn long tơ, da mướt, bẻ phần đuôi gãy ngọt

Khoai lang, khoai mỡ: chọn củ suôn, không bị sùng hoặc có vết, khoa lang mới thường ăn không ngọt

Khoai môn: củ con ăn ngon hơn củ cái

Mướp: nặng tay, xanh mượt, còn cuống. Mướp mới hái ăn rất ngọt

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Mẹo chế biến thịt, cá ngon



Để gà hấp được thơm ngon: đối với loại gà hấp không cần gia vị, nên dùng nước pha với bia, tỷ lệ 2 phần bia, 10 phần nước, để ngâm gà đã làm sạch. Ngâm trong 20 phút rồi lấy gà ra mang đi hấp
Muốn kho cá được thơm ngon: hãy pha một chén nước mắm tỏi ớt thật ngon, cho vào nồi cá rồi kho cho nước sệt lại.

Cách xử lý thịt không còn tươi: thịt không còn tươi, khi chế biến thường không còn vị thơm ngon. Để xử lý, bạn nên ướp thêm nhiều gia vị vào thêm vào nửa ly rượu nhỏ để át mùi tanh, trước khi nhắc nồi thịt xuống, chế thêm nửa ly rượu nữa, làm như thế thịt sẽ thơm ngon hơn.

Để miếng thịt nướng thơm ngon: thịt nước thơm ngon sẽ mềm, hơi ướt, không bị chát khô, cứng. Muốn vậy, trước khi nấu nướng phải được xối qua bằng nước sôi, lúc nước không được trở thịt nhiều lần mà nướng một bên chín rồi mới trở thịt. Nếu nướng thịt bằng lò nướng thì nên đặt một chén nước vào lò, nước bốc hơi do nóng làm cho miếng thịt không bị khô.

Để cá bớt mặn: nếu cá quá mặn, ta có thể rửa sạch cá bằng nước, sau đó cho cá vào trong rượu gạp ngâm một lúc, cá sẽ bớt mặn đi.

Để luộc mì không dính: sau khi luộc xong, bạn nên phun vào mì một ít rượu gạo, sợi mì sẽ tơi ra, lại rất ngon, hoặc trước khi thả mì vào luộc, bạn nên cho vào nước sôi một ít muối.

Để cá không bị nát khi chiên: nên nhúng cá vào nước ấm trước khi chiên.

Để thịt gà mềm hơn khi chế biến: nếu gặp gà già, thịt sẽ dai và cứng hơn, trước khi nấu bạn nên ngâm thịt vào nước pha một ít giấm khoảng hai giờ, sau đó đun lại bằng lửa nhỏ.

Nếu gặp vịt già: khi luộc hoặc hầm, bạn nên cho thêm vào nồi vịt một miếng thịt heo băm nhỏ, thịt sẽ rất mau mềm, cũng có thể ngâm giấm trước khi nấu như thịt gà.

Cách xử lý thịt bò dai: khi xắt thịt phải xắt miếng to và thật mỏng, dùng dao bản to đập mạnh cho bẹp ra, khi ướp cho một muỗng canh giấm hoặc rượu và một vài muỗng dầu ăn, để từ 15 – 20 phút, sau đó cho vào chảo dầu thật nóng, đảo nhanh tay và xúc ra đĩa.

Nấu thịt bò nhanh mềm: để nấu thịt bò nhanh mềm, nhất là bò gân, trước khi nấu nên cho thịt vào ngăn đông cho thịt đông đá cứng, sau đó rã đông, cắt ra và nấu. Lúc nấu hãy cho một chút giấm hoặc nước cốt thơm.

Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn: khi luộc không nên cho muối mà cho vào cục phèn chua tầm nửa lóng tay, rồi bỏ lòng heo vào luộc.

Thịt luộc để lâu không đen: hãy nhúng thịt đã luộc chín vào nước sôi để nguội có pha phèn chua.

Thịt đông lạnh muốn rã đông nhanh: dùng muối nhạt, ngâm thịt vào, làm vậy vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa đảm bảo vệ sinh cho thịt.

Để thịt đông lạnh tươi trở lại: hãy ngâm thịt vào tô nước gừng, sẽ tươi ngon như cũ.

Để nấu cá đông lạnh được ngon như cá tươi: cá để tủ lạnh, lúc đem nấu canh thì thường mùi vị sẽ không ngon, khi nấu bạn hãy cho vào canh một ít sữa bò.

Trong khi nấu không nên cho thêm nước vào, nếu không sẽ mất vị ngon và trở nên rất tanh.

Để thịt cá khô thơm ngon: trước khi chế biến hãy cho cá vào nước vo gạo ngâm trong 15 phút, sau đó vớt ra rửa sạch

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn


Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn:
 - Các thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua tươi hay bảo quản ướp lạnh.
 - Các thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng ghi trên bao bì.
 - Không nên để lẫn lộn thực phẩm ăn sống như rau quả với thực phẩm cần nấu chín như cá thịt.

Để không bị ngộ độc thức ăn:
Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập, sâu, úa, ôi, ươn.
 - Sử dụng nước sạch để chế biến thức ăn.
 - Làm chín thức ăn để diệt khuẩn.
 - Rửa sạch dụng cụ ăn uống.
 - Cất thực phẩm nơi an toàn.
 - Bảo quản thực phẩm chu đáo, chống sự xâm nhập của côn trùng.
 - Rửa kỹ các loại rau quả.
 - Không dùng thực phẩm lạ, thực phẩm có chất độc.
 - Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng
.
Cách bảo quản sinh tố trong thức ăn
 - Không ngâm thực phẩm trong nước.
 - Không để thực phẩm khô, héo.
 - Không đun nấu thực phẩm lâi.
 - Bảo quản thực phẩm thích hợp và hợp vệ sinh.
 - Phải biết áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
 - Tránh hâm lại thức ăn nhiều lần

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Mẹo chế biến thực phẩm theo phương pháp

Phương pháp luộc
 - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
 - Luộc chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước
 - Ăn kèm với nước chấm
 - Yêu cầu kỹ thuật: nước luộc phải trong, động vật mềm chín, thực vật: rau có màu xanh, củ có bột chín bở

Phương pháp chần:
 - Cho thực phẩm vào một lượng nước lớn đang sôi trong thời gian ngắn
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm còn giữ màu sắc tươi và mùi vị chính của nguyên liệu
 - Những thực phẩm có thể chần: rau cần, cải cúc, thịt bò, thận… các loại quả trước khi sên đường

Phương pháp nấu: 
 - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, xắt phù hợp, ướp gia vị
 - Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật nấu tiếp
 - Nêm vừa ăn
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, không dai, không nát

Phương pháp ninh
 - Thường dùng để làm chính thực phẩm xơ cứng, dai như măng khô, gân bò… hay ninh nhừ thực phẩm để lấy nước lèo
 - Cho thực phẩm vào nước lạnh, đun sôi mạnh, hớt bọt, hạ lửa nhỏ, đậy nắp, ninh tới khi thực phẩm nhừ mềm

Phương pháp hầm
 - Làm chín mềm thực phẩm với nhiều nước, đun lửa nhẹ trong thời gian dài
 - Nguyên liệu động vật ướp và nấu trước, đến khi mềm cho nguyên liệu thực vật vào hầm tiếp
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm nhưng không rã nát, nước xâm xấp sánh, mùi vị thơm ngon đậm đà

Phương pháp hấp (đồ)
 - Làm sạch nguyên liệu, ướp gia vị
 - Hấp chín bằng sức nóng hơi nước, nấu lửa to
 - Yêu cầu thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hay rất ít nước

Phương pháp chưng (tần)
 - Giống hấp nhưng chế biến đơn giản hơn, ít nguyên liệu phối hợp và gia vị
 - Thực phẩm sau khi sơ chế, cho vào liễn có nắp đậy, đặt trực tiếp vào nồi chứa ít nước, khi nước sôi, nhiệt sẽ đi vào thực phẩm, dần dần bốc hơi, gặp nắp đậy, hơi nước đọng lại rồi nhỏ xuống thực phẩm

Phương pháp xào
 - Làm chín thực phẩm với số lượng chất béo ít, dùng lửa to trong thời gian tương đối ngắn
 - Nguyên liệu động vật được rửa, xắt mỏng, ướp gia vị. nguyên liệu thực vật xắt mỏng hay xắt sợ
 - Làm nguyên liệu động vật trước cho chín, xúc ra để riêng, xào thực vật chín xong, cho thực phẩm động vật đã chín vào trộn đều
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, không dai, ít nước, gia vị vừa ăn

Phương pháp rán (chiên)
 - Làm sạch nguyên liệu, xất phù hợp, tẩm gia vị
 - Cho nguyên liệu vào dầu, mỡ đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
 - Yêu cầu kỹ thuật: giòn, xốp, ráo mỡ, chín

Phương pháp rang: 
 - Làm sạch nguyên liệu động vật hay thực vật
 - Cho thực phẩm vào chảo có dầu, mỡ, hoặc không có dầu mỡ, sau đó đảo đều cho thực phẩm chín giòn
 - Yêu cầu kỹ thuật: khô, săn chắc, thơm

Phương pháp ram: 
 - Là phương pháp kết hợp hai cách chiên và hầm
 - Làm sạch nguyên liệu, xắt phù hợp từng món ăn
 - Chiên vàng đều, cho nước vào, đậy nắp, đun lửa nhỏ


 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, thơm, ít nước, sánh, màu vàng sậm, béo, vị vừa ăn

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Mẹo chế biến thực phẩm: Mẹo hay với món luộc, hấp



Cách luộc bắp ngon: hãy cho vào khúc mía và luộc chung.

Cách luộc miến, mì không nát: đun nước sôi tim, thả mì hay miến vào, khuấy đều rồi đậy nắp lại. Chờ nước sôi, cho thêm tí nước lạnh vào, đun thêm nửa phút thì nhắc xuống, cho vào rổ, phun rượu vào mì, miến, sẽ không dính lại và rất ngon.

Để khoai tây dẻo khi rán hoặc nấu chè: khoai tây gọt vỏ, xắt miếng theo yêu cầu chế biến, sau đó cho khoai vào thau nước muối, ngâm độ 5 – 10 phút, vớt ra, để ráo là có thể nấu hoặc rán được.

Cách chiên khoai cho giòn: khi mua, chọn của to, dài, tươi. Khoai đem về, gọt vỏ, xắt lát dày 1cm, để dầu thật sôi, áo lớp bột mì mỏng bên ngoài, xong cho khoai vào chảo dầu, khoai hơi vàng, vớt ra khay có lót giấy hút dầu, để ráo, xong cho khoai vào chảo chiên lại cho đến lúc vàng đều, làm cách này khoai sẽ giòn lâu hơn.

Cách chiên khoai tây cho đẹp: khi gọt vỏ, ngâm khoai vào nước có pha vài giọt chanh, trước khi chiên nên phết dầu ăn bên ngoài khoai.

Cách nấu khoai tây nhưng vẫn giữ mùi thơm: khoai ngâm nước muối, vớt ra để ráo, cho vào nấu, vắt vào vài giọt chanh vào nồi.

Cách nấu rau câu, thạch trong: muốn nấu rau câu, thạch được trong, nên cho vào nồi một chút nước cốt chanh.

Cách nấu táo nhanh: mua táo khô về, dùng kéo cắt đi hai đầu của trái táo rồi mới cho vào luộc, táo sẽ chín rất nhanh, lại không mất mùi thơm vốn có của táo.

Cách lột vỏ hạt dẻ: dùng dao tách phần cứng ở ngoài của hạt dẻ đi, tiếp theo cho hạt dẻ vào luộc từ 3 – 5 phút, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 5 phút, sau cùng chỉ cần dùng tay bóc lớp màng ở ngoài đi là có thể ăn được mà không sợ làm mất đi hương vị đặc biệt của hạt dẻ.

Cách nấu đậu mau nhừ: ngâm đậu trước một đêm với nước pha muối, trước khi nấu nhớ rửa sạch.

Cách luộc sủi cảo không dính: khi trộn bột sủi cảo, cứ 500g bột mì thì cho vào một quả trứng gà, như vậy vỏ sủi cảo sẽ chắc hơn và không bị dính vào nhau
Cũng có thể cho vào nồi nước luộc vài cọng hành.

Cách luộc đậu bắp không bị nhớt: khi luộc nên vắt vào vài giọt chanh.

Cách hấp bánh không bị dính: nếu thấy bánh bị dính, sau khi hấp chín, hãy mở nắp nồi ra, sau đó hấp tiếp khoảng 5 phút, bánh sẽ không bị dính vào khay.

Để gói bánh bột nếp không bị dính lá, khi nhồi bột, thêm một chút bột dao vào.

Cách nấu hạt sen: hạt sen thường nấu rất khó mềm, khi nấu nên đun lửa nhỏ và không nên mở nắp.

Cách nấu xương cá cho nhừ: cho vào nồi vài viên sơn tra tử, mua ở tiệm thuốc tây.

Cách xào giá đậu ngon: giá đậu non thường có vị chát, khi xào nên cho vào một ít giấm, khi xào giá hết chát mà lại giòn ngon.

Cách xào hành tây thơm ngon: khi xắt hành xong nên trộn một ít bột mỳ, làm vậy khi xào xong hành sẽ có màu vàng ươm rất đẹp, lại giòn.

Cách xào ngó sen không bị thâm đen: khi xào ngó sen nên cho vào một ít nước lã.

Cách giữ ngó sen không bị biến màu: ngó sen mang về cắt khúc, nhúng ngay vào nước sôi rồi vướt ra nga, ngâm sen vào chậu nước có pha vài muỗng muối ăn, để khoảng 10 phút, vớt ra rửa lại bằng nước sạch, khi trộn gỏi nên cho thêm giấm gừng đã giã nhỏ, bột ngọt, hành phi trộn đều

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Bảo quản thực phẩm không cần tủ lạnh

Cách bảo quản rau không cần tủ lạnh


Rau: rau có thể giữ được độ tươi 3 – 4 ngày nếu bạn mua rau chưa nhúng nước và làm theo một trong những cách sau
 - Bọc rau trong lá chuối tươi, để nơi râm mát
 - Cũng có thể cho rau vào lá bắp cải già khô, sau đó bọc kín lại, để nơi râm mát
 - Hoặc cho rau vào một chiếc khăn nhúng giấm bọc lại, để đầu rau chúc xuống, để nơi râm mát

Bảo quản bắp cải: muốn bắp cải tươi lâu, khi mua bắp cải nên chọn bắp cải có phần cuống dài, bên ngoài có lá xanh bao phủ, chưa nhúng nước. Mang về, đem cải treo nơi thoáng gió, như thế có thể giữ cải tươi đến một tuần
Cũng có thể lấy lá bông cải phủ kín bông, dùng giấy màu xanh bọc lại thật chặt, để nơi thoáng mát
Hoặc cắt hết lá, cuống đến sát phần bông, sau đó treo bông cải lên, đầu bông chúc xuống

Để giữ su hào tươi lâu: thu hoạch xong giữ nguyên lá rễ không bị dập, không trầy xước, buộc túm lại và cột lại thành chùm treo nơi thoáng mát, có thể giữ được 3 tháng
Bảo quản cà rốt: để giữ cà rốt tươi lâu hơn mức bình thường, cần bảo quản theo cách sau:
 - Đối với cà rốt chưa gọt vỏ, khi mua về nên vùi vào một thùng giấy có chứa cát
 - Đối với cà rốt đã gọt vỏ, bạn có thể ngâm với nước lã hoặc nước pha giấm đường, hoặc cho chúng vào đồ đựng khô ráo, lấy chiếc khăn thấm nước phủ lên trên

Cách để dành củ cải: chọn củ cải loại ngon, không nứt, không tì vết, cắt bỏ đầu đuôi, sau đó đào một cái hố sâu khoản 1m, xếp củ cải nghiêng theo thành hố, đầu hướng xuống dưới. Xếp lần lượt cứ một lớp củ cải là một lớp đất dày 10cm. Nếu hố đất quá khô, có thể tưới thêm một ít nước. Sau khi tưới xong, lớp đất trên cùng dày hay mỏng tùy thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết càng lạnh thì lớp đất càng dày. Với cách làm này, có thể bảo quản củ cải từ 9 tháng đến một năm
Làm củ cải khô: củ cải sau khi xắt, cho vào ngăn đá làm đông lạnh một thời gian, sau đó lấy ra phơi khô, món củ cải khô sẽ bảo quản được lâu hơn, và mùi vị đặc biệt hơn

Muốn để dành cà chua:
 - Chọn những quả cà chua tươi, chôn vào thùng tro mịn, để nơi thoáng mát
 - Lựa cà chua chín không bị dập úng, đem rửa sạch, để ráo. Sau đó xếp vào lọ, núm day lên trên, rải muối đầy các núm. Làm cách này có thể bảo quản được trong 1 tháng

Bảo quản các loại củ không cần tủ lạnh
Bảo quản khoai tây:
 - Lựa chọn khoai ngon, không trầy xước, đem vùi giữa hai lớp cát dày khoảng 20cm, khoai sẽ không bị hư hoặc nảy mầm quá nhanh
 - Cũng có thể bảo quản khoai bằng cách xếp chúng trên giàn cao, ở nơi thoáng mát
 - Hoặc nấu một nồi nước sối và để thau nước lạnh gần đó, đem khoai trụng sơ vào nước sôi, đoạn vớt ngay, để vào thau nước lạnh, vớt ra để ráo, cất vào nơi thoáng mát

Để có thể giữ khoai mì được lâu mà không bị chạy chỉ hoặc thâm đen, thì làm theo một trong những cách sau:
 - Khoai mì còn nguyên vỏ, cuống, nhúng vào nước vôi ăn, sau đó vớt ra, đặt lên giàn cao, chổ thoáng mát
 - Vùi khoai vào một hố cát, che chắn kỹ, không để nước mưa thấm vào

Bảo quản khoai lang:
 - Khoai lang tươi sống: sau khi thu hoạch, giữ luôn khóm, buộc dây treo lên. Cách này có thể giữ được vài tuần, hoặc khoai đào lên, cắt dây, vùi vào hố cát
 - Khoai lang khô: khoai lang xắt lát, phơi khố, đặt giữa các lớp trấu, có thể giữ được trong nhiều năm

Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh
Giữ cam, quít, bưởi lâu hư: khi mua phải chọn loại ngon, không bị trầy xướt, không bị ong đốt. Trét vôi ăn trầu vào cuống, sau đó vùi trong cát, để nơi râm mát, có thể bảo quản được vài tháng

Muốn giữ chanh tươi lâu: khi mua chanh, chọn những quả to tốt, lấy vôi ăn trầu bôi vào cuống, lấy giấy gói từng quả chanh lại rồi đặt vào thùng chứa cát, úp mặt có cuống xuống, phủ lớp chanh bằng một lớp cát, trên cùng cũng là lớp cát, làm như thế giữ chanh tươi trong vài tháng
Trường hợp chanh đã cắt dở, bạn có thể tiết kiệm bằng cách úp mặt chanh xuống chiếc đĩa có chứa ít giấm

Để chuối không bị hư: khi mua chuối nên chọn quả tốt, vừa chín tới, cắt rời khỏi cuống xong để chổ râm mát

Để giữ bơ không bị thâm úng, lúc mua nên chọn những quả cứng, sau đó cất trong túi giấy có màu sậm và để trong tủ chén, không nên cất trong tủ lạnh

Trái bơ ăn còn dư, muốn để dành hôm sau ăn thì khi cắt nên cắt theo chiều dọc, phần bơ còn lại vùi trong hủ bột hoặc rắc bột lên trên mặt cắt cho thật kín

Để giữ dưa hấu trong vòng nửa năm, nên chọn dưa tốt, chín 7 – 8 phần, cuống để dài từ 6 – 10cm, dùng rượu trắng hay nước muối có nồng độ 5% lau rửa vỏ bên ngoài một lần, sau đó để trên giàn cách mặt đất khoảng 20cm, lựa chổ thoáng mát, không bị mưa nắng
Cũng có thể cho dưa vào bọc nilon, sau đó để xuống hầm đất
Hoặc cho dưa vào túi, túm chắc miệng, để chổ râm mát, có thể giữ dưa được một tháng

Cách bảo quản táo trong thời gian 4 – 5 tháng
Lấy một cái vại sành thật khô, để nơi râm mát, đặt dưới đáy vại mộ bình nước đầy không đậy nút. Sáng sớm đem táo đã bọc sẵn một lớp giấy, xếp vào vại, dùng nilon bọc kín miệng vại lại. Khi ăn, lấy táo ra, xong phải đậy kín lại ngay

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Cách xử lý mùi bùn, đất của tôm, cá



Để làm sạch bùn, đất nhốt trong nghêu, sò, ốc: khi mua về, hãy ngâm vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, khi ngâm nên cho vào một ít ớt băm nhuyễn, khi luộc hãy cho vào nồi một ít lá sả, lá ổi, sẽ không còn nhớt nữa

Để làm mất mùi hôi của bao tử heo: bao tử heo nếu không làm sạch sẽ có mùi rất khó chịu, để xử lý tình trạng này, khi mua bao tử về, rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó cho vào nước, đun lửa to, trở đều, thấy nước sắp sôi thì gắp ra và gột sạch những chất bẩn ở hai mặt, chà lại bằng muối, gừng, rửa sạch, trụng sơ bằng nước nóng lần nữa là được

Cách xử lý mùi bùn, đất của tôm, cá: dùng muối để rửa hoặc ngâm cá tôm đã rửa sạch vào nước lạnh có pha giấm, cũng có thể trộn ít hạt tiêu, mùi tanh sẽ không còn nữa

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Cách bảo quản thịt, trứng




Bảo quản thịt trong thời gian dài:
-    Thịt tươi luộc chín, với ra ngay cho vào nước mỡ, có thể bảo quản được lâu
-    Thịt tươi nhúng nước phèn chua pha loãng, ngâm trong một giờ, lấy ra xát muối rang, đem treo nơi thoáng mát. Khi ăn nên rửa thật sạch

Bảo quản thịt bằng mật ong: thịt heo mua về cắt ra từng miếng, thoa đều mật ong lên bề mặt thịt, xỏ dây ngang miếng thịt treo nơi thoán

Bảo quản trứng bằng cám: lót dưới đáy hộp một lớp cám, xếp trứng vào, đầu to quay lên trên, cứ một lớp trứng là một lớp cám, lớp cám trên cùng dày hơn, mười ngày kiểm tra một lần, nếu phát hiện quả nào hư phải bỏ ngay. Làm cách này bảo quản được từ 4 – 6 tháng

Bảo quản trứng bằng dầu mè: chọn trứng mới, bôi lên một lớp dầu mè, xong xếp vào vại. Cách này bảo quản trứng được từ 30 – 40 ngày

Bảo quản trứng bằng vôi: lựa trứng tươi, cho vào dụng cụ đựng trứng bằng sành sứ hay thủ tinh, sau đó đổ nước vôi nồng độ 2 – 3% vào bình, để nơi thoáng mát

Bảo quản trứng bằng cháo đặc: chọn trứng mới, nhúng trứng vào cháo đăc, sau đó đem lăn vào vôi bột rồi cho trứng vào đồ đặng bằng vại sành hoặc vại tre, đầu to quay lên trên. Để trứng nơi thoáng mát, không bị dột mưa hoặc nắng. Làm cách này có thể giữ trứng được từ 3 – 4 tháng

Bảo quản trứng bằng cách ngâm giấm và muối: chọn trứng tươi, rửa sạch bằng nước lã. Sau đó ngâm với giấm ăn khoảng 5 phút, vớt ra, thả vào nước muối pha sẵn theo công thức: 50 trứng 1 kg muối ăn, nước ngâm trứng. một tuần là có thể dùng được

Bảo quản trứng bằng rượu và muối: chọn trứng mới, rửa sạch, để ráo. Ngâm trứng vào rượu khoản 15 – 20 phút, vớt ra lăn muối trắng, xếp vào hủ, rắt lên một lớp muối, ủ trong 20 ngày là dùng được
Bảo quản trứng bằng đậu nành, đậu đen, xác trà khô, tránh đừng để trứng cùng với gừng và hành tây, sẽ làm trứng nhanh hỏng

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Mẹo nấu cơm ngon



Để nấu cơm được ngon hơn, khi nấu bạn nên cho vào nước sôi một vài giọt chanh, cơn sẽ thơm và rời từng hạt.

Nấu cơm bằng gạo cũ: gạo của thường có mùi hôi, có khi có mùi mốc, khi vo gạo, nên vo sạch, ngâm trong nước khoảng một giờ, sau đó vớt ra để ráo, đun nước sôi, cho gạo vào, đồng thời cho vào một muỗng dầu ăn, cơm chín sẽ thơm ngon.

Cách hấp cơm cũ ngon: không cần xới hay bóp cơm tơi ra, cứ để nguyên xoong cơm, rưới nước vào, cho thêm ít muối, nhắc lên bếp, ấn nút nấu, khi đèn chuyển sang nút giữ ấm, dùng đủa xới lật cơm lên, hạt cơm sẽ rời ra, xốp và ngon.

Để chiên cơm ngon: cần chọn hạt cơm săn chắc, không bị dính. Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn hoặc mỡ vào chảo, đun nóng, cho vào vài tép tỏi đập dập, khi tỏi thơm, cho cơm vào đảo đều, dùng xạn ép cơm cho chặt xuống, đảo lên vài lần cho đến khi thấy cơm se lại, bóng đều, sau đó thêm một ít mắm ngon, bột ngọt, muối, tiêu, trộn đều, cuối cùng rắt hành ngò lên.

Cách nấu cháo không bị trào: khi nấu cho vào nồi vài giọt dầu mè. Khi cháo sôi, để lửa nhỏ, nấu tiếp, chắn chắn cháo sẽ không bị trào ra ngoài.

Bánh tráng để lâu bị khô cứng: để bánh mềm dịu trở lại, hãy lấy bánh nhúng vào nước cốt dừa, bánh sẽ rời ra và rất ngon.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Cách bảo quản cá




Giữ cá sống lâu:
Lấy giấy mỏng thấm nước dán vào mắt cá, giúp cá sống thêm 3 – 4 giờ
Nhỏ vào miệng cá vài giọt rượu trắng, sau đó cho cá vào nước, để nơi râm mát. Nếu dùng nước máy thì nên để nước một vài ngày sau đó mới thả cá
Bảo quản cá bằng cồn: lấy bông gòn tẩm cồn 90º nhét vào mang cá, cá sẽ tươi được 2 – 3 ngày
Bảo quản cá với rượu, giấm:
 - Đun sôi 3 chén giấn chung với một chén rượu và ¾ chén muối để nguội
 - Cá làm sạch mổ bụng, bỏ ruột, ngâm vào hỗn hợp trên
 - Với cách làm này, cá có thể giữ tươi 1 tuần đến 10 ngày
Bảo quản cá vài ba ngày: làm sạch cá, để ráo sau đó xát muối vào bụng và hai bên ngoài cá, lấy miếng vải nhúng giấm, đường ( 2 muỗng đường, 5ml giấm) gói kín lại, cá sẽ tươi trên 3 ngày
Bảo quản cá tươi bằng dầu thực vật và muối: làm sạch cá, bỏ ruột, bỏ mang nhưng không đánh vảy, cũng không được rửa nước, chỉ lấy khăn khô lau máu, sau đó ngâm cá vào nước muối (hàm lượng muối 5%) đã đun sôi để nguội, ngâm trong 4 giờ sau đó vớt ra, hong khô nước và thoa lên mình cá một ít dầu thực vật, treo cá nơi thoáng mát. Với cách này có thể bảo quản cá được 3 – 4 ngày
Bảo quản cá chín ăn được nhiều ngày: cá làm sạch, kho bình thường, sau đó cho vào nồi cá một ít rau câu, tiếp tục đun sôi một lúc rồi đổ ra tô đã trụng nước sôi, chờ cá nguội và đông lại, rắc một lớp muối dày lên trên. Làm cách này có thể bảo quản rất lâu và dễ di chuyển. khi ăn chỉ cần bỏ lớp trên cá
Bảo quản tôm, cá, mực khô để lâu dễ bị mốc, nên sấy khô chúng hoặc phơi thật khô, cho vào lọ kín, bên dưới để vài nhánh tỏi khô đã bóc vỏ

Bảo quản mắm ruốc: mua mắm ruốc ngon, bỏ vào lọ, phía trên cho một ít muối hay một chút rượu trắng rồi đậy nắp lọ thật chặt

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Mẹo chế biến thực phẩm: Món trứng


Để trứng gà ốp la có độ bóng, ngon: sau khi chiên, hãy rắc lên trên mặt trứng vài hạt muối.

Để luộc trứng đã bị nứt, chỉ càn thoa lên vết nứt một chút nước cốt chanh hay giấm, lòng trắng sẽ không bị lọt ra ngoài.

Để luộc trứng lộn: nên chọn trứng tươi, vừa úp mề, rửa sạch, cho vào nồi luộc trứng một muỗng cà phê bột ngọt, khi trứng gắp được bằng đũa là trứng đã chí
Lột vỏ trứng luộc: khi luộc xong, nên thả ngay vào thau nước lạnh.

Muốn trứng ko bị dính vào chén: khi đánh trứng để chiên, trứng thường bị dính vào đáy chén khá nhiều, trước khi đánh trứng, hãy tráng một lớp nước lã qua chén.

Để lột trứng luộc dễ dàng: đối với trứng mới, khi luộc rất khó lột vỏ. Trước khi luộc nên cho vào nước một nhúm muối hoặc nửa chén giấm, khi luộc xong, đổ ngay trứng vào thau nước lạnh, trứng nguội là lột vỏ được ngay.

Ăn trứng cách nào cho dễ tiêu: khi rán trứng, ngoài những gia vị cần thiết, bạn nên vắt vào trứng một vài giọt nước cốt chanh.

Đánh kem trứng mau dậy: để không phải kéo dài thời gian đánh kem trứng, khi đánh bạn nên cho vào trứng một chút muối.

Muốn rán trứng ngon: khi đánh trứng nên cho vào trứng một chút dầu ăn, muối và ít nước sôi để nguội.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Cách chọn trứng, cách phân biệt mật ong thật giả

>

Trứng: trứng mới vỏ hơi nhám, sắc còn tươi. Ta cũng có thể dùng nước muối nhạt để thử bằng cách cho trứng vào thau nước muối, trứng còn tươi sẽ chìm xuống đáy thau, trứng cũ sẽ lơ lửng chính giữa, và trứng quá cũ sẽ nổi trên mặt nước. Nếu mua trứng về ăn ngay thì nên chọn loại trứng cũ vừa sẽ ngon hơn. Mua trứng để dành thì cần mua loại trứng mới, để có thể bảo quản lâu hơn

Trứng sống, trứng chín: để phân biệt trứng sống hay chín, hãy đặt trứng lên chổ phẳng rồi xoay nhẹ, trứng chín sẽ có vòng xoay hơn trứng sống

Bơ, pho mát: chọn loại nguyên chất, không pha bột gạo hay khoai lang, vì loại bơ, pho mát bị pha sẽ ăn dở và mau hỏng hơn

Phân biệt bơ thật, bơ giả: hãy nhỏ vài giọt iot vào bơ hoặc pho mát, nếu bơ hoặc pho mát không đổi màu là loại nguyên chất, nếu thấy ánh màu xanh bếc là thứ bơ, pho mát pha

Đậu hủ: chọn đầu hủ có màu thật trắng, cắt thật mịn và láng. Tránh mua loại đậu hủ màu ngà, mặt cắt sần sùi

Mật ong: nên chọn loại mật ong nguyên chất. Để phân biệt mật ong giả hay thật có nhiều cách
 - Lấy cọng hành là nhúng vào mật ong, nếu cọng hành bị héo là mật ong thật, nếu vẫn tươi là mật ong giả
 - Nhỏ một giọt mật ong lên tờ giấy thấm, nếu mật ong không thấm ra giấy là mật ong thật
 - Hoặc lấy tờ giấy thường, nhếu lên một giọt mật ong, lật ngang lật dọc, nếu giọt mật không chảy thì đó là mật thật
 - Dùng một ly nước, nhỏ một giọt mật vào, nếu mật không chìm hoặc tan trong nước là mật giả

Cà phê: muốn chọn được cà phê ngon, nguyên chất, hãy lấy một nhúm cà phê bột thả lên trên mặt nước, sau hai phút nếu bột cà phê không chìm thì đó là cà phê nguyên chất

Mua bánh chưng: bánh chưng ngon phải đạt những yêu cầu sau:
 - Khi cầm bánh lên, cảm nhận độ chắc vừa hải, không quá cứng hay quá mềm, chỉ hơi mềm là được
 - Trọng lượng bánh không quá nặng hay quá nhẹ so với độ lớn của bánh. Bánh nặng thường bị sống ở giữa, bánh nhẹ thì thường bị nhão
 - Nhân: mỡ trong bóng, nạc trắng hồng là thịt ngon

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Cách bảo quản mật ong, trà, giấm



Bảo quản mật ong: để giữ mật ong không lên men và hư hỏng, nên đậy nút chai mật ong thật kín, để nơi bóng tốt, râm mát nhưng không ẩm ướt
Để mật ong không bị đọng dưới đáy lọ: hãy cho cả chai mật ong vào nồi nước lạnh, đun nóng dần lên 70 – 80ºC, phần đọng dưới đáy sẽ tan hết

Muốn trà thơm lâu: không nên để trà tiếp xúc với ánh sáng, đựng trà trong hộp thiếc có lót giấy hoặc lọ bằng sành sứ, không nên để trà trong lọ thủy tinh
Bảo quản trà không bị nấm mốc: gói một cục vôi sống bằng túi vải, bên ngoài là lớp giấy báo, sau đó cho vào đáy hộ đựng trà, sau đó lót thêm tờ giấy trắng và cho trà vào

Rượu để lâu ngày vẫn không bị hư, hoặc chua: cho quả trứng gà vào trong rượu gạo chưa đun, sau hai giờ trứng sẽ sẫm lại, làm như vậy có thể bảo quản rượu từ 2 – 3 tuần, sau khi uống hết rượu, trứng gà vẫn dùng được

Muốn giấm chua lâu: cho vào giấm một số tỏi và ớt, giấm sẽ chua đến 4 – 5 tháng

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Cách chọn Tôm - Cua - Cá ngon


Cá đồng: nên chọn cá sống, trường hợp cá chết thì hãy xem mang cá để biết cá chết lâu chưa. Nếu mang cá đỏ hồng, mình cá mềm, không đổ nhớt là cá mới chết

Cá ngon: là cá mập, mình ngắn, tròn lẳn, đầu tương xứng với mình. Cá ốm, đầu cá to bè thì không nên mua

Cá biển: cá tươi sẽ có mùi nhẹ, ít tanh, mang cá đỏ, vảy sáng bóng, mắt cá tươi trong, thịt chắc cứng, có độ đàn hồi, ấn xuống mình cá rồi nhấc lên thịt cá sẽ lên theo. Sờ bụng thấy chắc cứng, thịt cá và xương cá dính chặt nhau. Nếu mang cá trắng bệch hoặc thâm tím là cá ươn 

Tôm tươi: chọn tôm sống, nếu tôm chết thì vỏ có màu trắng xanh và sáng bóng, đầu mình dính liền.  

Tôm ươn: vỏ ngả sang màu vàng đỏ, đầu đứt ra khỏi mình và có màu hơi đen, mùi hôi khó ngửi, không nên mua

Tôm khô: chọn tôm có màu đỏ tự nhiên. Khi mua, bốc một nắm nhỏ, bóp mạnh rồi buông ra, nếu tôm rã mà không vón cục là tôm ngon

Cua: cua tháng tư, tháng năm là béo nhất. Chọn loại còn nguyên càng, chân và mai có màu xanh xám.Yếm nhọn là cua đực, yếm tròn là cua cái. Thịt cua đực béo hơn cua cái nhưng cua đực ít gạch
Khi mua cua đồng hay cua biển đều phải mua cua sống

Để phân biệt cua chắc và cua óp: chọn cua, cần lật ngửa cua lên, ấn mạnh vào phần yếm, thấy cứng là cua chắc, mềm, càng trong, xanh lợt là cua óp. Nếu càng cua mọng nước, mai cua chuyển sang màu đỏ là chua chết, đừng mua

Mua ốc: chọn ốc mập. ốc mập, mày nó sẽ nằm sát ở miệng vỏ ốc, khi sờ tay, mày sẽ khép lại ngay. Ốc ốm, mày sẽ thụt sâu vào trong. Ốc chết có mùi rất hôi

Sò: chọn sò sống, miệng há, khi sờ vào là nó khép miệng ngay, nếu không khép miệng là sò chết. Sò chết cũng rất khó ngửi
Lươn: chọn lươn to vừa, lưng nâu, bụng vàng, ngắn là ngon

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Cách bảo quản bơ, sữa



Giữ nước suối, nước có ga uống dở: nên đậy kín nắp chai lại, dốc ngược chai xuống

Để bảo quản dầu mỡ lâu hư: dầu mỡ để lâu hay bị mốc trắng, xanh, mất mùi. Để khắc phục tình trạng này, nên dùng đồ thủy tinh hoặc sành sứ để trữ dầu. Để lọ dầu nơi thoáng mát và cho vào một ít đường hoặc ít nước cốt chanh trong quá trình thắng mỡ. đừng quên đậy thật kín

Giữ bơ, pho mát không bị chảy, vữa: cho một miếng vải sạch, nhúng nước pha giấm, vừa đủ ướt, bọc miếng bơ lại, để nơi thoáng mát, thoáng khí và ít ánh sáng
Nhiệt độ tốt nhất là 6ºC

Giữ bơ tươi ngon bằng cà rốt: để tránh tình trạng bơ bị vữa và ôi, nên cắm vào bơ, pho mát một miếng cà rốt trong khoảng 3 – 4 giờ

Cách bảo quản sữa: muốn sữa không bị hỏng, nên cho vào sữa một ít muối, hoặc một ít đường vào sữa, đun sôi
Đối với sữa uống không hết, để một lát sữa sẽ bị chua, hãy đem sữa đun lại, và khi đun cho vào một ít đường
Muối để lâu thường bị ướt, muốn để muối luôn khô ráo, nên lót một lớp giấy thấm trước khi cho muối vào lọ

Cách chọn mua trái cây


Dưa hấu: chọn dưa hấu có dáng cân đối, vỏ cứng chắc nhẵn nhụi, vân sáng, phía dưới ngả màu vàng, rốn lõm sâu, núm giữa rốn có màu xám. Khi mua, dùng tay nâng quả dưa lên và gõ nhẹ, nếu kêu bình bịch và có vẻ nặng và cảm giác bên trong rung rinh thì là dưa ngon. Tiếng giòn có vẻ nhẹ tay, dáng méo mó, rốn nhô cao là dưa chất lượng kém

Chuối già: chọn trái không quá to, da vàng thâm kim ăn thơm và dẻo hơn là loại trái to
Chuối cao: chọn trái nhỏ đều, no nẩy mình, màu vàng ươm, vỏ mỏng
Chuối cơm: trái to hơn chuối cao, màu vàng, vị chua
Chuối xiêm: chọn trái màu vàng, da thâm kim, ăn dẻo và ngọt

Bưởi: ngon nhất là bưởi năm roi, nên chọn trái nặng, vàng da, bóng, phía dưới bầu, phía trên thon. Vị ngọt lịm, không hạt, có chua cũng chỉ là chua nhẹ

Cam quýt: chọn trái mỏng vỏ, nhẵn, (ngoại trừ cam sành), cầm nặng tay, cuống tươi màu vàng, không tì vết, không dập úng

Hồng đỏ: lựa loại đỏ tươi có hơi  bột, nhưng phải đủ chín để không bị chát. Hồng đỏ nếu chọn đúng loại ngon sẽ dẻo và ngọt bùi
Hồng trứng: màu đỏ cam, thường nhỏ trái hơn hồng đỏ, chọn loại có màu cam và vàng lẫn lộn sẽ ngọt hơn. Hồng trứng thường không có hạt hoặc ít hạt

Bôm, lê: chọn trái vỏ căng, mởn, không tì vết

Thơm: chọn trái mắt to, vuông, chin vàng

Táo ta: chọn trái da xanh, ửng vàng, tròn đều, không chấm sâu

Mít: chọn trái cuống nhỏ, gai thưa, tay ấn mềm có mùi thơm

Xoài: xoài cát da căng, vàng đều, đầu cuống chin vàng và cứng. trên bụng xoài dưới chót đuôi có 1 mắt nhỏ, mắt nhỏ là xoài hột nhỏ

Sầu riêng: chọn trái có gai nở tròn trịa, không bị lép, không nứt vỏ, lấy tay bóp hai gai câu vào thấy không cứng là trái chín, không sượng


Măng cụt: chọn trái to, cuống tươi, vỏ bóng, bóp thấy hơi mềm tay, bụi phấn bám quanh là trái chín cây, ít mủ, cơm bên trong sẽ dày và rất ngon

Mãng cầu xiêm: chọn trái có vỏ căng bóng, gai đều, cách khoảng xa
Mãng cầu ta (na): chọn trái nở gai đều, mắt thấp, đường rãnh giữa các mát cạn là mãng cầu dai, ăn ngon

Bơ: chọn trái vỏ bóng, không bị úng, muốn chọn bơ ăn liền thì ấn vào chổ cuống, nếu mềm thì là bơ đã chín

Sapoche (lồng mứt): chọn lồng mứt căng mọng, sờ tay thấy mềm đều là trái ngon, nếu có chổ cứng tay thì không nên mua, vì chổ đó dễ bị sượng và có mủ trắng, ăn chát

Nhãn, chôm chôm, vải: trái to vỏ mỏng, nặng, có nhiều nước

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Cách làm mất mùi tanh của tôm

.

Cách làm mất mùi tanh của tôm
Tôm mua về, cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước, tôm sẽ dai, giòn và mất mùi tanh.

Cách làm sạch nhớt cá trê: cá sống mua về, cho vào thau nước muối có nồng độ 5 – 10%, cá trê quẫy mạnh và chết. Vớt cá ra, cạo sạch nhớt, chặt bỏ đuôi, mõm và phần ngạnh hàm, móc ruột, bỏ hoa phần đầu, rửa sạch, cá sẽ sạch không còn hớt nữa.

Để thịt lươn sạch nhớt, thơm ngon, không còn tanh: lươn mua về, bỏ vào nước muối cho lươn chết, vớt lươn ra dùng tro bếp vuốt sach và rửa kỹ, để ráo.
Sau đó dùng dao nhọn chọc vào rốn lươn, lóc ngược lên phần đầu, bỏ ruột, dùng giấy thấm, thấm sạch máu, không được rửa nước để tránh tình trạng có mùi tanh, đặt lươn lên thớt, dùng sóng dao dần đều trên phần lưng. Làm thế thịt lươn sẽ rất thơm ngn khi chế biến.
Cách làm sạch cua: cua mua về, giữ nguyên dây luộc, lật ngược, gỡ bỏ yếm cua, chổ phần bụng cua có điểm nhỏ lõm sâu, bạn hãy day dao nhọn xuyên thẳng vào cua, cua sẽ chết ngay, sau đó gỡ mai, lấy gạch để riêng, làm sạch phần càng, ngoe, cho vào rổ để ráo
.
Để nồi canh, đĩa cá, nhà bếp hết mùi tanh của cá thịt: 
 - Làm cá xong không rửa lại bằng nước lã.
 - Khi ướp cho thêm 1 chén rượu.
 - Rửa tay bằng nước muối mặn.
 - Bỏ đường vào than bếp

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bảo quản gạo và các loại bột




Gạo bị mọt: để gạo lâu không bị sinh mọt, nên làm theo cách sau
 - Cho vào lu đựng gạo một cục than củi
 - Cũng có thể đặt dưới đáy lu một lớp tiêu bột, có thể ngăn ngừa được mọt

Để bột mì lâu không bị mốc, sâu, hãy cho vào một nhúm muối, tỷ lệ 5g muối cho 1kg bột

Để bột bắp không bị mốc: khi mua về cho vào lọ thật sạch và thật khô, không dùng muỗng dơ để múc bột, để nơi thoáng khí, không bị ẩm ướt, không bị nắng chiếu vào
Nếu bột bắp bị mọt, không nên làm sạch bằng cách đem ra phơi nắng mà hãy dùng rây bột sau đó cho vào chảo sấy lại với lửa nhỏ

Muốn bánh mì ngon như lúc mới mua về:
 - Cho vào bao nilon, để bên cạnh 1 cục đường rồi buộc kín miệng bọc lại, để nơi mát, lâu lâu thay đường
 - Cho bánh mì vào bao nilon, cho thêm vài cọng rau cần đã rửa sạch, làm như vậy giúp bánh mì không bị cứng và lại có mùi thơm ngon

Để giữ cơm nguội không bị hư: khi nấu nên cho vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại cho thêm tí muối, làm như thế cơm giữ được 2 – 3 ngày

Đối với món xào: thức ăn xào còn thừa bạn hãy gạn hết nước, để vào vài nhánh tỏi khô đã lột vỏ, để đến hôm sau vẫn còn ăn được

Để giữ rau luộc: khi luộc rau nên cho thêm vài lát gừng, sau đó nếu ăn dư hãy cho rau vào tô, sau đó thêm ít giấm ăn, xong đặt vào chậu có nước

Muốn để dành đậu hủ tươi nhiều ngày: mua đạu hủ trắng mịn, về ngâm đậu hủ với nước muối. tỷ lệ: nửa ký đậu thì 50g muối. Làm cách này có thể giữ đậu tươi ngon trong 1 tuần

Bảo quản tương hột không bị hư hoặc chua: muốn bảo quản tương hột, hãy cho muối hoặc dầu ăn, giấm vào lọ xong khuấy đều, bằng cách này có thể giữ được tương rất lâu

Bảo quản tương nước không bị mốc
 - Cho nước tương vào xoong đun sôi, để nguội, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ sành, sau đó bỏ vào nước tương vài khúc hành tây, vài lát tỏi hoặc vài giọt rượu trắng
 - Cũng có thể đổ lên nước tương 1 lớp dầu ăn, sau đó đậy kín lại

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Cách bảo quản các loại đậu, hành, tỏi



Muốn để dành đậu phộng ăn được lâu
Bạn có thể làm theo hai cách sau:
 - Chọn những hạt già, khô, to, mang rửa sạch, vớt ra để ráo. Cho muối vào chảo rang, sau đó cho đậu vào. Đậu chín, đổ ra mâm phơi nắng, khi đậu đã thật khô cho vào keo, lọ đậy kín
 - Cho vài điếu thuốc thơm vào lọ đựng đậu rồi đậy kín, có thể giữ đậu được từ hai đến ba năm
Bảo quản các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… thường rất dễ bị mọt, chỉ cần bạn cho vào lọ đựng đậu vài tép tỏi, mọt sẽ không dám bén mảng tới, có thể để dành được từ 2 – 3 năm
Bảo quản củ hành: để giữ củ hành lâu mà không sợ mềm úng, bạn chỉ cần để củ hành với vài lát bánh mì khô
Bảo quản tỏi:
Nếu tỏi còn cuống, cột tỏi lại thành chùm, treo nhơi thoáng mát
Lột vỏ, đổ dầu ăn lên, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín, ăn được lâi
Bảo quản ớt
Để có thể giữ ớt được tươi lâu, có nhiều cách:
 - Ớt tươi, còn nguyên cuống vùi vào tro, sẽ giữ được ớt tươi mà không sợ hỏng
 - Chọn ớt chín, còn tươi, bỏ cuống, rửa sạch, để ráo, xăm bằng kim may, xếp vào keo, chế giấm pha chút muối, đường vào ngập ớt, cho vài tép tỏi đập dập

Làm cách nào để giữ bắp khô không bị sâu mọt?
 - Để bắp nguyên trái, lột vỏ túm về một đầu, phơi thật khô sau đó cột chùm lại, treo phía trên giàn bếp, khói bếp sẽ khiến sâu, mọt không dám đến gần
 - Tách rời ngô ra từng hạt, phơi thật khô, trải đều ra phên, dưới đặt một lớp trấu ít nhất 10cm và một lớp vôi bột, có thể để bắp được đến mùa sau

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh


Phải làm gì trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh?
Muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cần chú ý những điều sau:
 - Tất cả các thực phẩm đều phải được đóng gói cẩn thận
 - Phải để nhiệt độ thích hợp cho từng loại thực phẩm
 - Thực phẩm động vật tươi sống phải được làm sạch, bỏ đầu, mang, ruột
 - Đối với thực phẩm đã rã đông, phải chế biến ngay, không nên cấp tái đông trở lại

Rau tươi bảo quản được bao lâu?
Rau tươi mua về, bọc kỹ trong giấy báo, đặt ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh sẽ giữ rau tươi được từ 3 – 5 ngày

Bảo quản nấm: nấm để trần hoặc gói trong lá chuối, không đặt trong túi nhựa để tránh nấm bị chua  và khô, làm thế sẽ giữ nấm tươi được 3 – 5 ngày

Bông cải xanh, cả trắng còn tươi: hãy cho vào ngăn chứa rau, không bọc nilon, bông cải xanh giữ được 3 ngày, bông cải trắng giữ được 7 ngày

Cách bảo quản xà lách: xà lách rất khó bảo quản, chỉ vài giờ là héo. Nếu giữ cải thật khô, cho vào một tô nhựa đậy kín, để trong ngăn rau quả, sẽ giữ được 2 – 3 ngày

Để giữ hành lá, ngò, cần tươi lâu, hãy làm sạch chúng và cắt khúc, sau đó cho vào tô nhựa, đậy kín, đặt vào ngăn  chứa rau, sẽ giữ được 3 – 5 ngày

Cách bảo quản su hào: để có thể giữ su hào tươi nguyên trong vòng 1 tuần, nên chọn mua loại su hào mới hái, mang về cắt bỏ lá to, cho vào ngăn chứa rau quả

Cách bảo quản ớt Đà Lạt: cho ớt vào bao folic có lổ thủng, đặt ở ngăn rau, làm thế này có thể giữ ớt tươi được 1 tuần

Bảo quản cà tím: nên mua cà còn non, giữ ở nhiệt độ từ 10 – 13ºC (ngăn chứa rau) có thể giữ được 5 – 7 ngày

Bảo quản cà chua: cho cà chua vào ngăn rau quả, có thể giữ được 7 – 10 ngày

Để sả không bị vàng héo: khi mua sả về, rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào bọc nilon hoặc hôp nhựa, cất trong ngăn đá. Trong vòng một tuần, sả vẫn giữ được mùi vị và màu xanh tươi
Bảo quản mướp: mua mướp còn nguyên cuốn, để cả vỏ, để vào ngăn rau có thể giữ mướp tươi được từ 5 – 7 ngày

Quả mơ giữ được bao lâu: nếu cho vào ngăn rau quả, quả mơ có thể giữ được từ 4 – 6 hôm

Cách bảo quản dâu tây:
 - Làm sạch dâu, để ráo nước, xay nhuyễn, bỏ vào ngăn đá
 - Hoặc trộn dâu với một ít đường cát rồi xếp vào khay, chỉ xếp một lớp, không xếp chồng lên, đặt vào ngăn đá. Khi muốn ăn, rắc thêm một lớp đường lên kay, đưa vào ngăn mát, sau đó lấy ra ăn

Cách bảo quản mận: mận mua về bọc vào giấy tẩm dầu, để vào ngăn rau quả, có thể giữ được từ 3 – 5 ngày

Cách bảo quản dưa hấu: dưa để nguyên trái hoặc có thể bổ dưa ra và đậy mặt dưa bằng một lớp folic, có thể giữ dưa tươi trong một tuần

Thời gian bảo quản dầu mỡ: dầu mỡ cho vào lọ, đậy kín miệng, giữ được một đến hai tuần

Đối với các thực phẩm tươi sống:
 - Tôm, cua, sò: giữ được 24 giờ, tốt nhất là nên làm cho chín, để nguội rồi cho vào ngăn đá, thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn
 - Thịt heo: giữ được từ 3 – 4 ngày, ướp đông giữ được trong 6 tháng
 - Thịt bò: giữ được từ 4 – 6 ngày, ướp đông giữ được trong 3 tháng
 - Gà, vịt: giữ được từ 2 – 3 ngày, ướp đông giữ được trong 9 tháng
 - : giữ được 24 giờ, ướp đông giữ được trong 2 tháng