Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Năm 2014, sinh con tháng nào tốt


Năm 2014: Giáp Ngọ nếu sinh vào mùa Thu (tháng 7, 8 âm lịch Kim vượng) là tốt nhất.
Bạn cũng có thể chọn các tháng Tứ Quý (tháng 3, 6, 9, 12 Âm Lịch Thổ vượng sinh Kim), mùa Đông (tháng 10, 11 AL Thủy) cũng tốt (Kim sinh xuất Thủy).

Nếu sinh con vào các tháng kể trên, cuộc đời Bé sẽ hưởng giàu sang phú quý;
Không nên sinh con các tháng sauNếu sinh con vào mùa Xuân (tháng 1, 2 AL), Hạ (tháng 4, 5 AL) thuở nhỏ gian nan, lớn thì cực thân.

Bảng chọn mùa sinh con
Bản mệnhVượngTướngHưuTử
KimThuTứ QuýĐôngXuânHạ
MộcXuânĐôngHạTứ QuýThu
ThuỷĐôngThuXuânHạTứ Quý
HoảHạXuânTứ QuýThuĐông
ThổTứ QuýHạThuĐôngXuân

Tuy nhiên, để chọn được tháng sinh để Bé có thể trở thành “Quý Nhơn” của Cha Mẹ, giúp Cha Mẹ có vận mệnh tốt hơn còn phải xét riêng theo từng trường hợp (theo Bát tự của Cha Mẹ) nữa.

Chi tiết vận mệnh sinh con theo từng tháng năm Giáp NgọSinh con tháng Giêng: Người tuổi Ngọ sinh vào tiết tân xuân nên tinh thần luôn sảng khoái, có số được hưởng phúc lộc và tài sản của tổ tiên. Là người đoan chính, ít nói, có duyên kết bạn.

Sinh con tháng 2: Sinh vào tiết Kinh Trập người tuổi Ngọ thường thông minh, ưa hình thức. Số nhàn tản, mọi việc đều thuận, ngao du khắp nơi. Tuy vậy, trong cuộc đời cũng không tránh khỏi những rủi ro.

Sinh con tháng 3: Là người có chí khí mạnh mẽ, can đảm hơn người. Có số thành công trong mọi việc, được nhiều người tôn kính, mến mộ.

Sinh con tháng 4: Sinh vào tháng này số phải bôn ba, khổ cực, không được người giúp, khó giữ tiền của. Tuy nhiên, nếu không ngại xông pha vào nơi nước sôi lửa bỏng thì có ngày sẽ được thành công, cuối đời hưởng phúc.

Sinh con tháng 5: Sinh vào tiết Mang Chủng là người lý trí, suy nghĩ tiến bộ. Số có nhà cửa, sự nghiệp, gia đình hưng vượng, phúc lộc dồi dào, được hưởng phúc từ vợ, cưu mang được người khác họ.

Sinh con tháng 6: Là người có số khốn khó, lao tâm khổ tứ, mưu sự khó thành, cả đời mệt mỏi, họa phúc đan xen, về già mới được bình an.

Sinh con tháng 7: Sinh vào lúc;thời tiếtmát mẻ thường là người thông minh tột đỉnh, tinh lực dồi dào, nhạy cảm, ôn hòa, nhã nhặn, có sức lôi cuốn người khác giới, thường kết hôn sớm.

Sinh con tháng 8: Là người can đảm, mưu trí, tình cảm chan hòa, sự nghiệp thăng tiến, gặp nhiều may mắn.

Sinh con tháng 9: Sinh vào tiết Hàn Lộ là người ham hiểu biết, tài năng, trí lực song toàn nhưng lại thiếu kiên cường. Có số may mắn, thành công trời ban, an nhàn tự tại, hưởng phúc lâu dài.

Sinh con tháng 10: Sinh vào tiết Lập Đông là người có nhiều biến đổi trong đời; nghĩa hiệp nhưng thiếu nhẫn nại nên mọi sự khó thành. Nửa đời long đong, nửa đời viên mãn như ý.

Sinh con tháng 11: Là người ít may mắn, cuộc đời trắc trở. Tuy được lộc trời ban nhưng vẫn phải lao tâm khổ tứ.

Sinh con tháng 12: Tuổi Ngọ sinh vào tiết Tiểu Hàn cả đời gặp chuyện phiền não, vất vả. Sự nghiệp và tài vận có nhiều biến động. Là người sống thiếu thực tế.

Tên hay hợp mệnh cho bé tuổi Ngọ 2014


Cái Tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi đặt Tên cho con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp…Khi đặt tên cho con tuổi Ngọ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi.

Năm 2014 là năm con ngựa - năm Giáp Ngọ và năm 2014 là mệnh Kim (Sa trung kim (Vàng trong cát). Trước khi sinh các câu hỏi như: "Đặt tên cho con trai năm giáp ngọ 2014", "Đặt tên cho con gái năm Giáp ngọ 2014".... là các từ khóa rất "hot"mà các bậc cha mẹ sinh con vào năm 2014 đều muốn tìm hiểu.

Cách đặt tên cho bé Giáp Ngọ:

1. Tình cách bé tuổi Ngọ:
Tuổi Ngọ được coi là con giáp du mục trong mười hai con giáp. Người sinh tuổi Ngọ luôn tới lui từ chỗ này sang chỗ khác, nhảy từ dự án này sang dự án nọ, chương trình này sang chương trình khác. Họ là người ưa thích sự đổi mới, ham hoạt động, thích độc lập, khó thích ứng với công việc có tính cố định và nhàm chán.
Người sinh năm Ngọ rộng rãi, hào phóng, mẫn tiệp, trang điểm hợp thời, giỏi đối đáp, ngoại giao, sức quan sát tốt, đầu óc nhanh nhẹn, cởi mở, dí dỏm lý thú, thích tự do đi đây đi đó, không chịu sự ràng buộc vào bất cứ cái gì, thích làm việc theo sở thích, hay thay đổi, dễ đam mê và cũng mau chán, tính khí nóng nảy, khi bị chọc tức thì lửa giận bừng bừng, song cũng hết giận rất nhanh.


Những người có cung mệnh này thường khá bốc đồng, họ không chịu nổi những gì tẻ nhạt rập khuôn. Họ có khuynh hướng rất thích đi xa và không dừng ở đâu lâu được. Màu sắc họ yêu thích là vàng và cam, tất cả hòa quyện vào nhau một cách kỳ diệu tạo nên một sự thoải mái, tinh tế mà chân thành phù hợp với cá tính của những người tuổi Ngọ.

2.Những từ nên dùng đặt tên cho con tuổi Ngọ
a - Nên dùng những từ có bộ THẢO (cỏ) bộ KIM (vàng). Con tuổi Ngọ mang tên hai bộ này sẽ có học thức uyên bác, yên ổn, giàu có, vinh quang, hưởng phúc suốt đời.

Một số gợi ý về bộ THẢO:
Miêu: mạ, cây giống Nhận: khoai sọ
Ngải: cây ngải cứu Cửu: một loại cỏ thuốc
Thiên: um tùm Vu: khoai sọ
Khung: xuyên khung Bào: đài hoa
Chi: cỏ thơm Duẩn: măng
Cầm: cây thuốc Hoa: Bông
Phương: thơm Chỉ: bạch chỉ
Nhiễm: chỉ thời gian trôi Linh: cây thuốc phục linh
Nhược: giống như Dĩ: cây thuốc Ý dĩ
Bình: táo tây Mậu: tươi tốt
Nhị: nhị hoa Huân: cỏ thơm
Truật: mầm, chồi Trăn: um tùm
Sảnh: xinh đẹp Minh: trà
Thù: cây thuốc dũ Trà: trà
Thảo: cỏ Cấn: cây mao dương hoa vàng
Tiến: cỏ thơm Thuyên: cỏ thơm
Hưu: cỏ sâu róm, cỏ đuôi chó Lợi: dùng đặt tên Nam, Nữ đều được
Toán: tỏi Dược: thuốc
Thúc: đỗ Diệp: lá
Huyên: cây hoa hiên Đổng: họ Đổng
Uy: xum xuê Lan: hoa lan
Nghệ: nghệ thuật Lam: màu xanh da trời
Lội: nụ hoa Nhuế: họ Nhuế
Liên: hoa sen Tưởng: họ Tưởng
Dĩnh: thông minh Phạm: họ phạm
Tiết: họ Tiết Tạng: họ Tạng
Vạn: họ Vạn Cúc: họ Cúc

Một số gợi ý về bộ KIM:
Kim: vàng Xuyến: vòng đeo tay
Linh: cái chuông Ngân: bạc
Nhuệ: lanh lợi Lục: sao chép
Cẩm: gấm Tiền: tiền bạc
Kiện: phím đàn Toản: kim cương
Bát: bát đồng đựng thức ăn Giám: gương soi
Luyện: gọt rũa Kính: gương soi
Thiết: sắt  Điền: tiền (cổ) Cự: to lớn

b - Nên chọn những chữ có bộ: NGỌC, MỘC, HÒA (cây lương thực) sẽ được quý nhân giúp đỡ, đa tài khôn khéo, thành công rực rỡ như:

Một số gợi ý về bộ NGỌC:
Giác: ngọc ghép thành 2 miếng
Doanh: đá ngọc
Tỷ: ấn của nhà vua
Bích: ngọc quý(hình tròn giữa có lỗ)

Một số gợi ý về bộ MỘC:
Đông: phương đông
Sam: cây tram
Bân: lịch sự
Hàng: Hàng Châu
Vinh: vinh dự
Nghiệp: nghề nghiệp

Một số gợi ý về bộ HÒA:
Hòa: cây lương thực Tú: đẹp
Bỉnh: họ Bỉnh Khoa: khoa cử
Tần: họ tần Giá: mùa màng
Tắc: kê Nhu: mềm mỏng
Lâm: mưa to Kiệt: tài giỏi
Đống xà ngang Sâm: rừng
Thụ: cây Đạo: lúa
Tô: tỉnh lại Tích: tích tụ
Thử: kê nếp

Nên đặt tên có bộ TRÙNG (côn trùng) ĐẬU (đỗ) Theo dân gian người tuổi Ngựa mang tên này sẽ phúc lộc dồi dào danh lợi đều vẹn toàn:
Mật: mật ong
Điệp: bướm
Dung hòa hợp
Huỳnh: đom đóm
Túy: tinh hoa
Diệm: xinh đẹp
Thụ: dựng đứng lên

d - Nên chọn những chữ có bộ TỴ (rắn), MÙI (dê), Dần (hổ) TUẤT(chó) vì con Ngựa hợp với rắn, dê, hổ, chó.
Bưu: hổ con Hí: kịch
Thành: họ Thành Dần: hổ, địa chi dần
Xứ, nơi chốn Tuất: địa chi tuất
Kiến: xây dựng Quần: đám đông
Nghĩa: tình nghĩa Sư: sư tử
Độc: một mình  Mỹ: đẹp Tiến: tiến lên 

Tên không nên đặt cho con năm Ngựa vàng 2014

Cái tên sẽ là bước khởi đầu đẹp cho bé. Mẹ nên tránh đặt những tên không hợp mệnh cho bé tuổi Ngọ
Cha mẹ nào cũng muốn đặt cho con những cái tên đẹp nhất và mang lại may mắn cho bé. Càng gần những ngày bước sang năm Ngọ, chị em lại càng xôn xao kiếm tìm những cái tên đẹp cho Ngựa vàng 2014. Cái tên hay và tốt sẽ là bước khởi đầu đẹp, giúp con thuận lợi và gắn bó với bé trong bước đường sau này. Tuy nhiên, nếu không chú ý, rất có thể mẹ sẽ vô tình đặt phải những cái tên cấm kị, không hợp mệnh cho bé. Mẹ hãy lưu ý không nên đặt cho Ngựa vàng những tên thuộc bộ sau:

1. Ngọ kỵ Sửu
Theo địa chi, Sửu và Ngọ là lục hại. Do đó những tên gọi có liên quan đến chữ Sửu không nên có mặt trong tên gọi của bé tuổi Ngọ.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên có chữ:
Khiên
Sinh
Sản

2. Thuỷ khắc Hoả (Ngọ)
Ngọ thuộc hành Hoả, Hoả lại khắc Thuỷ. Do đó, những chữ thuộc bộ Tý, Thủy, Nhâm, Băng, Quý, Bắc cũng là tối kỵ đối với tên của trẻ cầm tinh con ngựa.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên có chữ:
Thuỷ Vĩnh
Băng Cầu
Quyết Hà
Sa Quyền
Thái Dương
Trị Pháp
Tân Hồng
Hải Hán
Lâm Hiếu
Mạnh Học
Tự Quý

3. Ngựa ăn Cỏ
Cỏ là loại lương thực quan trọng nhất với loài ngựa, nên những chữ gợi đến các loại lương thực như Mễ, Nhục, Tâm (lúa gạo, thịt) đều không mang lại sự hài hòa cho tên gọi và vận mệnh của người cầm tinh con giáp này.


Mẹ nên tránh đặt cho con những tên:
Khánh Phấn
Quý Chí
Tư Huệ
Tinh Niệm
Tính Hoài
Ý Cao
Dục Hựu

4. Ngựa không hợp "Điền"
Khi ngựa phải đi kéo cày dưới đồng cũng là lúc nó phải nhân nhượng, bị hạ bệ so với địa vị. Chính vì thế, người ta thường kiêng đặt cho bé những tên thuộc bộ Điền.

Mẹ nên tránh đặt cho con những cái tên:
Phú Sơn
Nam Điện
Giới Đơn
Lưu Cương
Đương

5. Ngựa không hợp "Sơn"
Ngựa chỉ quen chạy ở đường thẳng, nếu phải chạy đường núi thì sẽ cảm thấy rất mệt nhọc, vất vả. Để tránh cảm giác ấy cho bétuổi Ngọ, mẹkhông nên chọn những chữ thuộc bộ Sơn.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên:
Nhạc Đại
Dân Tuấn
Côn Tung

6. Ngựa không thích bị cưỡi
Ngựa thích tự do chạy nhảy hơn là bị cưỡi. Do vậy,mẹ cần tránh những chữ gợi đến ý nghĩa này như: Kỳ, Cơ, Kỵ… khi đặt tên cho bétuổi Ngọ.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nét đẹp văn hóa của ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.

Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…

Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm  Thmây được kết thúc.

Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Ngày tết của các dân tộc Việt Nam

Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

Tết cổ truyền của người Chăm

Ðồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại một số tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận và một số ít tại Châu Giang (tỉnh An Giang).

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Chăm ăn Tết cũng rất linh đình, nhộn nhịp. Hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như cái Tết của họ.

Păng-Katê cử hành vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm tức khoảng tháng 9 dương lịch và Păng-Chabư cử hành vào ngày 16 tháng 9 theo lịch Chăm tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch.

Vào những ngày lễ, đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi dổ về tại ba nơi hành lễ: đó là đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

Tết Păng Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông tang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi mai, còn Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các lễ thần Pô Giang nữ, tức các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối.

Sáng mồng một Tết, các chức sắc Chăm cùng toàn thể bà con xa gần đều tề tựu về ba nơi hành lễ, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề. Các thầy Cả và các bà Bóng ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp.

Lễ cúng gồm có hoa quả, bánh trái đủ loại, cúng cơm, rượu và thịt. Ba nghi lễ gồm các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng thì lo dâng rượu và múa mừng.

Người Chăm gồm có 2 ngành: Ngành theo đạo Bà la môn và ngành theo đạo Hồi. Ngành theo đạo Bà la môn rất kiêng cữ thịt bò, còn ngành theo đạo Hồi thì kiêng ăn thịt lợn.

Ngày tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi vào ngày đầu năm để nghe chức sắc, đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah, sau đó các tín hữu ra sông, ra suối tắm tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành của năm mới.

Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi, cho đến ngày thứ 7 hay thứ 9 thì đến lượt mọi người tổ chức ăn tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ lựa chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định mà thôi.

Họ giết lợn, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái. Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung.

Ngoài hai lễ lớn trên, người Chăm còn có các lễ khác trong năm như: Lễ cúng thần nông vào tháng 4 theo lịch Chăm, cử hành vào các đền, tháp; lễ cầu đảo (Chakap Hiâu Kron) cử hành tại các đập nước hay ở các bờ sông, bờ suối; lễ cúng ruộng (Pô Phùm) để cầu cho ruộng lúa tốt tươi và lễ Tống ôn (Rija Nưgar) tổ chức vào mồng một tháng giêng theo lịch Chăm, để cầu cho làng xóm, gia đình được thịnh vượng, an khang.

Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ Tu

Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. ở nhà Guơi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Guơi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng...

Tết nhảy của người Dao

Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.

Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...

Tết giọt nước của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng ở Kon Tum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình.

Tết của người H’Mông

Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ở miền xuôi. Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất. Tết Nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha. Ðể chuẩn bị sẵn con lơn béo. Ngoài thịt ra, còn có bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng. Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Ðêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.

Tết của người Hrê

Tết của người Hrê ở Quảng Ngãi cũng kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đình phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có phải nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đãi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tề tựu về nhà chủ làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Ðàn ông thì đeo ống chinh, còn đàn bà thì đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích trò chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đòn nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập thì hai người nhảy, thay đổi cho nhau.

Tết bỏ mả của người Gia Rai

Tết bỏ mả của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai cũng tương tự như tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ Bỏ Mả, bà con trong buôn làng kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả. Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đình gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lâm râm khấn vái Yàng.

Tết của người Thái

Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Ðầu tiên là tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên đán).

Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.

Tết Cơm mới của người Ê Đê

Tết Cơm mới của người Rhadé hay Ê Đê ở Ðắk Lắk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh giầu hay nghèo mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít.

Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời... xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa..."

Tết của người Chơ Ro

Người Chơ Ro và Chu Ru sinh sống tại Ðồng Nai, Lâm Ðồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.

Người Cơ Ho hay sinh sống ở Lâm Ðồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.

Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.

Lễ hội ngày Tết: Hội Đền Sóc (Sóc Sơn - Hà Nội)

Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.


Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).

Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Lễ hội ngày Tết: Hội Chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội)

Hội Chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội)Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.


Phần lễ tại Lễ hội chùa Hương bao gồm gần như là cả một tổng thể tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam: có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi.

Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái.

Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

UBND Huyện Mỹ Đức cho biết, Lễ hội chùa Hương năm 2013 sẽ được tổ chức hoành tráng nhất từ trước đến nay, là lễ hội mở màn của Hà Nội trong năm mới, hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2013 với chủ đề  “Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt”