Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Nhiều người dân Trung Quốc không hài lòng với lịch nghỉ Tết mới

Ngày 12/12, Quốc vụ viện Trung Quốc vừa công bố quyết định sửa đổi “Kế hoạch nghỉ các ngày lễ, Tết năm 2014”. Theo quyết định mới này, ngày cuối năm (Giao thừa) cũng sẽ là ngày làm việc bình thường. Quyết định này làm cho đại bộ phận người dân Trung Quốc cảm thấy không hài lòng do bị đảo lộn mọi kế hoạch vui Tết

Kế hoạch nghỉ lễ, Tết của Trung Quốc được ban hành lần đầu tiên vào năm 1949. Đến nay đã qua 3 lần sửa đổi, lần lượt là vào các năm 1999, 2007 và mới nhất năm 2013. Giữa tháng 12 (dương lịch) hằng năm, Chính phủ Trung Quốc đều công bố kế hoạch nghỉ lễ tết của năm sau.

Theo Reuters dẫn lời một nhân viên đang công tác tại thành phố Thượng Hải Nhiễm Doanh (RanYing) chia sẻ: “Rất nhiều người muốn về quê để chuẩn bị đón Tết. Việc đổi kế hoạch nghỉ giữa ngày cuối năm (Giao thừa) cho ngày 7 tháng Giêng là một sai lầm”.

Trên mạng xã hội Weibo của Sina – một mạng xã hội được đông đảo người dân Trung Quốc tham gia, cũng có rất nhiều người thể hiện sự bất bình. “Tôi muốn hỏi người lập ra kế hoạch nghỉ này, sau khi nghỉ làm người ấy có thể về nhà luôn được không? Với những người làm việc xa quê họ phải làm sao đây? Liệu họ có thể về quê kịp để ăn một bữa cơm đoàn viên với gia đình không?” một người trên mạng Weibo viết.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc cũng bình luận: “Cộng đồng xã hội tại các thành phố Trung Quốc lập tức có nguyện vọng tha thiết là kéo dài ngày nghỉ, đại đa số người dân cảm thấy quá mệt mỏi, nghỉ ngơi thêm một ngày có ý nghĩa hơn là việc tranh thủ kiếm thêm một ít tiền”.

Kế hoạch nghỉ lễ, tết của Trung Quốc thường theo một mẫu cố định, nhưng lịch nghỉ lễ Tết 2014 vừa được công bố làm cho rất nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy bất ngờ và không hài lòng. Mỗi dịp Tết đến người dân Trung Quốc thường về quê đoàn tụ với gia đình, cùng ăn một bữa cơm “đoàn viên” với người thân trong gia đình, cùng nhau đón Giao thừa và cho chào đón năm mới, rất nhiều người cả năm mới về nhà một lần vào dịp này.

Quốc vụ viện TQ vừa ra quyết định điều chỉnh đối với “Kế hoạch nghỉ Lễ, Tết trên cả nước năm 2014”. Theo đó, cụ thể điều chỉnh tại điều 2, khoản 2 là:
Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày (1/1/2014)
Tết truyền thống âm lịch: nghỉ 7 ngày (từ 31/1 đến 6/2/2014)
Tết Thanh Minh: 1 ngày (ngày 5/4/2014)
Tết Lao Động: 1 ngày (ngày 1/5/2014)
Tết Đoan Ngọ: 1 ngày (ngày 2/6/2014)
Tết Trung Thu: 1 ngày (ngày 9/8/2014)
Lễ Quốc Khánh: 3 ngày (từ 1-7/10/2014)

Công chức, viên chức nghỉ Tết từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 tháng Giêng


Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 10525/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ LĐ-TB & XH về việc hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần trong dịp nghỉ lễ, tết năm 2014 đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, trong dịp Tết Âm lịch, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ từ ngày 28-1-2014 (tức ngày 28 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 5-2-2014 (tức ngày 6 tháng Giêng Âm lịch) và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 25-1-2014 và thứ Bảy, ngày 8-2-2014. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày liên tục từ ngày 28 tháng Chạp Âm lịch đến hết mồng 6 tháng Giêng Âm lịch.

Dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Sáu, ngày 2-5-2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 26-4-2014. Dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ liền 5 ngày liên tục từ thứ Tư, ngày 30-4-2014 đến hết Chủ nhật, ngày 4-5-2014. Dịp nghỉ Ngày Quốc khánh 2-9, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ Hai, ngày
1-9-2014 và đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 6-9-2014, được nghỉ liền 4 ngày liên tục.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH thông báo việc thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ, tết năm 2014; đồng thời, lưu ý, đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Vận số người tuổi Giáp Ngọ theo ngày sinh


Sinh ngày Tý: Là người có tài lộc nhưng do bị sao Kiếp Sát, Chiếu Quân, Thái Tuế chiếu mệnh nên số vất vả, long đong, hay gặp chuyện cãi cọ.

Sinh ngày Sửu: Người sinh ngày này nhờ có sao Tử Vi chiếu mệnh nên mọi việc tất thành, có quyền chức, một đời thuận lợi, may mắn.

Sinh ngày Dần: Người sinh ngày này bị sao Bạch Hổ, Chỉ Bối chiếu mệnh nên mọi việc phải hết sức thận trọng, nhất là trong việc kết giao bạn bè.

Sinh ngày Mão: Nhờ có sao Thiên Hỷ chiếu mệnh nên có số cát tường, cuộc đời thuận buồm xuôi gió, mưu sự tất thành, dựng nghiệp nhanh chóng. Đôi khi cũng gặp phải chuyện phiền toái, cãi cọ.

Sinh ngày Thìn: Là người có số cô độc, sự nghiệp trôi nổi, cuộc sống bất ổn.

Sinh ngày Tỵ: Người tuổi Ngọ sinh vào giờ này thường ít may mắn. Sức khỏe yếu, số phải đi xa nhưng cũng không được yên ổn.

Sinh ngày Ngọ: Nhờ có sao Thiên Tướng chiếu mệnh nên Tuổi Ngọ sinh vào ngày này thường có quyền cao chức trọng, tiền của dồi dào, gia đình hưng thịnh.

Sinh ngày Mùi: Ngày này có sao Thái Dương chiếu mệnh nên số phải làm việc nơi xa, tuy nhiên mọi sự đều diễn ra thuận lợi, tốt đẹp.

Sinh ngày Thân: Là người có số cô đơn, được sao Dịch Mã chiếu mệnh nên có tài vận tốt.

Sinh ngày Dậu: Được sao Hồng Loan, Thái Dương chiếu mệnh nên có số may mắn, cuộc sống vui vẻ, phúc lộc vẹn toàn.

Sinh ngày Tuất: Là người thông minh, học giỏi, danh tiếng. Tuy nhiên, số hay bị tiểu nhân quấy rối nên khó thành nghiệp lớn.

Sinh ngày Hợi: Sinh ngày này có số kinh doanh buôn bán không thuận, tài vận có lúc thất bại nhưng nhờ được sao Nguyệt Đức chiếu mệnh nên cứu vãn được phần nào.

Vận số người tuổi Giáp Ngọ theo giờ sinh:

Sinh giờ Tý (23-1h): Vì Tý mệnh Thủy khắc Ngọ mệnh Hỏa nên người sinh vào giờ này cuộc đời gặp nhiều trắc trở, thất bại. Tuy nhiên, nếu biết ứng biến khôn khéo và không ngừng nỗ lực vươn lên cũng sẽ gặt hái được thắng lợi.

Sinh giờ Sửu (1-3h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Sửu mệnh Thổ, lại có sao Tử Vi chiếu mệnh nên những người này có số tốt đẹp, mưu sự đại thành, nhàn nhã sung sướng. Tuy có lúc gặp trắc trở nhưng không đáng kể.

Sinh giờ Dần (3-5h): Dần mệnh Mộc sinh Ngọ mệnh Hỏa. Người sinh giờ này có chí tiến thủ nhưng hay gặp khó khăn, tuy nhiên về sau mọi sự cũng thành. Không có duyên kết giao bạn bè.

Sinh giờ Mão (5-7h): Mão mệnh Mộc sinh Ngọ mệnh Hỏa. Người sinh giờ này phúc lộc song hành, cuộc đời vui vẻ, gia đình hòa thuận, có nhiều bạn tốt. Tuy có lúc gặp chuyện rắc rối nhưng cũng qua đi nhanh chóng.

Sinh giờ Thìn (7-9h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Thìn mệnh Thổ. Là người có số mệnh không tốt, cuộc sống cô đơn, bất ổn, gặp nhiều trắc trở, không có người trợ giúp.

Sinh giờ Tỵ (9-11h): Tỵ mệnh Hỏa sánh ngang với Ngọ mệnh Hỏa. Người sinh vào giờ này thường có cuộc sống bận rộn, bất ổn. Sự nghiệp và tài vận thăng trầm.

Sinh giờ Ngọ (11-13h): Là người có số trường thọ, giàu có, quyền chức, gia đình hòa thuận.

Sinh giờ Mùi (13-15h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Mùi mệnh Thổ. Là người mưu lược, hay nghĩ ngợi, số có tài lộc, kinh doanh, buôn bán phát đạt.

Sinh giờ Thân (15-17h): Thân mệnh Kim khắc chế Ngọ mệnh Hỏa. Tuổi Ngọ sinh giờ này là người cứng rắn, tuy có chức vụ cao nhưng không giữ được của.

Sinh giờ Dậu (17-19h): Dậu mệnh Kim khắc chế Ngọ mệnh Hỏa. Là người có cuộc đời may mắn, vui vẻ, gia thế hưng vượng.

Sinh giờ Tuất (19-21h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Tuất mệnh Thổ. Người sinh giờ này có cuộc sống bình thường, hay bị tiểu nhân quấy rồi. Nếu theo nghiệp văn chương sẽ gặt hái được thành công.

Sinh giờ Hợi (21-23h): Hợi mệnh Thủy khắc chế Ngọ mệng Hỏa. Có thể mắc bệnh nhưng may nhờ sao Nguyệt Đức chiếu mệnh nên tai qua nạn khỏi.

Năm 2014, sinh con tháng nào tốt


Năm 2014: Giáp Ngọ nếu sinh vào mùa Thu (tháng 7, 8 âm lịch Kim vượng) là tốt nhất.
Bạn cũng có thể chọn các tháng Tứ Quý (tháng 3, 6, 9, 12 Âm Lịch Thổ vượng sinh Kim), mùa Đông (tháng 10, 11 AL Thủy) cũng tốt (Kim sinh xuất Thủy).

Nếu sinh con vào các tháng kể trên, cuộc đời Bé sẽ hưởng giàu sang phú quý;
Không nên sinh con các tháng sauNếu sinh con vào mùa Xuân (tháng 1, 2 AL), Hạ (tháng 4, 5 AL) thuở nhỏ gian nan, lớn thì cực thân.

Bảng chọn mùa sinh con
Bản mệnhVượngTướngHưuTử
KimThuTứ QuýĐôngXuânHạ
MộcXuânĐôngHạTứ QuýThu
ThuỷĐôngThuXuânHạTứ Quý
HoảHạXuânTứ QuýThuĐông
ThổTứ QuýHạThuĐôngXuân

Tuy nhiên, để chọn được tháng sinh để Bé có thể trở thành “Quý Nhơn” của Cha Mẹ, giúp Cha Mẹ có vận mệnh tốt hơn còn phải xét riêng theo từng trường hợp (theo Bát tự của Cha Mẹ) nữa.

Chi tiết vận mệnh sinh con theo từng tháng năm Giáp NgọSinh con tháng Giêng: Người tuổi Ngọ sinh vào tiết tân xuân nên tinh thần luôn sảng khoái, có số được hưởng phúc lộc và tài sản của tổ tiên. Là người đoan chính, ít nói, có duyên kết bạn.

Sinh con tháng 2: Sinh vào tiết Kinh Trập người tuổi Ngọ thường thông minh, ưa hình thức. Số nhàn tản, mọi việc đều thuận, ngao du khắp nơi. Tuy vậy, trong cuộc đời cũng không tránh khỏi những rủi ro.

Sinh con tháng 3: Là người có chí khí mạnh mẽ, can đảm hơn người. Có số thành công trong mọi việc, được nhiều người tôn kính, mến mộ.

Sinh con tháng 4: Sinh vào tháng này số phải bôn ba, khổ cực, không được người giúp, khó giữ tiền của. Tuy nhiên, nếu không ngại xông pha vào nơi nước sôi lửa bỏng thì có ngày sẽ được thành công, cuối đời hưởng phúc.

Sinh con tháng 5: Sinh vào tiết Mang Chủng là người lý trí, suy nghĩ tiến bộ. Số có nhà cửa, sự nghiệp, gia đình hưng vượng, phúc lộc dồi dào, được hưởng phúc từ vợ, cưu mang được người khác họ.

Sinh con tháng 6: Là người có số khốn khó, lao tâm khổ tứ, mưu sự khó thành, cả đời mệt mỏi, họa phúc đan xen, về già mới được bình an.

Sinh con tháng 7: Sinh vào lúc;thời tiếtmát mẻ thường là người thông minh tột đỉnh, tinh lực dồi dào, nhạy cảm, ôn hòa, nhã nhặn, có sức lôi cuốn người khác giới, thường kết hôn sớm.

Sinh con tháng 8: Là người can đảm, mưu trí, tình cảm chan hòa, sự nghiệp thăng tiến, gặp nhiều may mắn.

Sinh con tháng 9: Sinh vào tiết Hàn Lộ là người ham hiểu biết, tài năng, trí lực song toàn nhưng lại thiếu kiên cường. Có số may mắn, thành công trời ban, an nhàn tự tại, hưởng phúc lâu dài.

Sinh con tháng 10: Sinh vào tiết Lập Đông là người có nhiều biến đổi trong đời; nghĩa hiệp nhưng thiếu nhẫn nại nên mọi sự khó thành. Nửa đời long đong, nửa đời viên mãn như ý.

Sinh con tháng 11: Là người ít may mắn, cuộc đời trắc trở. Tuy được lộc trời ban nhưng vẫn phải lao tâm khổ tứ.

Sinh con tháng 12: Tuổi Ngọ sinh vào tiết Tiểu Hàn cả đời gặp chuyện phiền não, vất vả. Sự nghiệp và tài vận có nhiều biến động. Là người sống thiếu thực tế.

Tên hay hợp mệnh cho bé tuổi Ngọ 2014


Cái Tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi đặt Tên cho con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp…Khi đặt tên cho con tuổi Ngọ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi.

Năm 2014 là năm con ngựa - năm Giáp Ngọ và năm 2014 là mệnh Kim (Sa trung kim (Vàng trong cát). Trước khi sinh các câu hỏi như: "Đặt tên cho con trai năm giáp ngọ 2014", "Đặt tên cho con gái năm Giáp ngọ 2014".... là các từ khóa rất "hot"mà các bậc cha mẹ sinh con vào năm 2014 đều muốn tìm hiểu.

Cách đặt tên cho bé Giáp Ngọ:

1. Tình cách bé tuổi Ngọ:
Tuổi Ngọ được coi là con giáp du mục trong mười hai con giáp. Người sinh tuổi Ngọ luôn tới lui từ chỗ này sang chỗ khác, nhảy từ dự án này sang dự án nọ, chương trình này sang chương trình khác. Họ là người ưa thích sự đổi mới, ham hoạt động, thích độc lập, khó thích ứng với công việc có tính cố định và nhàm chán.
Người sinh năm Ngọ rộng rãi, hào phóng, mẫn tiệp, trang điểm hợp thời, giỏi đối đáp, ngoại giao, sức quan sát tốt, đầu óc nhanh nhẹn, cởi mở, dí dỏm lý thú, thích tự do đi đây đi đó, không chịu sự ràng buộc vào bất cứ cái gì, thích làm việc theo sở thích, hay thay đổi, dễ đam mê và cũng mau chán, tính khí nóng nảy, khi bị chọc tức thì lửa giận bừng bừng, song cũng hết giận rất nhanh.


Những người có cung mệnh này thường khá bốc đồng, họ không chịu nổi những gì tẻ nhạt rập khuôn. Họ có khuynh hướng rất thích đi xa và không dừng ở đâu lâu được. Màu sắc họ yêu thích là vàng và cam, tất cả hòa quyện vào nhau một cách kỳ diệu tạo nên một sự thoải mái, tinh tế mà chân thành phù hợp với cá tính của những người tuổi Ngọ.

2.Những từ nên dùng đặt tên cho con tuổi Ngọ
a - Nên dùng những từ có bộ THẢO (cỏ) bộ KIM (vàng). Con tuổi Ngọ mang tên hai bộ này sẽ có học thức uyên bác, yên ổn, giàu có, vinh quang, hưởng phúc suốt đời.

Một số gợi ý về bộ THẢO:
Miêu: mạ, cây giống Nhận: khoai sọ
Ngải: cây ngải cứu Cửu: một loại cỏ thuốc
Thiên: um tùm Vu: khoai sọ
Khung: xuyên khung Bào: đài hoa
Chi: cỏ thơm Duẩn: măng
Cầm: cây thuốc Hoa: Bông
Phương: thơm Chỉ: bạch chỉ
Nhiễm: chỉ thời gian trôi Linh: cây thuốc phục linh
Nhược: giống như Dĩ: cây thuốc Ý dĩ
Bình: táo tây Mậu: tươi tốt
Nhị: nhị hoa Huân: cỏ thơm
Truật: mầm, chồi Trăn: um tùm
Sảnh: xinh đẹp Minh: trà
Thù: cây thuốc dũ Trà: trà
Thảo: cỏ Cấn: cây mao dương hoa vàng
Tiến: cỏ thơm Thuyên: cỏ thơm
Hưu: cỏ sâu róm, cỏ đuôi chó Lợi: dùng đặt tên Nam, Nữ đều được
Toán: tỏi Dược: thuốc
Thúc: đỗ Diệp: lá
Huyên: cây hoa hiên Đổng: họ Đổng
Uy: xum xuê Lan: hoa lan
Nghệ: nghệ thuật Lam: màu xanh da trời
Lội: nụ hoa Nhuế: họ Nhuế
Liên: hoa sen Tưởng: họ Tưởng
Dĩnh: thông minh Phạm: họ phạm
Tiết: họ Tiết Tạng: họ Tạng
Vạn: họ Vạn Cúc: họ Cúc

Một số gợi ý về bộ KIM:
Kim: vàng Xuyến: vòng đeo tay
Linh: cái chuông Ngân: bạc
Nhuệ: lanh lợi Lục: sao chép
Cẩm: gấm Tiền: tiền bạc
Kiện: phím đàn Toản: kim cương
Bát: bát đồng đựng thức ăn Giám: gương soi
Luyện: gọt rũa Kính: gương soi
Thiết: sắt  Điền: tiền (cổ) Cự: to lớn

b - Nên chọn những chữ có bộ: NGỌC, MỘC, HÒA (cây lương thực) sẽ được quý nhân giúp đỡ, đa tài khôn khéo, thành công rực rỡ như:

Một số gợi ý về bộ NGỌC:
Giác: ngọc ghép thành 2 miếng
Doanh: đá ngọc
Tỷ: ấn của nhà vua
Bích: ngọc quý(hình tròn giữa có lỗ)

Một số gợi ý về bộ MỘC:
Đông: phương đông
Sam: cây tram
Bân: lịch sự
Hàng: Hàng Châu
Vinh: vinh dự
Nghiệp: nghề nghiệp

Một số gợi ý về bộ HÒA:
Hòa: cây lương thực Tú: đẹp
Bỉnh: họ Bỉnh Khoa: khoa cử
Tần: họ tần Giá: mùa màng
Tắc: kê Nhu: mềm mỏng
Lâm: mưa to Kiệt: tài giỏi
Đống xà ngang Sâm: rừng
Thụ: cây Đạo: lúa
Tô: tỉnh lại Tích: tích tụ
Thử: kê nếp

Nên đặt tên có bộ TRÙNG (côn trùng) ĐẬU (đỗ) Theo dân gian người tuổi Ngựa mang tên này sẽ phúc lộc dồi dào danh lợi đều vẹn toàn:
Mật: mật ong
Điệp: bướm
Dung hòa hợp
Huỳnh: đom đóm
Túy: tinh hoa
Diệm: xinh đẹp
Thụ: dựng đứng lên

d - Nên chọn những chữ có bộ TỴ (rắn), MÙI (dê), Dần (hổ) TUẤT(chó) vì con Ngựa hợp với rắn, dê, hổ, chó.
Bưu: hổ con Hí: kịch
Thành: họ Thành Dần: hổ, địa chi dần
Xứ, nơi chốn Tuất: địa chi tuất
Kiến: xây dựng Quần: đám đông
Nghĩa: tình nghĩa Sư: sư tử
Độc: một mình  Mỹ: đẹp Tiến: tiến lên 

Tên không nên đặt cho con năm Ngựa vàng 2014

Cái tên sẽ là bước khởi đầu đẹp cho bé. Mẹ nên tránh đặt những tên không hợp mệnh cho bé tuổi Ngọ
Cha mẹ nào cũng muốn đặt cho con những cái tên đẹp nhất và mang lại may mắn cho bé. Càng gần những ngày bước sang năm Ngọ, chị em lại càng xôn xao kiếm tìm những cái tên đẹp cho Ngựa vàng 2014. Cái tên hay và tốt sẽ là bước khởi đầu đẹp, giúp con thuận lợi và gắn bó với bé trong bước đường sau này. Tuy nhiên, nếu không chú ý, rất có thể mẹ sẽ vô tình đặt phải những cái tên cấm kị, không hợp mệnh cho bé. Mẹ hãy lưu ý không nên đặt cho Ngựa vàng những tên thuộc bộ sau:

1. Ngọ kỵ Sửu
Theo địa chi, Sửu và Ngọ là lục hại. Do đó những tên gọi có liên quan đến chữ Sửu không nên có mặt trong tên gọi của bé tuổi Ngọ.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên có chữ:
Khiên
Sinh
Sản

2. Thuỷ khắc Hoả (Ngọ)
Ngọ thuộc hành Hoả, Hoả lại khắc Thuỷ. Do đó, những chữ thuộc bộ Tý, Thủy, Nhâm, Băng, Quý, Bắc cũng là tối kỵ đối với tên của trẻ cầm tinh con ngựa.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên có chữ:
Thuỷ Vĩnh
Băng Cầu
Quyết Hà
Sa Quyền
Thái Dương
Trị Pháp
Tân Hồng
Hải Hán
Lâm Hiếu
Mạnh Học
Tự Quý

3. Ngựa ăn Cỏ
Cỏ là loại lương thực quan trọng nhất với loài ngựa, nên những chữ gợi đến các loại lương thực như Mễ, Nhục, Tâm (lúa gạo, thịt) đều không mang lại sự hài hòa cho tên gọi và vận mệnh của người cầm tinh con giáp này.


Mẹ nên tránh đặt cho con những tên:
Khánh Phấn
Quý Chí
Tư Huệ
Tinh Niệm
Tính Hoài
Ý Cao
Dục Hựu

4. Ngựa không hợp "Điền"
Khi ngựa phải đi kéo cày dưới đồng cũng là lúc nó phải nhân nhượng, bị hạ bệ so với địa vị. Chính vì thế, người ta thường kiêng đặt cho bé những tên thuộc bộ Điền.

Mẹ nên tránh đặt cho con những cái tên:
Phú Sơn
Nam Điện
Giới Đơn
Lưu Cương
Đương

5. Ngựa không hợp "Sơn"
Ngựa chỉ quen chạy ở đường thẳng, nếu phải chạy đường núi thì sẽ cảm thấy rất mệt nhọc, vất vả. Để tránh cảm giác ấy cho bétuổi Ngọ, mẹkhông nên chọn những chữ thuộc bộ Sơn.

Mẹ nên tránh đặt cho con những tên:
Nhạc Đại
Dân Tuấn
Côn Tung

6. Ngựa không thích bị cưỡi
Ngựa thích tự do chạy nhảy hơn là bị cưỡi. Do vậy,mẹ cần tránh những chữ gợi đến ý nghĩa này như: Kỳ, Cơ, Kỵ… khi đặt tên cho bétuổi Ngọ.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nét đẹp văn hóa của ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.

Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…

Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm  Thmây được kết thúc.

Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.