Hiển thị các bài đăng có nhãn tết âm lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tết âm lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Những nước nào trên thế giới đón tết âm lịch giống Việt Nam?

Nguyên đán nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới, tính theo lịch mặt trăng - Âm lịch.

Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tínhtừ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.

Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.

Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.

Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.

Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…

 Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.

 Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.

 Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…

Hàn Quốc


Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình. Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi. Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) - món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.

Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.

Ngày Tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc không thể thiếu một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok jo ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Trước đây, ở Hàn Quốc còn có người đi bán rong “Bok jo ri” vào sáng mùng 1. Họ được coi là người đem lại sự may mắn cho năm mới. Ai gọi được người bán hàng rong “Bok jo ri” vào nhà càng sớm thì sẽ được nhiều lộc. Ngày nay, không còn những người bán hàng rong như thế nữa. “Bok jo ri” được mua ở cửa hàng từ trước Tết.

Triều Tiên

Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.

Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc". Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.

Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.

 Singapore

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp. Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…

Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình. Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sỹ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina. Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang". Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.

Mông Cổ

Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.

Những ngày này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.

Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.

Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa. 

Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn.

Cũng giống như Việt Nam, tại nhiều nước Đông Á khác, ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất./.

Ðể người cao tuổi đón Tết an lành

Ngày Tết là dịp tốt để chúng ta bàn về việc chăm sóc sức khỏe cho các bậc cao niên. Ðây là công việc đòi hỏi người chăm sóc vừa phải có lòng kính trọng đối với người cao tuổi, vừa phải có kiến thức y học mới có thể làm tốt.

Ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu suất hoạt động, thị lực cũng giảm, răng yếu, mũi kém nhạ̣y, tuyến nước bọt tiết ít khiến Người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao... Vì thế, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe kéo dài tuổi thọ. Nếu ở người trẻ tuổi mỗi ngày cần 2.200 - 2.500kcal thì ở người 60 tuổi chỉ cần 2.000kcal và 70 tuổi trở lên chỉ cần 1.500 - 1.800kcal là đủ. Người cao tuổi cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ. Ăn nhiều thức ăn nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đỗ, đậu, rau xanh, quả chín), giảm lượng thịt thay bằng cá.

Không ăn quá no: Dù ngày Tết nhiều món ăn ngon nhưng cũng chỉ nên ăn chừng mực. Thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn phải mềm, thái nhỏ, nghiền kỹ. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối vì khi nằm, dạ dày căng sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép, cản trở hoạt động của tim. Hải Thượng Lãn Ông khuyên: “Muốn cho ngũ tạng được yên - bớt ăn mấy miếng nhìn thèm hơn đau”. Sách còn ghi “Ăn cần lượng ít lần nhiều - không ăn quá nhiều đầy bụng khó tiêu’’.Ăn nhiều quá thành tích tụ, uống nhiều quá thành đờm tích, ý là làm rối loạn tiêu hóa gây nên bệnh.

Giảm đường: Năng lượng cho chất béo cung cấp nên đạt từ 20% tổng số năng lượng, cũng không nên quá đề cao chất béo từ thực vật mà bỏ qua mỡ động vật.

Đối với Người cao tuổi, ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe vì tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, việc ăn bao nhiêu đường bột là vừa thì còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi người (tình trạng béo gầy, hoạt động thể lực nhiều hay ít).

Giảm muối: Ở Người cao tuổi, chức năng thận yếu, các cơ quan khác đều bị lão hóa, sức đề kháng yếu, suy giảm chức năng đào thải nên không thích hợp ăn mặn. Nếu ăn mặn sẽ bị tăng huyết áp, ảnh hưởng chức năng tim, thận bởi muối làm động mạch co thắt, huyết áp tăng cao, thúc đẩy tăng nhanh xơ vữa động mạch tại thận gây tăng huyết áp và dẫn tới suy thận. Vì thế, Người cao tuổi chỉ nên ăn một lượng muối dưới 6g/ ngày. Ngoài ra, nên ăn ít dưa cà muối bởi đó là những thức ăn chứa nhiều muối, hơn nữa, vitamin trong những món ăn này rất thấp nên không thích hợp cho Người cao tuổi. Chú ý, Người cao tuổi do vị giác lão hóa, nhạy cảm với mặn kém, do vậy, không phải nếm thấy mặn mới là mặn, nhiều khi không thấy mặn mà lượng natri đã nhiều, do vậy, cần định lượng chính xác khi nấu.

Ưu tiên vitamin và khoáng chất: các vitamin A, B, C, D, E... và khoáng chất (sắt, kẽm, selen, magne, kali...) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Các vitamin và khoáng chất này có nhiều trong thực phẩm thiên nhiên như rau xanh thẫm, quả chín có màu vàng đỏ. Việc sử dụng thức ăn nhiều canxi (sữa và các chế phẩm của sữa) cũng rất quan trọng nhưng nên sử dụng sữa tách bơ. Nếu do răng yếu không ăn được nhiều rau thì nên dùng nước ép hoặc uống bổ sung vitamin ở dạng thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vậy Người cao tuổi cần kiêng ăn và không kiêng ăn gì trong những ngày Tết?

Ngày Tết cổ truyền có nhiều món ăn ngon và la,̣ Người cao tuổi đều ăn được trừ những người có bệnh như: người bệnh thận cần ăn nhạt, hạn chế đồ ăn sẵn nhiều muối (như giò, chả, thịt nấu đông, xúc xích); người đái tháo đường cần hạn chế ăn các chất ngọt (như mứt, bánh, kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt, kể cả bánh chưng cũng nên ăn vừa phải). Điều quan trọng là kiểm tra đường huyết và dùng thuốc hạ đường huyết đủ. Người THA thì chỉ cần nhớ không uống nhiều rượu bia, không ăn nhiều muối vì dù chỉ một bữa cũng có thể làm huyết áp tăng cao và nguy hiểm còn các thức ăn khác thì cứ vô tư, trong vài ngày Tết sẽ không cần kiêng; Người tăng mỡ máu trong những ngày Tết nếu có ăn giò mỡ, thức ăn béo ngậy cũng không sao vì ngày thường kiêng mãi rồi nên vài ngày Tết có phá luật tý không sao; người dị ứng thực phẩm, nhất là hải sản, ngày Tết lại hay dùng nên phải chú ý.

Đừng quên luyện tập: Đối với việc luyện tập, có thể không nhất thiết như ngày thường nhưng cũng không nên nằm nhiều. Hãy đi bộ thăm thú bạn bè hay dạo công viên cùng con cháu sẽ giúp Người cao tuổi sống thoải mái và vui vẻ hơn khi Tết đến xuân về. 

Những thói quen hại sức khỏe cần tránh trong dịp lễ, Tết

Suốt 11 tháng trong năm bạn luôn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống... Nhưng đến lễ Tết, vì quá ham chơi nên bạn phá vỡ tất cả những thói quen tốt đẹp đó.

Dưới đây là những sai lầm nên tránh trong những dịp lễ, tết và biện pháp khắc phục.

Chải răng sau khi uống rượu

Nhiều người sau khi uống vang đỏ liền chạy thẳng vào phòng tắm đánh răng. Tuy nhiên, theo nha sĩ Gigi Meinecke - phát ngôn viên Viện Hàn lâm Nha khoa Tổng quát, rượu (trắng và đỏ) có thể hòa tan men răng, nếu chải răng ngay tức thì có thể góp phần làm mòn răng.

Thay vào đó, chỉ nên trung hòa axit bằng cách súc miệng với nước lọc. Khi uống rượu chỉ nên nhấm nháp và nuốt, tránh ngậm và súc rượu qua kẽ răng.

Nhịn đói trước tiệc tùng

Nhiều người thường bỏ bữa nhẹ buổi chiều nếu tối đi dự tiệc, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng J.J. Virgin, tác giả cuốn Six Weeks to Sleeveless and Sexy thì đây là ý tưởng sai lầm.

Bạn sẽ rất đói nếu nhịn ăn bữa nhẹ trước tiệc dẫn đến việc tiêu thụ nhiều món khai vị và rượu vang chứa nhiều calo. Giải pháp tốt nhất là bạn nên nhấm nháp ít hạt dẻ, đậu phộng, đồ ăn nhẹ... trước khi đi tiệc.

Đêm chơi quá nhiều, sáng ngủ nướng

Tiệc tùng, mua sắm, thăm thú, du lịch... chật kín thời gian biểu kỳ nghỉ của bạn, khiến bạn không có thời gian ngủ nghỉ. Thức khuya, dậy trễ có thể khiến bạn thực hiện hết sạch kế hoạch "ăn chơi" đã đặt ra, nhưng đổi lại bạn bị thiếu ngủ.

Ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng tâm trạng và năng lượng cơ thể. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng ban đêm có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Lạm dụng xà phòng diệt khuẩn

Dùng xà phòng diệt khuẩn trong những ngày lạnh để chống cảm cúm là ý tưởng tốt, đặc biệt khi bạn thường xuyên ra ngoài bắt tay, tiếp xúc bạn bè, đồng nghiệp trong dịp lễ, Tết.

Tuy nhiên, lạm dụng xà phòng diệt khuẩn mang lại tác dụng ngược cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thành phần triclosan có trong nhiều sản phẩm diệt khuẩn tiếp tay cho vi khuẩn kháng thuốc.

Ngủ li bì




Ngủ là sở thích của nhiều người trong các kỳ nghỉ, nếu bạn sắp xếp được một ngày nghỉ để ngủ không giới hạn thì quả thực tuyệt vời.

Tuy nhiên, ngủ ngày liên tục có thể khiến khó ngủ về đêm, gây ra chứng mất ngủ kinh niên. Đồng thời, nằm trên giường quá nhiều suốt mùa đông có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội



Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối...

Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc diện Tết của người dân.

Miền Bắc đón tết với bánh chưng, còn miền Nam lại làm bánh tét. Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu, nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài.

Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết, còn người miền Nam có món dưa giá.

Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết.

Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là canh bóng bì, món canh của miền Nam là khổ qua hầm.

Mâm ngũ quả của miền Bắc hay có chuối, với ý nghĩa là bàn tay hứng tinh túy của mùa xuân. Người miền Nam lại kiêng chuối vì đồng âm với "chúi", nghĩa là thất bát, làm ăn đi xuống.

Ngày cúng ông Công, ông Táo, người miền Bắc hay cúng cá chép rồi đem thả sông. Người miền Nam không có tập tục này.

Khách đến nhà, người miền Bắc đem trà, mứt kẹo ra mời rồi ngồi hàn huyên. Người miền Nam thì dọn mâm cơm mời khách, rồi ngồi ăn nhậu.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi"

Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Câu tục ngữ này gắn với hai tập tục: Phiên chợ đầu năm người ta đi chợ thể nào cũng mua một ít muối về nhà và phiên chợ cuối năm. Và khi mua muối cũng phải lưu ý. Người ta thường mua một bát muối đong đầy tới tận ngọn chứ không gạt ngang miệng bát.

Tục lệ này ngày nay ít người quan tâm, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình người Việt vẫn luôn nhắc nhở con cháu giữ gìn những thói quen và quan niệm đẹp đẽ đã có từ lâu đời.

Vậy tại sao lại có phong tục văn hóa này?

Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

“Cuối năm mua vôi” là để xây nhà, ăn trầu và dùng để rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Người ta thường tránh mua vôi đầu năm vì vôi trắng, người xưa quan niệm vôi là biểu tượng cho sự bạc bẽo - "bạc như vôi".

Tránh mua vôi vào đầu năm là tránh những rủi ro trong năm mới, tránh được những mối hiểm nguy, hiềm khích và rạn nứt. Cuối năm mua vôi là để quét lại căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới. Vôi quét nhà, cũng là để xóa đi những điều không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, bắt đầu lại để sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua.

Hơn nữa ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà. 

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Đà Nẵng : Bắn pháo hoa tại 2 điểm giao thừa Tết Giáp Ngọ

Ngày 17-12, UBND thành phố phê duyệt kế hoạch tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Giáp Ngọ 2014.

Theo đó, điểm 1 tại đông bắc cầu Sông Hàn bao gồm cụm 1a tại công viên vỉa hè đường Bạch Đằng, thuộc phường Thạch Thang, quận Hải Châu (đầu đường Lê Văn Duyệt); cụm 1b tại vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (đầu đường Nguyễn Thế Lộc).

Điểm 2 tại tây nam cầu Rồng bao gồm cụm 2a tại công viên vỉa hè đường 2 Tháng 9, thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu (khu vực tàu du lịch Sông Hàn); cụm 2b tại vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà (đầu đường Hà Thị Thân).

Tổng số pháo hoa được sử dụng là 2.000 quả pháo hoa tầm cao, mỗi cụm 500 quả. Tổng thời gian bắn là 15 phút, bắt đầu từ 0 giờ 00 ngày 30-1-2014 (mồng 1 Tết Âm lịch).

Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

* Chiều 17-12, Văn phòng Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, Giám đốc Công an thành phố vừa có Kế hoạch số 1150/KH-CATP về việc mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 (từ ngày 16-12-2013 - 28-2-2014).

Theo đó, Giám đốc Công an thành phố yêu cầu lực lượng Công an Đ à Nẵng chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các băng ổ, nhóm tội phạm cố ý gây thương tích, bảo kê, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, tội phạm cướp giật, trộm cắp, tội phạm cờ bạc, cá độ qua mạng. Tập trung triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy, các tụ điểm ma túy phức tạp; đẩy mạnh công tác truy bắt, vận động các đối tượng truy nã, nhất là các đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Tăng cường công tác nắm tình hình và có biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tập trung các tuyến địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng đấu tranh hiệu quả với tội phạm buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng nhái; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Tăng cường quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng buôn bán, vận chuyển, sản xuất trái phép các loại pháo, không để xảy ra tình trạng đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, không để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra công tác tạm trú, tạm vắng, xuất nhập cảnh; đẩy mạnh công tác tuần tra phòng, chống tội phạm cướp giật; tổ chức tuần tra vũ trang trên các tuyến, địa bàn trọng điểm để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm an ninh trật tự, nhất là phát hiện, ngăn chặn các hành vi lưu manh, côn đồ, càn quấy, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, trộm cắp, tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và chuẩn bị gây án...

Địa điểm bắn pháo hoa giao thừa Tết Giáp Ngọ ở Bình Phước

Sáng ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong đã họp thông qua kế hoạch tổ chức các ngày lễ năm 2014 và kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ. Đồng chí Giang Văn Khoa, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo các ngày lễ lớn chủ trì cuộc họp.

Theo dự thảo kế hoạch, năm 2014 có 11 sự kiện được tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Theo đó, kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa với chủ đề “Sắc xuân Bình Phước” sẽ được tổ chức vào 22 giờ 30 phút ngày 30-1-2014 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch), tại Quảng trường tỉnh. Lễ hội sẽ được Đài PT-TH Bình Phước truyền hình trực tiếp với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, phát biểu chúc mừng năm mới của lãnh đạo tỉnh và kết thúc bằng màn bắn pháo hoa 15 phút. Công tác tổ chức lễ hội giao thừa phải đảm bảo trên tinh thần vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm và mang tính truyền thống, giáo dục...

Các thành viên Ban chỉ đạo đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo kế hoạch, nhất là công tác phối hợp thực hiện giữa các sở, ngành... liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong cơ bản đồng ý với dự thảo kế hoạch, đề nghị bổ sung thêm nội dung tổ chức giải bóng đá quốc tế vào chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày lập Quân đội nhân dân; nắm lại chính xác số lượng chiến sĩ Điện Biên hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh để tổ chức chuyến thăm nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; đề nghị Ban chỉ đạo tổ chức cuộc họp vào giữa năm 2014 để định hướng cho kế hoạch tổ chức các ngày lễ năm 2015... Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý Ban chỉ đạo cần nghiên cứu sâu các nội dung của Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 22-7-2010 của Bộ Chính trị “về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng” để vận dụng thực tế cho đúng.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Giang Văn Khoa, Trưởng ban chỉ đạo các ngày lễ lớn thống nhất với ý kiến của Phó chủ tịch UBND tỉnh. Đối với kế hoạch tổ chức lễ hội giao thừa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ, đồng chí yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Đồng Xoài xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể để trình UBND tỉnh. Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện, chỉ đạo hệ thống và cấp cơ sở có những hoạt động hưởng ứng phù hợp với nội dung kỷ niệm các sự kiện trong năm.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Hà Nội bắn pháo hoa tại 29 điểm đêm giao thừa

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm Quý Tỵ và Giáp Ngọ, Hà Nội sẽ có 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 24 điểm bắn tầm thấp.

Theo kế hoạch của UBND Hà Nội, 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao là hồ Hoàn Kiếm (2 điểm trước Bưu điện Hà Nội và trụ sở Báo Hà Nội Mới), công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), hồ Văn Quán (quận Hà Đông). Dự kiến mỗi điểm sẽ bắn 500 quả pháo trong 15 phút.

Từ 18 đến 30 tháng Chạp, Sở Công thương Hà Nội cũng dự kiến tổ chức 54 chợ hoa xuân, trong đó 24 điểm ở nội thành và 30 điểm ở ngoại thành.Còn 24 điểm bắn pháo hoa tầm thấp đặt ở trung tâm các quận Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân; các huyện Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây. Mỗi điểm này sẽ có 60 giàn pháo, đồng thời có biểu diễn ca nhạc phục vụ người dân.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Những vật cần thiết nên mang theo khi đi chơi Tết


Hầu hết những chiếc xe hơi ngày nay đều được trang bị nhiều công nghệ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tiện nghi và an toàn trong mọi hành trình. Tuy nhiên, vẫn có một số thứ cơ bản tưởng chừng như không cần thiết nhưng khi gặp sự cố thì lại không biết đào ở đâu ra. Chính vì thế, bạn nên "thủ" sẳn những vật dụng cần thiết cho chiếc xe của mình nhằm đảm bảo sự thoải mái và an toàn tuyệt đối nếu không may gặp phải sự cố vào một ngày “đẹp trời” nào đó. Dưới đây là danh sách những vật dụng cần thiết mà chúng ta nên trang bị sẳn trên xe.

1. Búa cứu hộ
Vật dụng nhỏ nhắn này sẽ là thứ có thể cứu lấy mạng sống của bạn và hành khách trên xe nếu chẳng may chiếc xe gặp tai nạn và cửa kính không thể kéo xuống được. Nếu để ý kỹ thì chúng ta có thể nhìn thấy thiết bị tương tự như thế này trên những chiếc xe bus hoặc xe "đò" cỡ lớn - những loại xe mà kính cửa sổ rất khó mở hoặc thậm chí là không mở được.

Mỗi khi xe gặp sự cố trên đường đi, hành khách có thể dùng chiếc búa nhỏ này để phá vỡ kính xe và thoát ra ngoài. Xe bus và xe đò thường chỉ có 2 cửa ở đầu và đuôi xe nhưng số lượng hành khách lại lên đến 50 người. Tuy nhiên, đối với xe ô tô thì việc thoát ra ngoài bằng cửa kính cũng chính là cách thức nhanh nhất và an toàn nhất nếu chiếc xe chẳng may bị cháy, rớt xuống sông hoặc bị biến dạng nặng...

2. Bộ tua vít/chìa khóa đầy đủ các size

Với một hộp "đồ nghề" được trang bị tận răng như thế này, bạn có thể dễ dàng sửa chữa các hư hỏng gặp phải trên đường mà không phải lo lắng vì thiếu tua vít hay chìa khóa. Đôi khi việc sửa chữa và xử lý sự cố trên đường đi chỉ đơn giản là xiết chặt lại một con ốc hay một khớp kết nối nào đó... Ví dụ như điện cực ắc-quy bị lỏng, cổ dê kẹp ống cao su bị tuột hay bất kỳ một chi tiết nào có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.v.v... Lúc đó nếu không có một chiếc tua vít hay chìa khóa vừa vặn thì vấn đề sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Các bạn đừng nên tiếc tiền sắm một bộ đồ nghề đa năng như thế này. Bởi vì nó còn có thể được dùng để sửa chữa đồ vật trong nhà chứ không chỉ đơn thuần là cho xe hơi. Hơn nữa, nếu biết cách "săn" hàng giảm giá vào dịp cuối năm, một bộ đầy đủ như thế này có giá không quá 30 USD trên các website bán hàng ở Mỹ, tùy thương hiệu và số lượng thiết bị bên trong.

3. Bộ dây cáp nối bình

Hãy thử tưởng tượng, vào một ngày "đẹp trời" nào đó khi bạn đưa chìa khóa vào để khởi động nhưng chiếc xe của bạn vẫn... im ru thì có thể bình ắc quy đã gặp vấn đề. Sau khi kiểm tra kỹ càng các kết nối điện cực và quan sát mực nước trong bình, nếu nguyên nhân là do "hết bình" thì bạn chỉ cần một bộ dây cáp câu điện và một người bạn trợ giúp hoặc bất kỳ một tài xế tốt bụng nào dừng lại giúp đỡ, vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn.

Bạn nên đọc kỹ cách câu điện để khởi động xe từ ắc quy ngoài được hướng dẫn cụ thể trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc tuân thủ các quy tắc đó sẽ giúp bảo vệ các thiết bị trong xe cũng như tránh làm bạn bị thương.

4. Dây kéo



Dây thừng hoặc dây kéo làm bằng nỉ chắc chắn với nhiều kích thước khác nhau có thể giúp bạn trong nhiều trường hợp ngoài việc hỗ trợ kéo xe, ví dụ như cột đồ hay cố định một bộ phận nào đó... Chỉ nên dùng dây để kéo xe trong trường hợp hệ thống phanh vẫn còn hoạt động. Nếu hệ thống phanh bị vô hiệu hóa thì phải kéo xe bằng các thanh giằng chắc chắn.

5. Băng keo/băng dính loại tốt

Nói đến cuộn băng keo thì nghe có vẻ hơi... đơn giản, tuy nhiên cuộn băng keo "bình thường" đó có thể giúp chúng ta rất nhiều trong những trường hợp cấp bách. Ví dụ cụ thể như két nước bị thủng --> bạn có thể tạm thời "vá" ngay với một cuộn băng keo chất lượng, những ống dẫn bị thủng/rách, dây điện bị hở hay một bộ phận nào đó bị rớt ra.v.v... bạn cũng có thể dễ dàng tạm giời giải quyết bằng cuộn băng dính này.

Với một cuộn băng dính và một chút... "sáng tạo" thì bạn có thể xử lý mọi tình huống khẩn cấp xảy ra với chiếc xe của mình. Tóm lại, có hàng nghìn trường hợp bạn phải dùng đến băng keo và chỉ khi gặp phải sự cố bạn mới thấy nó quý gía như thế nào.
6. Đồng hồ đo áp suất lốp

Áp suất lốp thấp hơn tiêu chuẩn 0.4 kg/cm2 thì lượng tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng 5% và tuổi thọ của ta-lông sẽ giảm hơn 25%. Do vậy, việc kiểm tra áp suất lốp định kỳ thường xuyên là rất cần thiết, nó sẽ làm tăng độ bền và an toàn trong mỗi chuyến đi. Nếu "thủ" sẳn một chiếc đồng hồ bên trong xe, chúng ta có thể kiểm tra bất kì lúc nào. Với giá bán khá bình dân, việc sắm một chiếc đồng hồ đo áp suất lốp là khá dễ dàng với nhiều  loại sẳn có.

7. Bơm mini

Đây là một vật dụng nhỏ gọn nhưng rất cần thiết và "lợi hại" dành cho những chuyến đi xa. Hiện nay có nhiều sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng như bơm hơi, sạc ắc-quy và cả đèn pin... Thiết bị này dùng nguồn điện lấy từ cổng mồi thuốc bên trong xe để chạy máy nén, bên trên còn có đồng hồ hiển thị áp suất lốp. Nếu xe bạn không may cán đinh làm bánh bị xẹp thì bạn có thể dùng cái này để bơm xe tạm thời trước khi chạy đến các tiệm vá xe gần nhất.

8. Dụng cụ đa năng

Bạn nên trang bị trên xe một bộ dụng cụ đa năng với những chức năng tối thiểu như dao, kìm, tuốc-nơ-vít nhiều đầu và kéo. Với những chức năng đó bạn có thể cắt, tước dây điện, xiết chặt bu lông bị lỏng hoặc gắp những chiếc cầu chì bị cháy.v.v... rất dễ dàng và tiện lợi.

9. Đèn pin

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc đèn pin bóng LED là vô cùng dễ dàng. Chiếc đèn pin này sẽ phát huy tác dụng khi bạn thay lốp xe bị xẹp bằng lốp dự phòng hoặc xem xét máy móc khi trời đã nhá nhem tối. Chính vì  thế, bạn hãy luôn chuẩn bị một chiếc đèn pin (cầm tay hay đội đầu) trước mỗi chiến đi xa. Chuẩn bị thêm pin dự phòng cho đèn pin cũng là một trang bị tuyệt vời.

10. Dây xích bánh

Cho dù chiếc xe của bạn là loại dẫn động cầu trước, cầu sau hay dẫn động 4 bánh, dây xích bánh xe chính là vật dụng hữu hiệu nhất để đưa chiếc xe vượt qua những vũng sình lớn hoặc những đoạn đường trơn trượt gây mất độ bám khác. Nếu bạn mua loại dây xích chuyên dụng thì hãy đọc kỹ hướng dẫn mà nhà sản xuất đưa ra. Còn nếu bạn tự dùng dây xích để quấn thì phải nghiên cứu cách quấn làm sao để dây được kết nối chắc chắn và đem đến độ bám tốt nhất cho chiếc xe.

11. Cây xẻng/xúc đa chức năng

Một cái xẻng đa chức năng và có thể gập lại gọn gàng sẽ là một công cụ tuyệt vời trong nhiều trường hợp. Ví dụ như đào đất khi xe bạn bị bị mắc kẹt, thay thế rìu làm dụng cụ chặt cây, phát quang bụi rậm.v.v... Đối với một số nước vào mùa đông thì đây là một công cụ xúc tuyết rất hay.

12. Bộ dụng cụ thay lốp xe

Đối với những chiếc xe mới thì bộ dụng cụ này luôn đi kèm theo xe, nhưng với những chiếc xe đã qua sử dụng thì bạn nên chắc chắn rằng chiếc xe mình mua lại có đầy đủ lốp dự phòng và bộ "đồ nghề" bao gồm các dụng cụ dùng để thay bánh sơ-cua như con đội, tay quay, chìa khóa.v.v... Một điều đáng lưu ý nữa là chiếc bánh xe dự phòng của bạn cũng cần được bơm hơi đầy đủ với đúng áp suất tiêu chuẩn trước khi lên đường. Nếu là dạng bánh xe thu gọn thì bạn nhất thiết phải đem chiếc máy bơm mini theo, như đã đề cập ở phần trên.

13. Hộp y tế

Bạn nên chuẩn bị sẳn một bộ dụng cụ y tế trên xe với bông băng, gạc, thuốt sát trùng, thuốc chống say tàu xe, các loại thuốc thông dụng như đau bụng, dạ dày, giảm sốt, kéo và nhíp sẽ rất hữu dụng để bạn có thể tự mình sơ cứu các vết thương nhỏ cho chính mình và đặc biệt là khi đi cùng trẻ nhỏ.

14. Găng tay

Một đôi găng tay lao động sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp xúc với các chi tiết nóng bên trong nắp ca-pô, dưới gầm xe hoặc đưa ống xả bị xệ vào đúng vị trí.v.v... Găng tay cung sẽ giúp việc thay lốp sơ-cua của bạn trở nên dễ  dàng và sạch sẽ hơn.

15. Khăn giấy

Khăn giấy... nghe có vẻ như quá bình thường. Tuy nhiên bạn sẽ thấy khăn giấy có ích khi như thế nào khi bạn cần có cái để thấm vết cà phê đổ, lau que thăm dầu cũng như lau chùi các vết bẩn khác... Ngoài ra, khi cần thiết thì khăn giấy còn giúp việc nhóm lửa, nhả chewing-gum, vặn nắp bình bị trơn (do dính dầu nhớt) một cách dễ dàng hơn.

16. Fire Stop

Nếu chẳng may xe bạn bị chập điện, rò rỉ xăng hay bất kì lý do nào khác... "bà hỏa" cũng có thể ghé thăm bắt kỳ lúc này. Chính vì thế, việc trang bị những bình chữa cháy mini là rất cần thiết để giúp bạn giảm thiểu những thiệt hại xuống mức thấp nhất.​ ​ Ngoài ra, vẫn còn có các vật dụng đơn giản và hữu dụng khác mà bạn có thể chuẩn bị rất dễ dàng để chuyến đi của gia đình trở nên thoải mái hoàn hảo hơn:​ Tiền lẻ 10k, 20k để sẵn trên xe khi qua các trạm thu phí, mua vé cầu đường... Vài đĩa nhạc hay, USB có chép sẳn nhạc, vài cuốn tạp chí hoặc vài cuốn sách dành cho hành khách trên xe. Một lọ nước hoa có mùi thơm nhẹ nhàng theo sở thích Các thiết bị ghi hình, chụp ảnh, ghi âm để ghi lại những cảnh đẹp trên xe hay đối phó với CSGT bắt lỗi sai Nước rửa kính, xịt khử mùi, nước rửa tay diệt khuẩn.v.v... Trên đây là những vật dụng đơn giản, hữu ích và tiện lợi mà chúng ta nên trang bị trên chiếc xế yêu của mình. Nếu các bạn có biết thêm những vật dụng khác hoặc "mẹo nhỏ" nào hay, xin mời các bạn chia sẻ với mọi người trong topic này.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tết 2014 - HCM bắn pháo hoa tại 7 điểm

Chào mừng năm mới Giáp Ngọ 2014, vào 0g ngày 31-1-2014 (tức mồng 1 tết), TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa 15 phút tại bảy điểm: một điểm tầm cao tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (Q.2), sáu điểm tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11), công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc (Q.9),

đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi), sân bóng đá huyện Cần Giờ, khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (huyện Bình Chánh).

Đây là một trong những nội dung tổ chức hoạt động lễ hội Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 tại TP.HCM được Sở VH-TT&DL báo cáo với đoàn khảo sát của HĐND TP vào chiều 23-12.

Cũng trong dịp này, TP sẽ đồng loạt tổ chức nhiều chương trình, lễ hội chào mừng năm mới. Đó là các chương trình trang trí ánh sáng đường phố từ 23 tháng chạp âm lịch đến mồng 8 tết; lễ hội đường sách tại khu vực đường Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế từ 28 tháng chạp đến mồng 4 tết; các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở sân khấu Sen Hồng (công viên 23-9), công viên Gia Định, sân khấu đường Trường Sa (trước nhà thi đấu Rạch Miễu, Q.Phú Nhuận)...

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Tết Dương lịch 2014, TP.HCM bắn pháo hoa tầm cao ở đâu?

UBND TP.HCM vừa có văn bản xin phép Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho phép bắn pháo hoa tầm cao tại 2 điểm dịp tết Dương lịch 2014.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa cho biết, lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao, Du lịch xin phép cho TP.HCM được bắn pháo hoa tầm cao, thay vì tầm thấp như dự kiến tại 2 địa điểm nhân dịp tết Dương lịch 2014. Thời gian bắn pháo hoa từ 0h – 0h15 rạng sáng ngày 1/1/12014 tại Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11) và hầm vượt sông Sài Gòn (Q.2).

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, sở dĩ có sự thay đổi trong việc bắn pháo hoa này là do sự cố cháy nổ tại Công ty TNHH MTV hóa chất 21 (Bộ Quốc phòng) hồi tháng 10 vừa qua. Hiện đơn vị này chỉ nhận cung cấp pháo hoa tầm cao để sử dụng trong dịp mừng năm mới Dương lịch 2014.

Để phục vụ cho chương trình bắn pháo hoa tầm cao dịp tết 2014 sắp tới, TP.HCM đã giao cho Bộ Tư lệnh TP đặt mua 2.250 quả pháo hoa để trình diễn phục vụ cho người dân thưởng ngoạn vào những giờ phút đầu tiên của năm mới 2014.

Được biết, Văn phòng Chính phủ trước đó đã có văn bản truyền đạt ý kiến của lãnh đạo Chính phủ cho phép TP.HCM bắn pháo hoa tầm thấp tại 2 điểm trong dịp tết Dương lịch 2014.

Tết 2014 có thể được đốt pháo không tiếng nổ

Pháo hỏa thuật giải trí - sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ đang được cơ quan chức năng xem xét cho phép người dân mua về đốt trong dịp Tết Nguyên đán 2014.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), cho biết pháo không có tiếng nổ (pháo hỏa thuật giải trí) là loại pháo do Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp - Bộ Quốc phòng) sản xuất và phân phối.

Tại buổi họp với lãnh đạo Tổng cục 7 và nhiều cơ quan chức năng mới đây, đại tá Nguyễn Khắc Hội, Giám đốc Nhà máy Z121, cho biết việc sản xuất pháo hoa và các phụ kiện nổ tại Việt Nam đã được nhà máy thực hiện từ nhiều năm nay và "độc quyền" trong lĩnh vực này.

Pháo hỏa thuật giải trí thực chất là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ. Các loại hóa chất được dùng để chế tạo loại pháo không gây độc hại, không gây cháy nổ và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Hiện, Nhà máy Z121 sản xuất khoảng 10 loại pháo này, qua thử nghiệm đều đạt hiệu quả cao.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết, Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo không cấm sử dụng loại pháo này. Sau khi thử nghiệm, lãnh đạo Tổng cục 7 thấy rằng đây là loại pháo thân thiện với môi trường và có thể đưa ra thị trường. Một số nước cũng sản xuất loại pháo này và gọi là pháo hoa đồ chơi.

"Họ học tập công nghệ sản xuất của Nhật Bản, qua thử nghiệm nhiều lần đều cho kết quả tốt và an toàn, không gây ra tiếng nổ, ảnh hưởng tới môi trường. Chúng tôi đã thử dùng tay chạm vào những tia lửa nhưng chẳng bị làm sao", ông Vệ nói.

Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), đã gọi là pháo thì phải có tiếng nổ. Tuy nhiên, sản phẩm của Nhà máy Z121 không gây ra tiếng nổ nên có thể sử dụng từ khác mà không có chữ "pháo" để tránh "nhạy cảm". Ông Hà cho rằng sản phẩm này được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản nên hội đồng khoa học các bộ, ngành có thể sử dụng chính các tiêu chuẩn của Nhật Bản làm cơ sở đánh giá, thẩm định trước khi cấp phép bán ra thị trường.

Còn thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết, Nhà máy Z121 cần đăng ký chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ môi trường và được các bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua.

"Khi đó, chúng tôi sẽ sửa đổi Thông tư 08 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 36) để sớm đưa sản phẩm vào cuộc sống, nhanh thì có thể ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2014", ông Vệ nói thêm.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, pháo đã gắn liền với nhiều sinh hoạt cộng đồng, truyền thống của người Việt. Dù đã cấm nhưng nó vẫn được nhiều người nhắc tới mỗi dịp Tết với câu ca: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

"Cấm đốt pháo xuất phát từ việc mất trật tự, an toàn xã hội. Nhưng bây giờ dân trí đã khá hơn nên việc kiểm soát đốt pháo cũng tốt hơn thì việc chấp thuận cho pháo trở lại với sinh hoạt cộng đồng mỗi dịp lễ, Tết là điều đáng phải xem xét", ông Bình bày tỏ.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Hoán đổi ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các dịp lễ 2014

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần trong dịp nghỉ lễ, tết năm 2014 đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, trong dịp Tết Âm lịch, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ từ ngày 28/1/2014 (tức ngày 28 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 5/2/2014 (tức ngày 6 tháng Giêng âm lịch) và đi làm bù vào thứ Bảy ngày 25/1/2014 và thứ Bảy, ngày 8/2/2014. Như vậy, cán bộ công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày liên tục từ ngày 28/1/2014 (tức ngày 28 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 5/2/2014 (tức ngày 6 tháng Giêng âm lịch).

Dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5, cán bộ công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Sáu, ngày 2/5/2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 26/4/2013. Tức là dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ thứ Tư, ngày 30/4/2014 đến hết Chủ nhật, ngày 4/5/2014. Tổng số ngày nghỉ của dịp này sẽ là 5 ngày liên tục.

Dịp nghỉ Ngày Quốc khánh 2/9, cán bộ công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Hai, ngày 1/9/2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 6/9/2014. Tức là dịp này, cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ thứ Bảy, ngày 30/8/2014 đến hết ngày thứ Ba, 2/9/2014. Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 4 ngày liên tục.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong các dịp nghỉ lễ, tết này đều có ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ. Vì vậy, việc hoán đổi ngày nghỉ như trên sẽ đảm bảo làm việc liền mạch vào tuần kế tiếp.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thông báo việc thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ, tết năm 2014.

Đồng thời, lưu ý, đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Nhiều người dân Trung Quốc không hài lòng với lịch nghỉ Tết mới

Ngày 12/12, Quốc vụ viện Trung Quốc vừa công bố quyết định sửa đổi “Kế hoạch nghỉ các ngày lễ, Tết năm 2014”. Theo quyết định mới này, ngày cuối năm (Giao thừa) cũng sẽ là ngày làm việc bình thường. Quyết định này làm cho đại bộ phận người dân Trung Quốc cảm thấy không hài lòng do bị đảo lộn mọi kế hoạch vui Tết

Kế hoạch nghỉ lễ, Tết của Trung Quốc được ban hành lần đầu tiên vào năm 1949. Đến nay đã qua 3 lần sửa đổi, lần lượt là vào các năm 1999, 2007 và mới nhất năm 2013. Giữa tháng 12 (dương lịch) hằng năm, Chính phủ Trung Quốc đều công bố kế hoạch nghỉ lễ tết của năm sau.

Theo Reuters dẫn lời một nhân viên đang công tác tại thành phố Thượng Hải Nhiễm Doanh (RanYing) chia sẻ: “Rất nhiều người muốn về quê để chuẩn bị đón Tết. Việc đổi kế hoạch nghỉ giữa ngày cuối năm (Giao thừa) cho ngày 7 tháng Giêng là một sai lầm”.

Trên mạng xã hội Weibo của Sina – một mạng xã hội được đông đảo người dân Trung Quốc tham gia, cũng có rất nhiều người thể hiện sự bất bình. “Tôi muốn hỏi người lập ra kế hoạch nghỉ này, sau khi nghỉ làm người ấy có thể về nhà luôn được không? Với những người làm việc xa quê họ phải làm sao đây? Liệu họ có thể về quê kịp để ăn một bữa cơm đoàn viên với gia đình không?” một người trên mạng Weibo viết.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc cũng bình luận: “Cộng đồng xã hội tại các thành phố Trung Quốc lập tức có nguyện vọng tha thiết là kéo dài ngày nghỉ, đại đa số người dân cảm thấy quá mệt mỏi, nghỉ ngơi thêm một ngày có ý nghĩa hơn là việc tranh thủ kiếm thêm một ít tiền”.

Kế hoạch nghỉ lễ, tết của Trung Quốc thường theo một mẫu cố định, nhưng lịch nghỉ lễ Tết 2014 vừa được công bố làm cho rất nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy bất ngờ và không hài lòng. Mỗi dịp Tết đến người dân Trung Quốc thường về quê đoàn tụ với gia đình, cùng ăn một bữa cơm “đoàn viên” với người thân trong gia đình, cùng nhau đón Giao thừa và cho chào đón năm mới, rất nhiều người cả năm mới về nhà một lần vào dịp này.

Quốc vụ viện TQ vừa ra quyết định điều chỉnh đối với “Kế hoạch nghỉ Lễ, Tết trên cả nước năm 2014”. Theo đó, cụ thể điều chỉnh tại điều 2, khoản 2 là:
Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày (1/1/2014)
Tết truyền thống âm lịch: nghỉ 7 ngày (từ 31/1 đến 6/2/2014)
Tết Thanh Minh: 1 ngày (ngày 5/4/2014)
Tết Lao Động: 1 ngày (ngày 1/5/2014)
Tết Đoan Ngọ: 1 ngày (ngày 2/6/2014)
Tết Trung Thu: 1 ngày (ngày 9/8/2014)
Lễ Quốc Khánh: 3 ngày (từ 1-7/10/2014)

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nét đẹp văn hóa của ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.

Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…

Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm  Thmây được kết thúc.

Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Ngày tết của các dân tộc Việt Nam

Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

Tết cổ truyền của người Chăm

Ðồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại một số tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận và một số ít tại Châu Giang (tỉnh An Giang).

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Chăm ăn Tết cũng rất linh đình, nhộn nhịp. Hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như cái Tết của họ.

Păng-Katê cử hành vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm tức khoảng tháng 9 dương lịch và Păng-Chabư cử hành vào ngày 16 tháng 9 theo lịch Chăm tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch.

Vào những ngày lễ, đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi dổ về tại ba nơi hành lễ: đó là đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

Tết Păng Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông tang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi mai, còn Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các lễ thần Pô Giang nữ, tức các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối.

Sáng mồng một Tết, các chức sắc Chăm cùng toàn thể bà con xa gần đều tề tựu về ba nơi hành lễ, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề. Các thầy Cả và các bà Bóng ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp.

Lễ cúng gồm có hoa quả, bánh trái đủ loại, cúng cơm, rượu và thịt. Ba nghi lễ gồm các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng thì lo dâng rượu và múa mừng.

Người Chăm gồm có 2 ngành: Ngành theo đạo Bà la môn và ngành theo đạo Hồi. Ngành theo đạo Bà la môn rất kiêng cữ thịt bò, còn ngành theo đạo Hồi thì kiêng ăn thịt lợn.

Ngày tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi vào ngày đầu năm để nghe chức sắc, đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah, sau đó các tín hữu ra sông, ra suối tắm tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành của năm mới.

Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi, cho đến ngày thứ 7 hay thứ 9 thì đến lượt mọi người tổ chức ăn tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ lựa chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định mà thôi.

Họ giết lợn, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái. Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung.

Ngoài hai lễ lớn trên, người Chăm còn có các lễ khác trong năm như: Lễ cúng thần nông vào tháng 4 theo lịch Chăm, cử hành vào các đền, tháp; lễ cầu đảo (Chakap Hiâu Kron) cử hành tại các đập nước hay ở các bờ sông, bờ suối; lễ cúng ruộng (Pô Phùm) để cầu cho ruộng lúa tốt tươi và lễ Tống ôn (Rija Nưgar) tổ chức vào mồng một tháng giêng theo lịch Chăm, để cầu cho làng xóm, gia đình được thịnh vượng, an khang.

Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ Tu

Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. ở nhà Guơi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Guơi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng...

Tết nhảy của người Dao

Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.

Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...

Tết giọt nước của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng ở Kon Tum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình.

Tết của người H’Mông

Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ở miền xuôi. Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất. Tết Nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha. Ðể chuẩn bị sẵn con lơn béo. Ngoài thịt ra, còn có bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng. Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Ðêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.

Tết của người Hrê

Tết của người Hrê ở Quảng Ngãi cũng kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đình phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có phải nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đãi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tề tựu về nhà chủ làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Ðàn ông thì đeo ống chinh, còn đàn bà thì đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích trò chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đòn nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập thì hai người nhảy, thay đổi cho nhau.

Tết bỏ mả của người Gia Rai

Tết bỏ mả của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai cũng tương tự như tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ Bỏ Mả, bà con trong buôn làng kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả. Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đình gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lâm râm khấn vái Yàng.

Tết của người Thái

Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Ðầu tiên là tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên đán).

Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.

Tết Cơm mới của người Ê Đê

Tết Cơm mới của người Rhadé hay Ê Đê ở Ðắk Lắk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh giầu hay nghèo mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít.

Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời... xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa..."

Tết của người Chơ Ro

Người Chơ Ro và Chu Ru sinh sống tại Ðồng Nai, Lâm Ðồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.

Người Cơ Ho hay sinh sống ở Lâm Ðồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.

Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".

Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số vị mà chúng tôi hỏi chuyện, như cụ Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Đan Quế, thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Vũ sư Hoài Nhơn (Trần Trinh Nhơn), con trai lớn của công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy), thì kể rằng: "Ba tôi mất ngày 21 tháng chạp năm Quý Sửu 1973 ở Sài Gòn. Đầu năm đó, ăn cái Tết cuối cùng, ông còn lì xì tôi mặc dầu tôi đã 27 tuổi. Tôi vẫn không quên cái phong bì màu đỏ ấm áp, biểu lộ tình cảm của một người cha lúc nào cũng nhìn xuống con mình như thời còn nhỏ tại Bạc Liêu". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.

Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.


Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rúng động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".

Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa. 

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tục tảo mộ trước Tết

Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.

Để tưởng nhớ người đã khuất, những người còn sống mỗi năm đều cúng giỗ. Và vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.

Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân.

Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất.

Tục tảo mộ cuối năm, ngoài là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Đặc biệt, những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu:

“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”

Đối với cư dân thành thị, những người đã khuất được mai táng trong các nghĩa trang ở thành phố, do vậy thường khó duy trì việc những người trong gia đình, dòng họ khi khuất núi được chôn cất gần gũi, đầm ấm với nhau như ở thôn quê.

Nhưng cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên đán, người thành thị cũng luôn sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ, người thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận.

Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình.

Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.

Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.

Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.

Lên kế hoạch cho ngày tết

Những ngày cuối năm càng tới gần chúng ta càng dễ bị stress tấn công hơn. Ở công sở, chúng ta phải làm các việc tổng kết, tổ chức hoặc là tham gia các hoạt động tập thể như tiệc liên hoan. Ở nhà là một danh sách dài bao gồm việc mua sắm, kê dọn nhà cửa, mua và trưng hoa kiểng, nấu ăn… Nếu không chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ bị stress đánh bại. Những người xung quanh chúng ta cũng sẽ không được vui vẻ. Dịp lễ tết của chúng ta và gia đình vì vậy sẽ không được mĩ mãn.

Lập kế hoạch cho tốtBố mẹ tôi thường dành một bữa ngồi với nhau để lên danh sách những việc cần làm, thứ cần mua sắm… cho kì nghỉ lễ tết từ trước đó 1 tháng rưỡi, 2 tháng hoặc hơn. Danh sách này sẽ được đưa cho những thành viên khác trong gia đình đóng góp ý kiến. Sau đó là phân công công việc. Tới gần dịp lễ, danh sách sẽ được rà soát vài lần nữa để điều chỉnh cho sát thực tế. Cách làm này giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn, không bỏ sót, không chồng chéo.

Tìm cách giải phóng sức lao độngTrước đây, tất cả việc lớn nhỏ trong quá trình chuẩn bị cho ngày lễ tết đều do mọi người trong gia đình tự làm. Tuy có thể chủ động về thời gian, tiết kiệm được chút tiền, nhưng rất là mệt mỏi. Kết quả đôi khi cũng không được như ý vì vấp phải những việc không phải sở trường. Sau này, bố mẹ tôi quyết định thuê dịch vụ bên ngoài trong một số việc như sơn sửa nội thất, tổng vệ sinh cuối năm, nấu các món ăn cầu kì… Nếu lập kế hoạch sớm, tìm hiểu sớm và đặt trước sớm thì sẽ lựa chọn được dịch vụ có chất lượng.

Xác định rằng mọi thứ không cần quá hoàn hảoNhững bài viết, tranh ảnh trên sách báo hay những phóng sự trên truyền hình về cách đón lễ tết “chuẩn mực” đôi khi có ảnh hưởng tiêu cực tới cách nghĩ của chúng ta. Chúng sẽ làm cho chúng ta có cảm giác không thỏa mãn và tự hỏi sao lễ tết ở nhà mình không được hoàn hảo như trong sách báo, phim ảnh. Nhưng một người thân có kinh nghiệm trong ngành truyền thông trong gia đình tôi đã tiết lộ rằng những thứ trông tuyệt hảo ấy đều được biên tập, chỉnh sửa hết. Ở gia đình tôi, một sự thật được rút ra là mọi người vẫn vui khi bắt gặp một lỗi nhỏ trong ngày lễ tết như vết ố trên khăn bàn, nhưng sẽ không vui nổi nếu thấy thái độ bứt rứt, bực bội của mẹ tôi chỉ vì một lỗi nhỏ.

Tóm lại, lễ tết đúng là những dịp rất có ý nghĩa, nhưng điều làm nên ý nghĩa của lễ tết chính là suy nghĩ của chúng ta chứ không phải là những thứ thuộc về vật chất hay nghi thức xã giao. Nếu chỉ coi lễ tết là dịp nghỉ ngơi, chia sẻ tình cảm thì chúng ta sẽ không tự tạo áp lực cho chúng ta trong việc chuẩn bị, tránh được những cuộc tấn công của stress.

Sự tích hoa đào và giấy đỏ hồng điều ngày Tết

Ngày xưa thật là xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng...

Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.

Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhà. Ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỹ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn mấy tin ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.