Hiển thị các bài đăng có nhãn món ngon ngày tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn món ngon ngày tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam

Tết Nguyên Đán là dịp mọi gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Dù đi xa nơi đâu nhưng mỗi khi Tết đến, người Việt lại trở về bên cha mẹ, người thân và thưởng thức không khí tuyệt vời của mùa xuân năm mới với những món ăn truyền thống đặc trưng.

Những món ăn ấy không chỉ có bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành mà còn đó rất nhiều đặc sản mà “chỉ Tết mới có” trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc…

Chè lam xứ Đoài
Nguyên liệu chính làm chè lam là gạo nếp cái hoa vàng rang đều cho nổ thành bỏng và đem bỏng nghiền thành bột mịn. Các phụ liệu khác làm chè lam cũng phải được chuẩn bị sẵn như mật mía phải là thứ mật mía sánh đặc; lạc rang vàng đem giã nhỏ vừa làm đôi; gừng bỏ vỏ xay nhuyễn.

Chè lam thường ăn chậm rãi, uống với chè. Những ngày trời thu mát lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị.


Cá kho làng Vũ Đại, Hà Nam
Món cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam, tất cả những tên gọi trên đều cùng là món cá kho cổ truyền của làng (là tên văn học - tên cũ là làng Đại Hoàng), nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Món cá kho cổ truyền này đã nổi tiếng khắp nơi nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Món cá kho này rất đặc biệt bởi thịt cá cứng chắc, xương cá xốp mềm, cá có hương vị rất hấp dẫn và không còn mùi tanh thông thường của cá. Món cá kho được chế biến rất kỳ công và kho trong thời gian rất lâu khoảng 12-15h liên tục cùng với gia vị cổ truyền của làng nên có hương vị rất đặc trưng. Có thể khẳng định rằng món cá kho đặc biệt này là món cá kho ngon nhất Việt Nam. Chắc chắn bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món cá đặc biệt này 1 lần là sẽ muốn được thưởng thức thêm nhiều lần nữa.


Thịt trâu gác bếp Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai...)
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Sơn La, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.

Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Sơn La có một thứ gia vị đặc biệt là  đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.

Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…

Bánh rò xứ Quảng và bánh tổ Hội An (Quảng Nam)
Chất liệu hoàn toàn giống với bánh chưng, chỉ có khác thay vì hình dạng vuông vắn, bánh rò được gói thành hình tháp, mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng các tháp của người Chăm!


Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.

Me ngâm đường ở Huế
Me ngâm đường (me dầm) luôn được xem là một trong những món "mứt" cao cấp, đắt tiền nhưng vẫn được ưa chuộng nhất trong những món ăn Tết của người Việt. Đa số người Bắc, người Huế hay làm món me dầm trong dịp Tết.


Bánh phồng mì Trà Vinh
Trà Vinh cũng như nhiều vùng khác nữa ở ĐBSCL trồng khoai mì nhiều lắm. Khoai mì ngoài việc luộc, nướng, xay làm bột v.v… thì bánh phồng mì là món không thể thiếu mà ông bà xưa ở đây bày ra để mấy ngày lễ, Tết cúng kiến, tạ ơn tổ tiên, trời đất; rồi con cháu nhiều đời lưu truyền cho đến ngày nay.

Cốm nổ Bình Thuận
Cốm hộc được bày trang trọng trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên lúc Giao Thừa về ăn Tết với con cháu, và khi hết ba ngày Tết cúng tiễn ông bà đi. Cúng xong, con cháu được hoan hỉ chia lộc no đủ đầu năm với những hộc cốm đầy đặn, đủ màu sắc. Không phải quanh năm lúc nào Cốm hộc cũng có bán ngoài chợ, mà phần lớn được làm thủ công trong gia đình những ngày cận Tết.

Lạp vịt Sóc Trăng
Lạp vịt tuy được bày bán quanh năm, nhưng vẫn là món không thể thiếu khi tết đến ở miền tây nam bộ. Có nhiều vùng làm lạp vịt ngon nổi tiếng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (long an)… với những hương vị độc đáo khó quên.

Canh khổ qua nhồi thịt và thịt heo luộc ngâm nước mắm ở Sài Gòn
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Thịt heo ngâm nước mắm bắt nguồn từ Sài Gòn là món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon, dễ làm, có vị đậm đà và cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ bao đời nay, nhiều gia đình là không thể thiếu món thịt heo ngâm nước mắm trong ngày tết

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Thực đơn xanh ngày tết

Gỏi bưởi

Nguyên liệu: ½ quả bưởi, 150g tôm khô loại ngon, 100g củ kiệu, 1 con khô mực, 50g mè, 1 củ cà rốt, 1 bịch bánh phồng tôm, củ hành tím, rau thơm, nước mắm, chanh, tỏi, ớt, giấm. 
Cách làm: Bưởi lột vỏ tách từng tép nhỏ. Tôm khô ngâm nước cho mềm, xào thơm với tỏi. Mè rửa sạch rang vàng. Khô mực nướng vàng, đập tơi, xé sợi. Cà rốt tỉa hoa, ngâm chua. Bánh phồng tôm chiên. Rau thơm rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tím phi thơm. 
Pha nước mắm theo tỉ lệ: 1muỗng lớn nước mắm + 1 muỗng lớn đường + 1 muỗng lớn nước cốt chanh + 1 muỗng nhỏ muối + tỏi bằm + ớt bằm. 
Trộn bưởi với mè, tôm, khô mực, rau thơm, rưới nước mắm đã pha vào. 
Lưu ý: Bưởi có thể lột bỏ phần vỏ, chừa phần áo lụa và để trong tủ lạnh trước. Khi trộn gỏi, bưởi sẽ dễ tách hơn. 

2 Bì cuốn chay

Nguyên liệu: 50g bún tàu, 4 miếng đậu hủ chiên, 2 trái dưa leo, 1 củ khoai lang, rau thơm, thính gạo, muối, bột ngọt, đường, bánh tráng dẻo. 
Cách làm: Khoai lang gọt vỏ cắt sợi, chiên vàng. Đậu hũ cắt mỏng chiên vàng, xắt sợi. 
Bún tàu cắt ngắn, chiên vàng. Dưa leo bỏ hạt, lạng mỏng, cắt sợi, bóp muối, vắt ráo. 
Trộn tất cả các nguyên liệu trên với thính + muối + bột ngọt, nêm vừa ăn. 
Trải bánh tráng, xếp rau sống, hỗn hợp bì chay lên trên rồi cuốn chặt tay. 
Pha nước tương + đường + chanh + ớt + chút nước, nêm vừa ăn. 
Lưu ý: Món này nên trộn sẵn phần bì, khi nào ăn đem cuốn với rau, bánh tráng. 
Thính gạo làm bằng gạo nếp sẽ ngon hơn, phần thính này có thể làm trước và để dành trong ngăn mát. 
Nên để bánh tráng trong lá chuối để bánh được dẻo, dễ cuốn hơn. 

Bò cuộn củ kiệu

Nguyên liệu: 300g bò phi lê, 50g mỡ gáy heo, 50g củ kiệu chua, gia vị, bánh hỏi, bánh tráng, rau sống. 
Cách làm: Bò xắt mỏng, đập mềm ướp với chút bột nêm, dầu ăn, tiêu, tỏi. 
Mỡ gáy luộc chín, xắt mỏng. Trải miếng thịt bò, xếp miếng mỡ, củ kiệu, cuộn lại, đem chiên áp chảo hoặc nướng. 
Hành lá cắt nhỏ, nấu sôi dầu ăn, chế vào hành lá. 
Món này ăn với rau sống, bánh hỏi, chấm nước mắm chua ngọt. 
Lưu ý: Thịt bò có thể ướp trước, cất trong tủ đông, khi nào dùng lấy ra cuộn thịt bò sẽ rất mềm. 

Lẩu nấm

Nguyên liệu: 500g xương gà, 50g nấm hương, 50g nấm rơm, 50g nấm mỡ, 50g nấm đùi gà, 100g nấm kim châm, 50g nấm bào ngư, 1 cái đùi gà, 2 miếng đậu hủ, 1 củ cà rốt, miến, gia vị. 
Cách làm: Rửa sạch xương gà, trụng qua nước sôi, hầm lấy nước ngọt, nêm vừa ăn. Các loại nấm rửa sạch, cắt vừa ăn. Cà rốt, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Miến khô ngâm nước lạnh cho mềm, vớt để ráo nước. 
Khi ăn cho nước vào nồi lẩu, xếp nấm, rau ra dĩa, trụng từ từ. 
Lưu ý: Để nước dùng trong, khi nấu nước dùng lúc đầu để lửa lớn cho sôi, vớt bọt sạch rồi chuyển lửa nhỏ. Có thể hầm nước dùng trước để trong tủ đông, khi ăn lấy ra nấu sôi lại. Các loại nấm mua về gói trong giấy báo. 

Cơm sen
Nguyên liệu: 500g gạo thơm, 50g tôm sú, 50g jambon, 50g chả lụa, 50g hạt sen, hoa sen, lá sen, tỏi, bột nêm, dầu mè. 
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu chín. Cà rốt xắt hạt lựu, ngâm nước lạnh. 
Chả lụa, jam bon xắt hạt lựu. Hạt sen hấp chín. Tôm sú hấp chín xắt hạt lựu. 
Phi tỏi cho thơm, cho tất cả các nguyên liệu trên vào xào, nêm chút bột nêm, tiêu, trộn đều với cơm rồi gói vào lá sen. 
Trước khi ăn hấp nóng. 
Lưu ý: Lựa gạo mới cơm sẽ mềm và ngon hơn. Lá sen chưa dùng tới nên gói trong giấy báo và để dành trong ngăn mát tủ lạnh.

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Cách gói bánh chưng hương vị Bắc ngày Tết

Bánh chưng là một phần không thể thiếu trong ngày tết ở Việt Nam. Để tạo ra một chiếc bánh vừa đẹp, vừa thơm ngon, cần đòi hỏi những nguyên liệu phù hợp và bàn tay khéo léo. Tuy nhiên cũng không quá khó để tạo ra một chiếc bánh ưng ý, nếu bạn làm theo hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu chính để làm bánh chưng gồm có: Gạo nếp bắc, thịt lợn (thịt ba chỉ), đậu xanh, lá dong, lạt, gia vị

Chọn lá dong loại bánh tẻ (không quá già hoặc quá non), mỗi chiếc bánh cần 4 lá dong, sau khi lựa chọn xong, ngâm lá dong vào nước, rửa sạch và để ráo nước.

Ngâm gạo nếp ít nhất là 8 tiếng hoặc qua đêm, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước.

Đậu xanh xay làm đôi, ngâm nước cho mềm, sau đó đãi sạch vỏ, hấp chín và xay nhuyễn

Thịt ba chỉ cắt miếng hình ô cờ, rửa sạch, ướp gia vị vừa ăn gồm muối, tiêu, hành củ, để 15 phút cho ngấm gia vị

Cách gói bánh:

Dùng một chiếc mâm rộng, xếp hai chiếc lá to song song, mặt không có gân hướng xuống dưới, sau đó xếp hai chiếc lá khác lên trên theo hình chữ thập, mặt lá không có gân hướng lên phía trên

Cho khoảng nửa kg gạo nếp lên trên lá, sau đó cho đậu xanh, thịt lợn, sau đó cho tiếp đậu xanh lên trên, cuối cùng là cho thêm nửa ký gạo lên trên nữa, sau đó cuộn 2 chiếc lá dong phía trên vào, bẻ hình vuông sắc cạnh, tiếp theo gói 2 chiếc lá dong bên ngoài vào, dùng lạt buộc lại cho chắc

Lưu ý: khi gói bánh phải gói chặt tay để khi luộc bánh mới chắc, dẻo và không bị thấm nước

Cách luộc bánh

Dùng một ít cuốn lá dong và lá nhỏ lót đáy nồi, sau đó xếp từng cặp bánh vào nồi, đổ nước ngập bánh, luộc từ 10 - 14 tiếng đồng hồ

Khi bánh chín, vớt ra, rửa sạch, để lên bàn, sau đó dùng tấm ván chèn lên, có thể chèn thêm một số vật nặng cho bánh rút nước.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Tự làm dưa hành và dưa kiệu đón Tết

Trong ngày Tết, ngoài các món ăn điển hình và đặc trưng như giò, thịt gà, bánh trứng… thì món dưa không thể thiếu đó là dưa hành hoặc dưa kiệu.

Dưa hành và dưa kiệu là hai món ăn giúp chống ngán rất tốt. Vị chua chua, thơm thơm của hành và kiệu sẽ khiến bữa cơm đầu xuân thêm ngon và thú vị.

Làm dưa hành, kiệu làm sao cho ngon và không bị hăng không quá khó. Còn mua ở ngoài hàng đôi khi cũng không được ưng ý về độ trắng, giòn vì thế chị em hãy thử làm hai món dưa này nhé!

Dưa kiệu

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1 kg củ kiệu
- 200 g đường
- 1/2 lít dấm
- 1 bát muối trắng,
- Nguyên liệu khác:
  1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
- 10 quả ớt đỏ tươi

Tự làm dưa hành và dưa kiệu đón Tết - 1

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm:

- Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.

- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.

- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.

- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.

- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.

- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.

- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.

- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.

- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.

- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.

- Để sau 10 ngày là dùng được.

- Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.

- Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.

Dưa hành

Để làm dưa hành ngon, giòn trước hết chị em cần chú ý khâu chọn hành nhé. Nên mua loại hành nhỏ, củ trắng (gần gần như củ kiệu) đem về lột vỏ ngoài, khứa dọc 2-3 khứa để sau này nước ngâm dễ thấm vào. Đem phơi khô.

Nguyên liệu:

1kg hành khô, nước vo gạo, muối, đường, giấm trắng.

Tự làm dưa hành và dưa kiệu đón Tết - 2

Cách làm:

- 1kg hành khô không bóc vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm.

- Sáng hôm sau, đổ nước vo gạo, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày (ngâm hành có tác dụng cho hành đỡ cay hơn). Sau đó bóc vỏ, cắt rễ, để ráo nước.

- Bước tiếp theo, chúng ta đun nước sôi, để nước giảm nhiệt độ, có thể lấy ngón tay để thử nước, nước vừa đủ độ nóng ấm, không để nước nóng quá sẽ làm chín củ hành và sẽ rất khó lên men khi muối.

- Pha 2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa giấm trắng vào 1 lít nước.

- Xếp củ hành vào lọ thủy tinh, đổ nước đã pha sẵn cho ngập, rồi nén như muối dưa.

 Sau 1 tuần hành mới ăn được, ăn trước hành sẽ có mùi hăng.