Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Bí quyết giúp mọi người uống rượu bia mà không say xỉn trong dịp Tết



1. Không  pha chế nhiều loại thức uốngNhiều người vẫn có thói quen trộn nhiều loại nước cùng với bia để uống, đây là một thói quen mà bạn nên phải bỏ. Nhất là nước ngọt có ga, nó sẽ làm cho hơi men lan tỏa nhanh trong cơ thể và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.

2. Tửu lượngNên biết mình nên dừng lại ở đâu, không nên vì muốn độ sức mà cố gắng để uống thật nhiều. Nhất là những người bị huyết áp, uống nhiều sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh và gây nguy hiểm đến cơ thể.

3. Thời gianBạn cần canh thời gian cho mỗi lần uống, không nên uống quá nhanh. Nếu bạn uống nhanh thì lượng bia rượu sẽ không kịp để tiêu hóa, như vậy bạn sẽ nhanh bị say.

4. Nghỉ ngơiTết bạn phải đi rất nhiều nhà, vì vậy nếu bạn thấy mệt thì nên tìm nơi nào đó để nghỉ ngơi, bạn có thể nằm ngủ nhưng đừng nên ngủ quá lâu và đặc biệt bạn không được uống nước. Sau khi tỉnh dậy, bạn có thể khỏe hơn và có thể về nhà một cách an toàn.

5. Nói chuyện vui vẻKhi uống rượu, bạn nên tạo ra một không khí thực sự vủi vẻ, kể nhiều chuyện vui và hài hước. Sự vui vẻ và những tiếng cười giúp bạn rất nhiều trong việc quên đi sự mệt mỏi của bia rượu.

6. Vừa ăn vừa uốngNếu bạn chỉ uống mà không ăn thì nó sẽ gây ra sự khó chịu cho dạ dày của bạn.  Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều làm no căng bụng sẽ dễ gây buồn nôn. Ngoài ra rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh, các món nhiều dầu, mỡ, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dâu tây… trong khi uống rượu. Những món ăn đó sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu, giúp bạn vẫn có thể cụng ly mà không quá say.

7. Bổ sung vitamin B
Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng vitamin nhóm B, tuy đây là một cách không công bằng, nhưng bạn cũng nên mang theo mình để có thể giải rượu trong những lúc cần thiết nhất. Ngoài ra, bạn có thể mang theo mấy gói điện giải (chống mất nước). Đây cũng là một cách hay mà ít người biết đến.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Mẹo chống say tàu xe đơn giản cho các chuyến du lịch Tết


1. Gừng:Từ xưa ông bà ta đã biết tác dụng chống say tàu xe cực kỳ hiệu quả của gừng, nguyên liệu dễ kiếm trong bếp nhà bạn. Trước chuyến du lịch bạn uống 1/4 chén nước cốt gừng hoặc bạn có thể mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát để bạn ngậm trên xe, dán 1-2 lát gừng lên rốn để chống nôn, say tàu xe rất hay.

2. Vỏ cam, vỏ quýt:Vỏ cam, vỏ quýt có công dụng chống co thắt dạ dày, đồng thời mùi thơm của tinh dầu sẽ giúp an thần, làm giảm mùi hôi của xăng, xe,… vì vậy bạn có thể mang theo ít vỏ cam, vỏ quýt để ngậm, ăn có tác dụng chống nôn, chống say tàu xe rất hiệu quả.

3. Khoai lang sống:Khoai lang sống giúp trung hòa axit trong da dày vì vậy bạn có thể nhai nuốt cả bã khoai lang sống để giúp chống nôn, chống say tàu xe hiệu quả.

4. Day-Bấm huyệt:Một bí quyết rất đơn giản mà hiệu quả trong việc chống nôn, say tàu xe chính là day-bấm huyệt. Hãy sử dụng đầu ngón tay ấn trên huyệt cổ tay tầm 3-5 phút với tư thế ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới như hình.

5. Chọn chỗ ngồi tốt:Chọn một chỗ ngồi tốt trên xe cũng là một cách chống say tàu xe rất hiệu nghiệm. Chỗ ngồi tốt trên xe là ghế trước của xe, nơi thoáng khí và tránh việc ngồi đối diện với hướng xe chạy hoặc nhìn ra phía sau xe. Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài.

6. Hát:Khi ngồi trên xe bạn có thể nghe bài hát mình yêu thích và hát nhẩm theo để giúp bạn thư giãn đầu óc, thoải mái, thư thái hơn.

7. Không nên đọc báo:Khi ngồi xe bạn không nên đọc sách báo, bản đồ hay nhìn xuống sàn hoặc nhìn tập trung vào một điểm cố định trên xe.


8. Không ăn quá no:Không nên nhịn ăn khi đi xe nhưng bạn cũng không nên ăn quá no hay ăn các thức ăn chứa nhiều gia vị hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ trước khi ngồi xe.
9. Không nên uống rượu bia:Để tránh xáy ra tình trạng say xe, chóng mặt, buồn nôn bạn cũng không nên uống rượu, bia trước khi ngồi xe.

10. Lái xe nhẹ nhàng:Nhắc nhở, đề nghị người lái xe chạy nhẹ nhàng, đúng tốc độ khi qua các tuyến đường quanh co, không tăng tốc, giảm tốc liên tục hay đổ ngột,… gây khó chịu, buồn nôn.

11. Nhai kẹo cao su:Hãy chuẩn bị kẹo cao su và chai nước trước khi lên xe, bạn có thể nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ để tránh việc bị say tàu xe rất hiệu quả.

12. Chơi trò chơi:
Nếu bạn dẫn theo trẻ em hãy bày trò chơi đố vui hay một trò chơi khác gây sự chú ý giúp trẻ tránh tình trạng say xe. Nhưng nhớ đừng cho trẻ chơi game máy tính hay trên điện thoại di động bởi chúng chỉ có tác động ngược lại.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Giữ gìn sức khoẻ trong ngày tết

Vào những ngày lễ tết, mọi người thường hay ăn uống những thực phẩm chứa nhiều mỡ và cồn, bên cạnh đó các hoạt động giải trí lại ít vận động, thế nên sẽ gây ra những tác hại về sức khoẻ. Để giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh trong những ngày tết, bạn hãy lưu ý những điểm sau đây


Không nên ngồi một chỗ quá lâu

Việc giải trí chủ yếu trong những ngày tết là đánh bài, lên mạng, xem tivi, và các tiệc rượu đầy thức ăn dầu mỡ, vì thế, trong những ngày này, mọi người chủ yếu là ngồi một chổ, ít vận động, điều này sẽ làm cho xương sống xơ cứng, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên đầu của động mạch xương sống, phá hỏng đường cong sinh lý bình thường trong cơ thể và xuất hiện chứng còng lưng. 

Ngồi lâu cũng làm cho toàn bộ thể trọng cơ thể bị ép ở phần hông,lưng, áp lực phân bố không đều, từ đó làm cho cơ bắp vùng lưng, bụng, eo bị trễ xuống hoặc đau nhức, gây ra bệnh xương sống, đồng thời cũng gây ra bệnh trĩ. 

Chế độ ăn uống

Nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ và bột đường, bánh tét nhân mỡ, lạp xưởng... và tăng cường sử dụng các thực phẩm nhiều nước, nhiều chất xơ như các loại rau, củ quả... nên ăn nhiều các thực phẩm lên men chua như cải chua, kim chi... để giúp dễ tiêu hoá

Nên hạn chế việc thêm chất béo vào món ăn như: dùng cách hấp để chế biến món ăn thay cho việc xào hay chiên, nếu bắt buộc phải chiên xào thì dùng dầu thực vật thay cho mỡ…

Chế độ sinh hoạt

Cần bố trí thời gian sinh hoạt hợp lý, điều độ. Không nên thức quá khuya, nhất là đối với người cao huyết áp, bệnh tim mạch. 

Tranh thủ nghỉ trưa tối thiểu 30 phút hàng ngày. 
Trong những ngày Tết chúng ta phải duy trì giấc ngủ đầy đủ nhưng cũng không nên ngủ quá nhiều, nhiều người đều muốn ngủ “lười”. Trên thực tế, ngủ “lười”, ngủ nướng đều làm rối loạn đồng hồ sinh học. Mỗi ngày không nên ngủ nhiều nhất quá 9 tiếng. Duy trì thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi bình thường sẽ có lợi cho việc phục hồi các chức năng bộ phận trong cơ thể được hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ Tết dài.

Uống nhiều nước ấm
Mỗi ngày uống ít nhất 6 cốc nước (hoặc 6 bát canh), mỗi cốc (bát) khoảng 250ml. Khi uống nước hoa quả hoặc sinh tố không nên cho nhiều đường. Uống nước đầy đủ có thể thúc đẩy và cải thiện chứng táo bón và uống nước có giá trị đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh cao huyết áp. Đương nhiên, nước cũng có thể thúc đẩy bài tiết các chất thải ở trong cơ thể, có tác dụng giúp ích để phòng chống và chữa trị bệnh thận và sỏi đường tiết niệu.

Không nên ngừng uống thuốc
Những người mắc bệnh mãn tính cần phải thường xuyên uống thuốc như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành thì trong thời gian Tết cần phải kiên trì uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Một số người cho rằng, một vài ngày không uống thuốc thì không ảnh hưởng gì. Còn có người quan niệm là trong những ngày đầu năm mà phải uống thuốc là không may mắn cho nên họ tránh uống thuốc, những quan niệm này là rất thiếu cơ sở. 

Đề phòng trúng độc khí than và cẩn thận sử dụng bếp ga
Khóa van an toàn sau khi dùng gas để tránh bị trúng độc nguy hiểm trong dịp Tết.
Mỗi khi Tết đến, các trung tâm khám bệnh và bệnh viện đều tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị trúng độc khí than, khí ga. Mỗi khi bị trúng độc khí thì nên lập tức mở tất cả mọi cửa để thông gió, nhanh chóng đưa người bệnh đến nơi thông khí, gọi cấp cứu và nhanh chóng đưa người bệnh đến viện chữa trị.

Môi trường
Cũng cần nên tránh tiếp xúc với môi trường nhang khói, tuyệt đối không hút thuốc trong lúc bị tắt tiếng. Khói thuốc là nguyên nhân đứng đầu trong các nguyên nhân làm cổ họng bị khô. Ngoài ra, cần uống nhiều nước để giúp cho cổ họng giữ ẩm nhiều hơn. Nên uống nước lạnh hoặc nước trái cây. Nước trà quá đậm và các loại rượu có thể làm cổ họng có cảm giác khô hơn.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Những điều lưu ý khi ăn uống ngày Tết

Vào mỗi ngày Tết bạn thường nạp vào cơ thể khá nhiều thực phẩm do vậy sức khỏe có thể bị giảm sút, việc điều hòa chế độ ăn uống ngày Tết rất quan trọng cho các gia đình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chứng bệnh như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, độ kết dính máu cao, mỡ trong gan, tê thấp... đều có liên quan đến thể chất mang tính axit. Trong môi trường axit, huyết dịch không thể đẩy trừ, đào thải các “chất cặn bã”, thời gian dài sẽ tạo ra vòng tuần hoàn ác tính. “Chất cặn bã” mang tính axit cộng với thành mạch yếu dễ gây ra xơ cứng động mạch. “Chất cặn bã” mang tính axit tích trữ lại trong gan sẽ dễ dẫn tới mỡ trong gan. Cơ thể mang tính axit còn phá vỡ chức năng thông thường của tế bào sinh trưởng, giảm sức đề kháng, xương cốt lỏng lẻo.



Ngày Tết nên hạn chế thức ăn mang tính acid như thịt, cá, trứng gia cầm... Chú ý cải thiện thói quen ăn uống, nên ăn nhiều thực thẩm mang tính kiềm, ăn ít thực phẩm mang tính axit. Thực phẩm giàu canxi, magiê, kali đều thuộc nhóm mang tính kiềm. Ví dụ như rau xanh (bí, cà chua, dưa chuột, củ cải, cà tím, rau chân vịt, khoai lang), hoa quả (táo, lê, chuối, đào, dâu, mơ, hồng, nho ...), đậu và chế phẩm từ đậu, rong biển, sữa, nấm, trà, cà phê... Ngược lại cá, thịt, gia cầm, trứng, dầu mỡ... đều là thực phẩm mang tính acid. Vì vậy, ngày Tết nên hạn chế ăn là tốt nhất.

Hạn chế ăn đồ rán: Ngoài ra, trong những ngày Tết chuẩn bị món ăn ở nhà, bạn nên hạn chế ăn đồ rán. Nếu món xào thì nên vặn lửa to và đảo nhanh, những thực phẩm thích hợp với ăn tươi, lạnh thì không nên nấu chín, hạn chế ăn đồ muối (vì trong đồ muối có chứa muối axit nitrous -một chất gây ra ung thư), nên ăn nhiều chế phẩm từ đậu.... mà nên ăn nhiều thực phẩm mang tính kiềm như rau xanh, hoa quả 

Muối: Điều càng chú ý hơn là, do ngày Tết thức ăn phong phú, nên thức ăn hàm chứa muối cũng nhiều hơn. Mỗi người mỗi ngày chỉ được ăn nhiều nhất là 6g muối, tức là một thìa nhỏ 

Nên ăn rau xanh: Chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, cho dù là ngày thường hay ngày Tết, mỗi ngày chúng ta cần hơn 250g lương thực, 400g-500g rau xanh, 200g-300g hoa quả, còn cần một số lượng sữa và đậu nhất định, nhưng thịt và cá mỗi ngày chỉ cần khoảng 100g là đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, chất béo mỗi ngày cần khoảng 25g là được.

Rượu: Truyền thống và thói quen chúc rượu rất quý nhưng không nên lạm dụng. Bởi uống quá nhiều rượu sẽ khiến việc “vui quá hoá buồn”. Nên ăn uống vừa phải để tránh đầy bụng, khó tiêu. 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

An toàn trong ngày tết

Để cơ thể không bị tăng cân và uể oải sau những ngày tết, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau đây



1. Hạn chế ăn dầu mỡ
Những món ăn trong ngày tết, thật không may điều là những món nhiều dầu mỡ như thịt kho tàu, bánh chưng bánh tét... những món này thật khó mà cưỡng lại, nhưng đồng thời đó lại là những món dễ khiến bạn tăng cân, tăng cholesterol máu, dễ bị các bệnh tim mạch. Để giảm lượng thức ăn, bạn nên hạn chế ăn những món ăn nhiều mỡ, nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn một ít. Ngoài ra, cần chú ý ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây.

2. Về cúm gia cầm
Thịt gà là một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Tuy nhiên, việc mua bán gia cầm ồ ạt vào những ngày này sẽ khiến nguy cơ bị cúm gia cầm rất cao, vì thế bạn cần chú ý:
- Không tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc chết
- Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi có trường hợp gia cầm ốm và chết xảy ra. 
- Giết mổ an toàn tất cả các loại gia cầm
- Nấu chín kỹ thịt gia cầm (không ăn thịt vẫn còn màu hồng, trứng ốp la chưa chín hoặc tiết canh vịt).
- Rửa tay với xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm sống.

3.Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng. Có thể gây bệnh trầm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do thiếu vệ sinh, dễ gặp vào dịp tết. Mọi người nên duy trì một số thói quen đơn giản giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Đó là: Thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị bữa ăn. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín. Nấu chín kỹ thức ăn. Chỉ dùng nước sạch và thực phẩm an toàn (bạn nên tìm mua thực phẩm tại các cửa hàng quen, tin cậy, các sản phẩm có thương hiệu, tên tuổi).

4. Uống nhiều nước lọc
Ngày thường bạn đã được khuyên uống nhiều nước mỗi ngày. Vào ngày tết bạn càng phải lưu ý hơn đến điều này vì thông thường trong những bữa ăn ngày tết, bạn uống nước ngọt hoặc bia nhiều hơn nước lọc. Những thức uống đó và một số thức khác như rượu, trà, cà phê thực chất chỉ giúp bạn giải khát chứ không thể bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc. Hãy cố gắng uống nhiều nước lọc trong ngày.

6. An toàn giao thông
Là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm trong ngày tết. Hầu hết tất cả các ca tử vong và thương tích đều có thể phòng tránh được. Vì thế, hãy đội mũ bảo hiểm chất lượng cao, cài quai đúng hướng dẫn là cách duy nhất và có hiệu quả nhất trong việc giảm thương tích đầu và tử vong do va chạm xe máy gây ra. Đồng thời hãy luôn ghi nhớ, đừng bao giờ lái xe sau khi uống rượu bia. Lái xe máy hoặc ô tô sau khi uống rượu bia (ngay cả chỉ một lượng rất nhỏ) làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra va chạm giao thông đường bộ. Nếu bạn uống rượu bia và lái xe, bạn không chỉ tự giết mình mà còn có nguy cơ giết hại những người vô tội khác. 

7. Cố gắng duy trì chế độ tập luyện
Thông thường trong ngày tết, bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, đi chúc tết... và không còn thời giờ cho việc tập luyện thể thao. Ngoài ra, những địa điểm tập luyện cũng không mở cửa phục vụ trong dịp tết. Vậy thì tại sao bạn không tập luyện tại nhà? Những động tác vận động toàn thân sẽ giúp bạn tiêu hao lượng calo thừa và cho bạn một tinh thần sảng khoái. Chỉ cần 15 phút tập mỗi ngày trong suốt những ngày nghỉ, bạn sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn để bắt tay vào những dự định cho năm mới.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Ăn uống đảm bảo sức khỏe ngày Tết


Không để cơ thể quá đói: Bạn không nên để cơ thể quá đói trước khi ngồi vào mâm cỗ. Bởi ngồi bàn ăn ở trạng thái đói chính là bước đầu tiên dẫn đến ăn nhiều, làm tổn thương thành ruột khi ruột chưa được chuẩn bị để tiếp thu các món giàu chất mỡ và các món ăn giàu năng lượng. Tốt nhất là trước khi ngồi vào mâm cỗ, bạn nên ăn bát súp không hoặc một đĩa nhỏ sa lát rau. Bạn cũng nên hạn chế các món ăn giàu chất mỡ. Các món này gồm: Gà rán, thịt quay, chả nướng... bởi chúng tác dụng xấu trong một thời gian dài đến cơ tim, bộ máy tiêu hóa, ruột, dạ dày.

Không ăn nhiều lạp xưởng: Lạp xưởng không chỉ tiện dụng mà còn rất ngon miệng khi ăn kèm bánh chưng, xôi. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng vì trong quá trình chế biến lạp xưởng thường phải có một lượng nhất định sôdium-nitrat (chất chống thối) để lạp xưởng được tươi ngon lâu hơn. Chất này dễ kết hợp với amin trong thịt hình thành một chất có hại cho cơ thể. Nếu lạp xưởng là món khoái khẩu thì sau khi ăn xong, bạn nên ăn thêm các hoa quả tươi hoặc các loại rau xanh. Vì vitamin C có trong rau và hoa quả tươi sẽ giúp cản trở quá trình kết hợp giữa sôdium nitrat và amin, hạn chế nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Hạn chế bánh kẹo: Bánh kẹo là thứ không thể thiếu trong các gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên, với các loại bánh ngọt, chocolate, bánh biscuit... bạn cũng chỉ nên dùng với số lượng ít vì chúng không chỉ khiến bạn có nguy cơ tăng cân mà còn khiến tim bạn có nguy cơ trở nên yếu vì chất trans fat (trong một số loại bánh ngọt) tiềm ẩn bên trong.

Không uống cùng lúc rượu và bia: Nồng độ cồn trong bia tuy có thấp nhưng thành phần nước và cacbonic lại nhiều, nên độ thẩm thấu cũng nhanh hơn. Do đó, nếu bạn uống rượu, bia cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh. Việc này sẽ ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp... 

Không uống rượu lúc đói: Khi uống rượu, chất cồn sẽ gây cản trở hoạt động chuyển hóa đường của gan. Trong khi gan có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường cung cấp cho cơ thể. Việc cung cấp này phải diễn ra liên tục, vì nếu không cơ thể sẽ rơi vào tình trạng đường huyết thấp. Do đó, trước khi uống rượu, bạn cần phải ăn các thực phẩm giàu chất bột đường để điều hòa đường huyết. 

Không uống trà đặc ngay sau khi uống rượu: Trà có tác dụng giải rượu, nhưng nó lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch, thận vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Với rượu, tim đã phải làm việc tăng lên, nay lại thêm trà vào tim lại phải hoạt động mạnh nữa, dẫn đến hưng phấn quá mức. Người trung niên và cao tuổi càng tránh dùng. Với thận, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc quá mức để đào thải các chất kích thích. Việc đào thải đó không kịp sẽ dẫn đến việc ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa acid uric, gây bệnh sỏi thận. 

Không nên tắm sau khi uống rượu: Sau khi uống rượu, hoạt động của gan bị ức chế khiến lượng đường vào máu ít đi, tim đập nhanh và quá trình trao đổi chất gia tăng. Nếu sau khi uống rượu mà tắm ngay, nhất là tắm nước nóng, sẽ lại càng khiến tim đập nhanh hơn, quá trình trao đổi chất cũng tăng mạnh, lượng đường glucose dự trữ trong cơ thể bị tiêu hao nhiều, dẫn đến đường huyết giảm đột ngột, thân nhiệt cũng hạ nhanh, rất nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, sau khi uống rượu, bạn cần phải nghỉ ngơi cho đến khi giã rượu, nhịp tim trở lại bình thường mới tắm. 

Không nên uống quá nhiều nước sau khi đi chơi: Sau khi đi chơi Tết, bạn sẽ thấy rất khát nước. Tuy nhiên, để tránh tăng gánh nặng cho tim, bạn chỉ nên uống nước từ từ với từng ngụm nhỏ.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Bí quyết phòng bệnh ngày Tết

Tai biến mạch máu não: Trong những ngày Tết quá độ mệt mỏi, tâm trang kích động dễ gây xuất huyết não với biểu hiện đau đầu không dứt, chảy nước miếng, có lúc tê cứng một bên mặt. Do vậy việc bảo vệ sức khỏe ngày Tết rất quan trọng đặc biệt đối với các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não 
Gặp phải trường hợp này, bạn nên tháo lỏng quần áo, cà vạt của người bệnh, lập tức cho người bệnh uống thuốc, đồng thời không nên dịch chuyển người bệnh, không để cho người bệnh gối đầu quá cao, tốt nhất là nằm không có gối, đấu nghiêng về một bên, dùng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh đắp lên trán người bệnh để giảm bớt chảy máu và hạ huyết áp, sau đó lập tức đưa tới bệnh viện. 

Bệnh tim: Ngày Tết thức đêm vui chơi, hút thuốc, uống rượu quá nhiều có thể tăng thêm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, quá hưng phấn, kích động sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh, gây ra rối loạn nhịp tim, tim đau thắt hoặc tắc nghẽn cơ tim, thậm chí gây ra đột tử. 
Khi phát bệnh, huyết áp sẽ xuống thấp, mồm miệng cứng lắp. Lúc này không nên dịch chuyển người bệnh, nếu có tiền sử bị bệnh tim thì nên lập tức uống thuốc, đưa tới bệnh viện, đồng thời có thể xem tình hình dùng tay ấn vào vùng ngực của người bệnh. Bí quyết phòng bệnh ngày Tết

Viêm tuyến tuỵ cấp tính: Trong những ngày Tết, ăn nhiều uống nhiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tuyến tuỵ cấp tính. Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa protein, chất béo cao, lại thêm uống rượu đều làm cho tuyến tuỵ sưng lên, gây ra viêm tuyến tuỵ cấp tính. Do vị trí phát bệnh không chính xác, người bệnh sau khi ăn cơm khoảng từ 1 - 2 tiếng, xuất hiện đau bụng liên tục và mãnh liệt, đồng thời có cảm giác buồn nôn, oẹ. 
Khi bệnh viêm tuyến tuỵ cấp tính phát tác bạn nên hoàn toàn ngừng ăn, không nên cho bất cứ một thứ gì vào miệng đồng thời lập tức đến bệnh viện 

Trúng độc vì rượu: Trong những ngày Tết bạn bè họ hàng đến thăm bạn và ngược lại, bạn không hạn chế được và không ngừng uống rượu, dễ dẫn tới trúng độc. Người trúng độc vì rượu có biểu hiện nôn mửa, lời nói không rõ ràng, động tác vụng về, sắc mặt tái mét, mồm miệng tím tái, thân nhiệt hạ và bước vào thời kỳ ngủ mê man, bất tỉnh. 
 Lúc này không nên dùng tay móc họng để nôn ra bởi vì như thế sẽ làm cho áp suất trong bụng tăng cao, khiến thức ăn trong đường ruột chảy ngược lại từ đó dẫn đến viêm tuyến tuỵ cấp tính.

Mắc vật lạ trong cổ họng: Trong những ngày Tết trẻ em lúc chạy, nhảy, vui đùa, cười nói ăn đồ ăn sẽ dễ bị tắc nghẽn ở khí quản, người lớn vừa ăn vùa nói chuyện dễ bị hóc xương cá, xương vụn hay vật lạ gì đó. 
Khi trẻ em bị mắc nghẽn thức ăn, vật lạ trong khí quản, đầu tiên bạn không để cho trẻ khóc thét lên, sau đó ôm trẻ cho đầu trẻ chốc xuống dưới, nửa người trên của trẻ phải thấp hơn phần mông, sau đó dùng tay vỗ mạnh vào lưng, giúp bật vật lạ ra. Nếu vật lạ vẫn không ra được thì nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu bị hóc xương cá, xương gà ở thực quản, bạn nên lập tức ngừng ăn uống. Nếu xương hóc ở nơi có thể nhìn thấy được thì bạn dùng nhíp tẩy trùng sạch và gắp ra. Nếu vị trí khá sâu thì bạn nên lập tức đến bệnh viện xử lý.
  
Bệnh tiểu đường: Trong những ngày Tết, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo cao, người mắc bệnh tiểu đường thì đường trong máu rất dễ tăng cao, một số người bệnh không uống thuốc đúng giờ, nếu để lỡ quên uống thuốc sẽ có cảm giác buồn nôn. 
Trong những ngày Tết bạn nên khống chế lượng thức ăn và uống rượu. 
Ngoài ra không nên ham vui trong những ngày Tết mà tự mình thay đổi lượng thuốc uống, thuốc uống không đúng liều lượng rất dễ gây ra đường máu thấp. Nếu vì quên uống và xuất hiện các chứng nôn mửa, khó chịu thì nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.


Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Ngày tết là thời gian chúng ta chìm ngập trong các mâm cỗ, vì thế nguy cơ ngộ độc rất cao từ các loại thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm ôi thiu và rượu. Những triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng…hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc. 

Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm với các dấu hiệu như đã nói ở trên thì nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây: 

Gây nôn và cho người bệnh nghỉ ngơi, cho uống nhiều nước, bạn có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống
Sau đó bạn hãy kích thích vào cổ họng bệnh nhân để gây nôn bằng cách dùng ngón tay chặn xuống lưỡi bệnh nhân cho đến khi nôn ra được. Khi tiến hành gây nôn, bạn phải cho bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Đừng hoảng sợ khi thấy bệnh nhân nôn ra quá nhiều. Vì trong trường hợp này, bệnh nhân nôn càng nhiều thì cơ thể càng mau đẩy được độc tố ra ngoài. 
Lưu ý: chỉ nên tiến hành gây nôn với bệnh nhân còn tỉnh, với trường hợp hôn mê tuyệt đối không nên gây nôn vì có thể gây sặc thức ăn và có thể gây tắc thở. 

Cho uống nước orezol: Khi người bệnh đã nôn được, bạn hãy cho người bệnh nằm nghỉ ngơi. Sau đó, hãy hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh. 
Tỷ lệ pha như sau: nếu là orezol, bạn hãy pha một gói với một lít nước(hoặc theo hướng dẫn in trên bao bì). Nếu là nước muối đường, bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước, rồi cho người bệnh uống.
Hãy pha oresol theo đúng tỷ lệ in trên bao bì đề nó phát huy tác dụng

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp. Bạn cũng nên để ý, nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng. 

Đưa đến cơ sở y tế Sau khi cho bệnh nhân nôn ra và cho uống nước, nếu cảm thấy bệnh nhân chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc cảm thấy họ bị ngộ độc quá nặng, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để bác sỹ tiến hành rửa ruột cho bệnh nhân hoặc các biện pháp điều trị cần thiết. 

Theo dõi nhịp tim: Trong quá trình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc với những bệnh nhân đã đỡ hơn sau khi gây nôn và cho uống nước orezol thì cần được theo dõi nhịp tim thường xuyên. Nếu có bất kỳ thay đổi nào của nhịp tim cần hô hấp kịp thời để tránh việc ngừng thở gây nguy hiểm đến tính mạng. 6 Ăn nhẹ Sau khi tiến hành các bước sơ cứu trên, có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng không nên cho uống sữa để cơ thể họ dần hồi phục.

Cuối cùng, hãy cho người bệnh ăn nhẹ để nhanh hồi phục sức khỏe 

Để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ghi nhớ những điều sau: 
- Chọn thực phẩm sạch, hạn chế ăn thức ăn đường phố, không rõ nguồn gốc. 
- Dùng nước sạch khi rửa thức ăn và vệ sinhh đồ nấu nướng. 
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. 
- Rửa tay sạch trước sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
- Giữa nhà bếp sạch sẽ. 
- Tuyệt đối không ăn thức ăn ôi thiu

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Những kiêng kị cho bà bầu trong ngày Tết

Kiêng xông đất 
Theo phong tục, bạn không nên đi chúc Tết ngày mùng một để tránh là người xông đất cho gia đình người thân, họ hàng. 

Kiêng tắm buổi tối (tắm tất niên) 
Với thời tiết nóng bức của mùa hè thì việc tắm vào buổi tối sẽ khiến bạn thoải mái, loại bỏ mồ hôi, xoa dịu thần kinh và có giấc ngủ ngon. Với thời tiết lạnh giá của mùa đông thì việc tắm quá khuya có thể làm bạn bị cảm. Ngoài ra, bạn cũng nên lau khô người, sấy tóc và mặc quần áo ấm ngay sau khi tắm để chống lạnh 

Kiêng khóc lóc, cãi vã trong ngày Tết: 
Nếu có chuyện không vừa ý, bạn nên bình tĩnh tìm cách xử lý hoặc thư giãn. Bởi vì theo truyền thống, nếu khóc lóc, cãi vã trong những ngày đầu năm thì cả năm sẽ gặp xui xẻo. Ngoài ra, bạn đang mang thai nên nếu bị kích động mạnh, tâm trạng buồn chán nhiều… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng. 

Kiêng dự đám tang: Nhiều người quan niệm, nếu phụ nữ mang thai mà đi dự tang lễ (kể cả tang lễ người thân) thì em bé trong bụng sẽ bị “ma ám” khiến “chết yếu”. Một số người khác cũng cho rằng, nếu bà bầu dự việc ma chay thì dễ bị ốm yếu, em bé ra đời cũng không được thông minh, khỏe mạnh. Sự thật thì sức khỏe và chế độ dinh dưỡng có vai trò lớn trong việc phát triển thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai phụ gặp phải cú shock lớn về việc tang ma thì nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kiêng đi chúc Tết khi trong nhà có tang: 
Người xưa quan niệm rằng, nếu gia đình có tang thì không nên đi chúc Tết những gia đình khác vì điều này có thể mang lại vận xui cho người xung quanh. Hơn nữa, những giao tiếp trong ngày Tết thường xoay quanh chuyện vui mừng, phấn khởi – nhà có tang không thích hợp với điểm này. 

Những điều không cần kiêng 
Cắt tóc: Không ít bà mẹ vẫn cho rằng, khi mang thai thì không nên làm đẹp bao gồm việc mặc quần áo đẹp, trang điểm, cắt tóc… vì lo sợ sau này em bé sẽ mất duyên. 
Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý rằng, ngoại trừ việc bạn phải tiếp xúc với những loại mỹ phẩm, thuốc nhuộm, thuốc duỗi tóc độc hại thì mới có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; chuyện cắt tóc đơn thuần có tác dụng làm bạn thoải mái, xinh đẹp hơn. 
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh duỗi hoặc làm tóc xoăn vì lúc mang thai tóc bạn có thể bị yếu nên dễ gãy, rụng. 

Chụp ảnh: Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào kết luận việc chụp ảnh khi mang bầu sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé. Bạn có thể thấy trên tạp chí, truyền hình rất nhiều bà mẹ “khoe” bụng bầu để lưu giữ lại khoảnh khắc tuyệt vời này. 

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Bí quyết ăn tết mà không tăng cân

Cả nhà luân phiên: Tính sơ sơ thì một gia đình có ít nhất 3 bữa cỗ Tất niên phải tham dự là Tất niên nhà mình, nhà nội và nhà ngoại. Chưa kể Tất niên hàng xóm, bà con và đồng nghiệp thì con số cộng dồn có thể lên tới hàng chục. Do đó cách tốt nhất là vợ chồng cha mẹ thay phiên nhau đi ăn Tất niên, vừa đáp lễ đầy đủ vừa không biến Tất niên trở thành một cơn ác mộng 

Đường dài cần sức bền: Gọi là Tất niên nhưng có nhà sẽ tổ chức từ rất sớm (tầm 15 Tết), có nhà lại để tới cận Năm mới (30 Tết) mới tất bận rộn ràng. Thế nên với lịch Tất niên kéo dài cả nửa tháng, bạn phải luôn trong tâm thế “kìm hãm sự sung sướng” của mình để giữ sự thòm thèm cho cả mùa Tết. 

Chọn những món rau quả và ít chất béo: Nếu điểm danh sơ một bàn tiệc Tất niên thì sẽ thấy thịt thà luôn được gia chủ ưu tiên ở vị trí đầu tiên. Chẳng là trong tâm thức của người Việt, tiệc tiễn năm cũ và đón năm mới đâu thể làm qua loa lấy lệ. Nhưng hãy nhớ rằng bạn còn cả 1 đoạn đường dài phía trước, và hãy chăm sóc mình thật tử tế bằng rau củ, chất xơ và các chất ít béo nhé 

Nói không và tảng lờ: Đừng để các buổi tiệc Tất niên trở thành thủ phạm chính cho việc bạn không thể nào chui vừa bộ cánh mới keng trong năm mới. Hãy biết nói không khi được động viên “gắp thêm chút nào” hoặc “ăn tận tình vào” nhé! Hơn nữa, Tất niên đâu phải để “ăn cho no” mà là dịp gặp mặt thân tình kia mà. Hãy tích cực chuyện trò hỏi han mọi người để vừa thắt chặt tình thân vừa “đánh lạc hướng” những gia chủ quá “nhiệt tình”. 

Sử dụng các biện phát hỗ trợ tiêu hóa nếu cần: Khi áp dụng tất cả các biện pháp trên mà vẫn không xi nhê, bạn có thể sử dụng các loại men tiêu hóa bổ sung axit cho dạ dày hoặc chống đầy hơi khó tiêu để hóa giải hậu quả của việc chạy sô Tất nhiên quá nhiều nhé! Quan trọng là hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái để tận hưởng không khí tiệc tùng cuối năm và bắt đầu một năm thật khỏe mạnh và thành công bạn nhé!

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Những ai phải kiêng bánh chưng trong ngày tết



1. Những người béo hoặc béo phì: 
Trong bánh chưng có nhiều tinh bột và mỡ, vì thế những người thừa cân nên hạn chế đặc biệt là bánh chưng chiên
Nếu ăn thì nên ăn ít và kèm với dưa hành, dưa chua

2. Người bị bệnh thận:  
Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.

Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù. 

3. Người bị đau dạ dày:  
Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu... 

4. Người bị mụn nhọt: 
Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt. 

5. Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch
Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe.

Tuy nhiên, trong bánh chưng lại chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao, dồi dào năng lượng, giàu chất đạm động vật và thực vật, nhiều chất béo... gây ảnh hưởng không tốt tới tim mạch và huyết áp.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Cách phòng tránh tiêu chảy sau ngày Tết!

 Nên mua thức ăn trữ trong tủ lạnh vừa đủ dùng trong 2 ngày (30 Tết và mùng 1 Tết) mà thôi.

 Nếu được nhận quà biếu tặng là các loại thịt nguội, chả lụa, giò sống,… quá nhiều thì tốt nhất nên chia sẻ cho người thân trong nhà dùng. Còn nếu gia đình ít người muốn trữ những thức ăn đó để dùng trong 1 tuần thì nên tăng nhiệt độ tủ lạnh lên và kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên, để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn…. 

 Không trữ rau cải quá nhiều và quá lâu trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm mất các Vitamin có trong rau cải và rau cải có thể bị nhiễm khuẩn và rau cải dễ bị dập úng, không sử dụng được… gây lãng phí… 

 Nồi thịt kho và nồi khổ qua hầm luôn có mặt trong ngăn bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, gia đình nên tính đến khẩu phần ăn của cả nhà mà nấu dùng ở mức tương đối hợp lý, không nên kho 1 nồi quá lớn và dùng quá lâu hơn 7 ngày,… Mặc dù mỗi ngày chúng ta đều mang ra kho đi kho lại nhiều lần, nhưng nếu thức ăn dùng quá lâu cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn… Nếu kỹ lưỡng hơn, chúng ta nên chừa 1 ngăn trống trong tủ lạnh để chứa 2 món này qua đêm…. 

 Và để bảo vệ sức khỏe tốt trong những ngày Tết, chúng ta cũng cần phải có chế độ ăn cân đối và hợp lý, chế độ ngủ nghỉ đúng giờ,… có thể kết hợp tập thể dục vận động mỗi ngày giúp tiêu hao năng thừa trong cơ thể… Nếu áp dụng một cách sinh hoạt lành mạnh như thế, mình tin chắc những ngày nghỉ Tết sẽ trở thành những ngày nghỉ tuyệt vời, giúp mọi người xả stress và có phong độ khởi động cho công việc và học tập một cách hoàn hảo hơn!