Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bảo quản gạo và các loại bột




Gạo bị mọt: để gạo lâu không bị sinh mọt, nên làm theo cách sau
 - Cho vào lu đựng gạo một cục than củi
 - Cũng có thể đặt dưới đáy lu một lớp tiêu bột, có thể ngăn ngừa được mọt

Để bột mì lâu không bị mốc, sâu, hãy cho vào một nhúm muối, tỷ lệ 5g muối cho 1kg bột

Để bột bắp không bị mốc: khi mua về cho vào lọ thật sạch và thật khô, không dùng muỗng dơ để múc bột, để nơi thoáng khí, không bị ẩm ướt, không bị nắng chiếu vào
Nếu bột bắp bị mọt, không nên làm sạch bằng cách đem ra phơi nắng mà hãy dùng rây bột sau đó cho vào chảo sấy lại với lửa nhỏ

Muốn bánh mì ngon như lúc mới mua về:
 - Cho vào bao nilon, để bên cạnh 1 cục đường rồi buộc kín miệng bọc lại, để nơi mát, lâu lâu thay đường
 - Cho bánh mì vào bao nilon, cho thêm vài cọng rau cần đã rửa sạch, làm như vậy giúp bánh mì không bị cứng và lại có mùi thơm ngon

Để giữ cơm nguội không bị hư: khi nấu nên cho vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại cho thêm tí muối, làm như thế cơm giữ được 2 – 3 ngày

Đối với món xào: thức ăn xào còn thừa bạn hãy gạn hết nước, để vào vài nhánh tỏi khô đã lột vỏ, để đến hôm sau vẫn còn ăn được

Để giữ rau luộc: khi luộc rau nên cho thêm vài lát gừng, sau đó nếu ăn dư hãy cho rau vào tô, sau đó thêm ít giấm ăn, xong đặt vào chậu có nước

Muốn để dành đậu hủ tươi nhiều ngày: mua đạu hủ trắng mịn, về ngâm đậu hủ với nước muối. tỷ lệ: nửa ký đậu thì 50g muối. Làm cách này có thể giữ đậu tươi ngon trong 1 tuần

Bảo quản tương hột không bị hư hoặc chua: muốn bảo quản tương hột, hãy cho muối hoặc dầu ăn, giấm vào lọ xong khuấy đều, bằng cách này có thể giữ được tương rất lâu

Bảo quản tương nước không bị mốc
 - Cho nước tương vào xoong đun sôi, để nguội, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ sành, sau đó bỏ vào nước tương vài khúc hành tây, vài lát tỏi hoặc vài giọt rượu trắng
 - Cũng có thể đổ lên nước tương 1 lớp dầu ăn, sau đó đậy kín lại

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Cách bảo quản các loại đậu, hành, tỏi



Muốn để dành đậu phộng ăn được lâu
Bạn có thể làm theo hai cách sau:
 - Chọn những hạt già, khô, to, mang rửa sạch, vớt ra để ráo. Cho muối vào chảo rang, sau đó cho đậu vào. Đậu chín, đổ ra mâm phơi nắng, khi đậu đã thật khô cho vào keo, lọ đậy kín
 - Cho vài điếu thuốc thơm vào lọ đựng đậu rồi đậy kín, có thể giữ đậu được từ hai đến ba năm
Bảo quản các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… thường rất dễ bị mọt, chỉ cần bạn cho vào lọ đựng đậu vài tép tỏi, mọt sẽ không dám bén mảng tới, có thể để dành được từ 2 – 3 năm
Bảo quản củ hành: để giữ củ hành lâu mà không sợ mềm úng, bạn chỉ cần để củ hành với vài lát bánh mì khô
Bảo quản tỏi:
Nếu tỏi còn cuống, cột tỏi lại thành chùm, treo nhơi thoáng mát
Lột vỏ, đổ dầu ăn lên, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín, ăn được lâi
Bảo quản ớt
Để có thể giữ ớt được tươi lâu, có nhiều cách:
 - Ớt tươi, còn nguyên cuống vùi vào tro, sẽ giữ được ớt tươi mà không sợ hỏng
 - Chọn ớt chín, còn tươi, bỏ cuống, rửa sạch, để ráo, xăm bằng kim may, xếp vào keo, chế giấm pha chút muối, đường vào ngập ớt, cho vài tép tỏi đập dập

Làm cách nào để giữ bắp khô không bị sâu mọt?
 - Để bắp nguyên trái, lột vỏ túm về một đầu, phơi thật khô sau đó cột chùm lại, treo phía trên giàn bếp, khói bếp sẽ khiến sâu, mọt không dám đến gần
 - Tách rời ngô ra từng hạt, phơi thật khô, trải đều ra phên, dưới đặt một lớp trấu ít nhất 10cm và một lớp vôi bột, có thể để bắp được đến mùa sau

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh


Phải làm gì trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh?
Muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cần chú ý những điều sau:
 - Tất cả các thực phẩm đều phải được đóng gói cẩn thận
 - Phải để nhiệt độ thích hợp cho từng loại thực phẩm
 - Thực phẩm động vật tươi sống phải được làm sạch, bỏ đầu, mang, ruột
 - Đối với thực phẩm đã rã đông, phải chế biến ngay, không nên cấp tái đông trở lại

Rau tươi bảo quản được bao lâu?
Rau tươi mua về, bọc kỹ trong giấy báo, đặt ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh sẽ giữ rau tươi được từ 3 – 5 ngày

Bảo quản nấm: nấm để trần hoặc gói trong lá chuối, không đặt trong túi nhựa để tránh nấm bị chua  và khô, làm thế sẽ giữ nấm tươi được 3 – 5 ngày

Bông cải xanh, cả trắng còn tươi: hãy cho vào ngăn chứa rau, không bọc nilon, bông cải xanh giữ được 3 ngày, bông cải trắng giữ được 7 ngày

Cách bảo quản xà lách: xà lách rất khó bảo quản, chỉ vài giờ là héo. Nếu giữ cải thật khô, cho vào một tô nhựa đậy kín, để trong ngăn rau quả, sẽ giữ được 2 – 3 ngày

Để giữ hành lá, ngò, cần tươi lâu, hãy làm sạch chúng và cắt khúc, sau đó cho vào tô nhựa, đậy kín, đặt vào ngăn  chứa rau, sẽ giữ được 3 – 5 ngày

Cách bảo quản su hào: để có thể giữ su hào tươi nguyên trong vòng 1 tuần, nên chọn mua loại su hào mới hái, mang về cắt bỏ lá to, cho vào ngăn chứa rau quả

Cách bảo quản ớt Đà Lạt: cho ớt vào bao folic có lổ thủng, đặt ở ngăn rau, làm thế này có thể giữ ớt tươi được 1 tuần

Bảo quản cà tím: nên mua cà còn non, giữ ở nhiệt độ từ 10 – 13ºC (ngăn chứa rau) có thể giữ được 5 – 7 ngày

Bảo quản cà chua: cho cà chua vào ngăn rau quả, có thể giữ được 7 – 10 ngày

Để sả không bị vàng héo: khi mua sả về, rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào bọc nilon hoặc hôp nhựa, cất trong ngăn đá. Trong vòng một tuần, sả vẫn giữ được mùi vị và màu xanh tươi
Bảo quản mướp: mua mướp còn nguyên cuốn, để cả vỏ, để vào ngăn rau có thể giữ mướp tươi được từ 5 – 7 ngày

Quả mơ giữ được bao lâu: nếu cho vào ngăn rau quả, quả mơ có thể giữ được từ 4 – 6 hôm

Cách bảo quản dâu tây:
 - Làm sạch dâu, để ráo nước, xay nhuyễn, bỏ vào ngăn đá
 - Hoặc trộn dâu với một ít đường cát rồi xếp vào khay, chỉ xếp một lớp, không xếp chồng lên, đặt vào ngăn đá. Khi muốn ăn, rắc thêm một lớp đường lên kay, đưa vào ngăn mát, sau đó lấy ra ăn

Cách bảo quản mận: mận mua về bọc vào giấy tẩm dầu, để vào ngăn rau quả, có thể giữ được từ 3 – 5 ngày

Cách bảo quản dưa hấu: dưa để nguyên trái hoặc có thể bổ dưa ra và đậy mặt dưa bằng một lớp folic, có thể giữ dưa tươi trong một tuần

Thời gian bảo quản dầu mỡ: dầu mỡ cho vào lọ, đậy kín miệng, giữ được một đến hai tuần

Đối với các thực phẩm tươi sống:
 - Tôm, cua, sò: giữ được 24 giờ, tốt nhất là nên làm cho chín, để nguội rồi cho vào ngăn đá, thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn
 - Thịt heo: giữ được từ 3 – 4 ngày, ướp đông giữ được trong 6 tháng
 - Thịt bò: giữ được từ 4 – 6 ngày, ướp đông giữ được trong 3 tháng
 - Gà, vịt: giữ được từ 2 – 3 ngày, ướp đông giữ được trong 9 tháng
 - : giữ được 24 giờ, ướp đông giữ được trong 2 tháng

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Lịch vạn niên - Xem lịch âm dương

Tháng
Năm 

Xem lịch âm dương 2016 về lịch ngày, lịch tháng, lịch năm, xem ngày tốt, ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, tiết khí, xuất hành

Âm lịch 2015, lịch âm dương 2016, lịch âm

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Bí quyết chọn thịt ngon



Thịt bò: nên chọn loại thịt có màu đỏ tươi, thớ thịt khô mịn, mỡ màu vàng tươi. Khi mua, dùng móng tay bấm vào thịt, thịt mềm móng tay sẽ lún xuống. Tránh mua thịt có màu tái xanh, có nốt tròn ở giữa, hoặc thịt có mùi hôi, hoặc khi sờ vào thấy lạnh tay là thịt bò bệnh hoặc thịt cũ

Thịt trâu: màu hồng tái, thớ thịt to, mỡ trắng sáng, chớ không vàng như thịt bò
Thịt gà: ngon nhất là gà mái tơ, chưa đẻ, chân vàng, long mượt, xách nặng tay, ức đầy. Gà mái dầu là gà đẻ một lứa, to, mập cũng rất ngon.Còn có gà trống thiến, nấu nướng kiểu gì cũng rất ngon. Thịt gà mái ăn ngon hơn thịt gà trống, trừ gà trống thiến. Muốn ăn thịt gà trống nên chọn gà vừa biết gáy, còn gọi là gà trống giò

Thịt vịt: vịt trống ngon hơn vịt mái. Nên chọn những con vịt mỏ to, mềm, ức nhỏ, da cổ và da bụng dày, xách nặng tay và có đủ lông cánh. Muốn biết vịt mái hay vịt trống cứ nghe tiếng kêu của nó, vịt mái là vịt hay kêu, cẳng và đầu nhỏ hơn vịt đực

Để biết gà vịt có bị mắc bệnh hay không: khi mua nên vạch đít gà, vịt ra xem, nếu con nào bị ướt, kể cả lông xung quanh, sờ bầu diều thấy phồng to, nước mắt nước mũi chảy, đó là gà vịt bị bệnh không nên mua

Đối với gà, vịt làm rồi, nếu chúng bị bệnh sẽ có những đặc điểm sau: các đường huyết quản có màu đỏ tía, bắp thịt nhão, có màu tím đen, mỡ đỏ hay vàng, da rướm máu, lốm đốm máu hay màu vàng khè. Còn gà vịt khỏe mạnh thì thịt màu hồng sáng, mỡ trắng, thịt ở đùi gà co lên để hở xương ra

Thịt chim: thịt chim ngon phải là chim có ức to, da bụng dày, tròn đều như có mỡ
Thịt heo: da mỏng, màu tươi hồng, thớ thịt săn, mỡ trắng trong
Thịt heo bị bệnh: thường có màu tái xanh hoặc nâu sẫm, mỡ màu vàng, thịt nhão, đôi khi có đốm trắng như hạt gạo. không nên mua thịt heo bệnh để tránh bị ngộ độc

Thịt heo già hoặc thịt heo nái: thịt sẽ có da dày, lông cứng, mỡ ít, thịt nhão, có màu đỏ thắm, nấu rất lâu mềm, đoi khi còn có mùi hôi gắt rất khó chịu

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Cách gói bánh chưng hương vị Bắc ngày Tết

Bánh chưng là một phần không thể thiếu trong ngày tết ở Việt Nam. Để tạo ra một chiếc bánh vừa đẹp, vừa thơm ngon, cần đòi hỏi những nguyên liệu phù hợp và bàn tay khéo léo. Tuy nhiên cũng không quá khó để tạo ra một chiếc bánh ưng ý, nếu bạn làm theo hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu chính để làm bánh chưng gồm có: Gạo nếp bắc, thịt lợn (thịt ba chỉ), đậu xanh, lá dong, lạt, gia vị

Chọn lá dong loại bánh tẻ (không quá già hoặc quá non), mỗi chiếc bánh cần 4 lá dong, sau khi lựa chọn xong, ngâm lá dong vào nước, rửa sạch và để ráo nước.

Ngâm gạo nếp ít nhất là 8 tiếng hoặc qua đêm, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước.

Đậu xanh xay làm đôi, ngâm nước cho mềm, sau đó đãi sạch vỏ, hấp chín và xay nhuyễn

Thịt ba chỉ cắt miếng hình ô cờ, rửa sạch, ướp gia vị vừa ăn gồm muối, tiêu, hành củ, để 15 phút cho ngấm gia vị

Cách gói bánh:

Dùng một chiếc mâm rộng, xếp hai chiếc lá to song song, mặt không có gân hướng xuống dưới, sau đó xếp hai chiếc lá khác lên trên theo hình chữ thập, mặt lá không có gân hướng lên phía trên

Cho khoảng nửa kg gạo nếp lên trên lá, sau đó cho đậu xanh, thịt lợn, sau đó cho tiếp đậu xanh lên trên, cuối cùng là cho thêm nửa ký gạo lên trên nữa, sau đó cuộn 2 chiếc lá dong phía trên vào, bẻ hình vuông sắc cạnh, tiếp theo gói 2 chiếc lá dong bên ngoài vào, dùng lạt buộc lại cho chắc

Lưu ý: khi gói bánh phải gói chặt tay để khi luộc bánh mới chắc, dẻo và không bị thấm nước

Cách luộc bánh

Dùng một ít cuốn lá dong và lá nhỏ lót đáy nồi, sau đó xếp từng cặp bánh vào nồi, đổ nước ngập bánh, luộc từ 10 - 14 tiếng đồng hồ

Khi bánh chín, vớt ra, rửa sạch, để lên bàn, sau đó dùng tấm ván chèn lên, có thể chèn thêm một số vật nặng cho bánh rút nước.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Lạ kỳ phong tục đón tết của người Thái

Về với Mộc Châu (Sơn La) dù mới cuối đông, nhưng dường như sắc xuân đã "gõ cửa" miền đất thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Đến nơi đây, du khách không những được thỏa mình với hoa xuân và sương phủ, mà còn được đắm chìm với các phong tục của các dân tộc bản địa nơi đây. Với những nét đặc sắc trong phong tục đón Tết cổ truyền mang đậm bản sắc riêng có của người Thái.

Không giống như một số dân tộc ít người khác, một năm thường có nhiều cái Tết, người Thái trên cao nguyên Mộc Châu chỉ ăn tết chung với Tết Nguyên đán của cả nước. Tuy nhiên, tục đón năm mới của người Thái lại có nhiều điều thú vị, mang đậm bản sắc riêng. Theo tập tục, người Thái bắt đầu ăn tết từ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch cho tới hết mồng 10 tháng Giêng của năm mới.

"Độc, lạ"... cơm cúng tất niên

Ban ngày, trời Mộc Châu thường nắng nhẹ và se lạnh. Nhưng đêm đến, cái lạnh dường như "nặng đô" vì sương núi xuống. Không gì thích bằng việc được nhâm nhi rượu cần và ngồi nghe người già kể chuyện về tập tục đón tết xưa, nay.

Cũng như các dân tộc khác trên mọi miền đất nước, mâm cơm trong ngày Tết của người Thái được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo. Tuy nhiên, dù có thay đổi nhưng mâm cơm cúng tết của dân tộc Thái vẫn giữ được nét cầu kỳ riêng biệt.

Thầy mo bản Áng, Hà Văn Nhanh kể rằng, xưa kia mâm cơm cúng trong ngày Tết của người Thái không thể thiếu các món ăn như cơm mới, cá đồ, cá chua, cơm đồ xôi trộn con cá, chuột khô, thịt hươu, nai khô, cơm cốm, măng khô... Riêng món thịt hươu, thịt nai thường có được nhờ săn bắn và chuẩn bị từ trước đó khoảng nửa tháng. Và theo phong tục xưa, đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng Tết.

 "Cỗ cúng có nhiều món lắm! Rất nặng, phải bê lên đặt xuống tới những 9 lần mới đặt được tới bàn thờ tổ tiên. Người Thái quan niệm, cỗ cúng tết phải đủ đầy, nhiều thịt, nhiều cá,... thì tiên tổ mới phù hộ cho làm nương được mùa, cái bụng no quanh năm" - ông Nhanh chậm rãi kể.

Theo tập tục, người Thái cúng tổ tiên từ 25 tháng Chạp tới hết ngày mùng 5 của năm mới. Xưa kia người Thái cúng tổ tiên bằng những sản vật săn bắn được, còn ngày nay dù không đổi nhiều nhưng cũng có vài điểm khác.

Vừa nhấp ngụm rượu cần, thầy mo Nhanh kể tiếp, "sau này, người Thái mới có tục gói bánh chưng và thường gói vào 29 Tết. Bánh chưng được gói thành hai loại đen và trắng. Để làm bánh chưng đen, dân bản đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi mới gói. Muốn bánh có màu đen đẹp bóng, ngay từ tháng 10 âm lịch, sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn nếp dẻo thơm nhất và rơm cọng to, có màu vàng ươm về cất sẵn.

Ngoài ra, trước khi gói bánh thêm ít hạt vừng xay nhỏ trộn vào để tạo vị đậm đà cho bánh. Thường thì bánh chưng của dân tộc Thái ít dùng nhân bởi họ quan niệm, "hương vị của tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của nếp mới, rơm vàng và lá dong. Theo họ, đó là tinh hoa của thành quả lao động để dâng lên tổ tiên (ma nhà).



Tục đón giao thừa "Pông Chay"...

Tiếp lời thầy mo Nhanh, bà Đinh Thị Loan (vợ thầy Nhanh) vui vẻ kể lại, sau khi chuẩn bị tươm tất để đón Tết, người Thái sẽ cúng tất niên vào đêm 30. Người Thái có tục đón giao thừa "Pông Chay". Thường cả nhà không ai ngủ, đèn luôn sáng, hương nhang không được tàn. Cả nhà ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bán rán, đồ cá, moọc, nạp... thỉnh thoảng chủ nhà lại đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến.

Đúng giờ giao thừa, các loại bánh trái, xôi đồ, cá khô, xôi cốm,... hai cơi trầu (mỗi cơi 8 miếng); một ấm trà xanh, rót 8 chén rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ mở hòm lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay, bạc nén... Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Khăn mũ chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng "chào đón tổ tiên xuống tề tựu". Sau bài cúng, con cái trong nhà thay phiên nhau túc trực để tiếp đón tổ tiên - bà Loan kể tỉ mỉ.

 Ngày nay, ở một số nơi tổ chức các hoạt động tập thể đêm giao thừa, có hoạt động văn hóa đã trở thành tập tục khá riêng biệt và độc đáo của người dân tộc Thái như hái hoa dân chủ. Hoạt động văn hóa này thường do đoàn thanh niên, có nơi do hội phụ nữ... tổ chức.

Một phong tục của người Thái không thể thiếu được trong sáng ngày mùng 1 đầu năm, đó là tục đi lấy nước ở suối về. Người Thái quan niệm rằng, nước là điều may mắn, đem lại sự sống, sự tốt tươi. Cả làng đi lấy nước nếu nhặt được đồ trong khi đi lấy nước thì họ cho là may mắn và vui mừng mang về nhà.