Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Cách bảo quản thịt, trứng




Bảo quản thịt trong thời gian dài:
-    Thịt tươi luộc chín, với ra ngay cho vào nước mỡ, có thể bảo quản được lâu
-    Thịt tươi nhúng nước phèn chua pha loãng, ngâm trong một giờ, lấy ra xát muối rang, đem treo nơi thoáng mát. Khi ăn nên rửa thật sạch

Bảo quản thịt bằng mật ong: thịt heo mua về cắt ra từng miếng, thoa đều mật ong lên bề mặt thịt, xỏ dây ngang miếng thịt treo nơi thoán

Bảo quản trứng bằng cám: lót dưới đáy hộp một lớp cám, xếp trứng vào, đầu to quay lên trên, cứ một lớp trứng là một lớp cám, lớp cám trên cùng dày hơn, mười ngày kiểm tra một lần, nếu phát hiện quả nào hư phải bỏ ngay. Làm cách này bảo quản được từ 4 – 6 tháng

Bảo quản trứng bằng dầu mè: chọn trứng mới, bôi lên một lớp dầu mè, xong xếp vào vại. Cách này bảo quản trứng được từ 30 – 40 ngày

Bảo quản trứng bằng vôi: lựa trứng tươi, cho vào dụng cụ đựng trứng bằng sành sứ hay thủ tinh, sau đó đổ nước vôi nồng độ 2 – 3% vào bình, để nơi thoáng mát

Bảo quản trứng bằng cháo đặc: chọn trứng mới, nhúng trứng vào cháo đăc, sau đó đem lăn vào vôi bột rồi cho trứng vào đồ đặng bằng vại sành hoặc vại tre, đầu to quay lên trên. Để trứng nơi thoáng mát, không bị dột mưa hoặc nắng. Làm cách này có thể giữ trứng được từ 3 – 4 tháng

Bảo quản trứng bằng cách ngâm giấm và muối: chọn trứng tươi, rửa sạch bằng nước lã. Sau đó ngâm với giấm ăn khoảng 5 phút, vớt ra, thả vào nước muối pha sẵn theo công thức: 50 trứng 1 kg muối ăn, nước ngâm trứng. một tuần là có thể dùng được

Bảo quản trứng bằng rượu và muối: chọn trứng mới, rửa sạch, để ráo. Ngâm trứng vào rượu khoản 15 – 20 phút, vớt ra lăn muối trắng, xếp vào hủ, rắt lên một lớp muối, ủ trong 20 ngày là dùng được
Bảo quản trứng bằng đậu nành, đậu đen, xác trà khô, tránh đừng để trứng cùng với gừng và hành tây, sẽ làm trứng nhanh hỏng

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Mẹo nấu cơm ngon



Để nấu cơm được ngon hơn, khi nấu bạn nên cho vào nước sôi một vài giọt chanh, cơn sẽ thơm và rời từng hạt.

Nấu cơm bằng gạo cũ: gạo của thường có mùi hôi, có khi có mùi mốc, khi vo gạo, nên vo sạch, ngâm trong nước khoảng một giờ, sau đó vớt ra để ráo, đun nước sôi, cho gạo vào, đồng thời cho vào một muỗng dầu ăn, cơm chín sẽ thơm ngon.

Cách hấp cơm cũ ngon: không cần xới hay bóp cơm tơi ra, cứ để nguyên xoong cơm, rưới nước vào, cho thêm ít muối, nhắc lên bếp, ấn nút nấu, khi đèn chuyển sang nút giữ ấm, dùng đủa xới lật cơm lên, hạt cơm sẽ rời ra, xốp và ngon.

Để chiên cơm ngon: cần chọn hạt cơm săn chắc, không bị dính. Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn hoặc mỡ vào chảo, đun nóng, cho vào vài tép tỏi đập dập, khi tỏi thơm, cho cơm vào đảo đều, dùng xạn ép cơm cho chặt xuống, đảo lên vài lần cho đến khi thấy cơm se lại, bóng đều, sau đó thêm một ít mắm ngon, bột ngọt, muối, tiêu, trộn đều, cuối cùng rắt hành ngò lên.

Cách nấu cháo không bị trào: khi nấu cho vào nồi vài giọt dầu mè. Khi cháo sôi, để lửa nhỏ, nấu tiếp, chắn chắn cháo sẽ không bị trào ra ngoài.

Bánh tráng để lâu bị khô cứng: để bánh mềm dịu trở lại, hãy lấy bánh nhúng vào nước cốt dừa, bánh sẽ rời ra và rất ngon.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Cách bảo quản cá




Giữ cá sống lâu:
Lấy giấy mỏng thấm nước dán vào mắt cá, giúp cá sống thêm 3 – 4 giờ
Nhỏ vào miệng cá vài giọt rượu trắng, sau đó cho cá vào nước, để nơi râm mát. Nếu dùng nước máy thì nên để nước một vài ngày sau đó mới thả cá
Bảo quản cá bằng cồn: lấy bông gòn tẩm cồn 90º nhét vào mang cá, cá sẽ tươi được 2 – 3 ngày
Bảo quản cá với rượu, giấm:
 - Đun sôi 3 chén giấn chung với một chén rượu và ¾ chén muối để nguội
 - Cá làm sạch mổ bụng, bỏ ruột, ngâm vào hỗn hợp trên
 - Với cách làm này, cá có thể giữ tươi 1 tuần đến 10 ngày
Bảo quản cá vài ba ngày: làm sạch cá, để ráo sau đó xát muối vào bụng và hai bên ngoài cá, lấy miếng vải nhúng giấm, đường ( 2 muỗng đường, 5ml giấm) gói kín lại, cá sẽ tươi trên 3 ngày
Bảo quản cá tươi bằng dầu thực vật và muối: làm sạch cá, bỏ ruột, bỏ mang nhưng không đánh vảy, cũng không được rửa nước, chỉ lấy khăn khô lau máu, sau đó ngâm cá vào nước muối (hàm lượng muối 5%) đã đun sôi để nguội, ngâm trong 4 giờ sau đó vớt ra, hong khô nước và thoa lên mình cá một ít dầu thực vật, treo cá nơi thoáng mát. Với cách này có thể bảo quản cá được 3 – 4 ngày
Bảo quản cá chín ăn được nhiều ngày: cá làm sạch, kho bình thường, sau đó cho vào nồi cá một ít rau câu, tiếp tục đun sôi một lúc rồi đổ ra tô đã trụng nước sôi, chờ cá nguội và đông lại, rắc một lớp muối dày lên trên. Làm cách này có thể bảo quản rất lâu và dễ di chuyển. khi ăn chỉ cần bỏ lớp trên cá
Bảo quản tôm, cá, mực khô để lâu dễ bị mốc, nên sấy khô chúng hoặc phơi thật khô, cho vào lọ kín, bên dưới để vài nhánh tỏi khô đã bóc vỏ

Bảo quản mắm ruốc: mua mắm ruốc ngon, bỏ vào lọ, phía trên cho một ít muối hay một chút rượu trắng rồi đậy nắp lọ thật chặt

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Mẹo chế biến thực phẩm: Món trứng


Để trứng gà ốp la có độ bóng, ngon: sau khi chiên, hãy rắc lên trên mặt trứng vài hạt muối.

Để luộc trứng đã bị nứt, chỉ càn thoa lên vết nứt một chút nước cốt chanh hay giấm, lòng trắng sẽ không bị lọt ra ngoài.

Để luộc trứng lộn: nên chọn trứng tươi, vừa úp mề, rửa sạch, cho vào nồi luộc trứng một muỗng cà phê bột ngọt, khi trứng gắp được bằng đũa là trứng đã chí
Lột vỏ trứng luộc: khi luộc xong, nên thả ngay vào thau nước lạnh.

Muốn trứng ko bị dính vào chén: khi đánh trứng để chiên, trứng thường bị dính vào đáy chén khá nhiều, trước khi đánh trứng, hãy tráng một lớp nước lã qua chén.

Để lột trứng luộc dễ dàng: đối với trứng mới, khi luộc rất khó lột vỏ. Trước khi luộc nên cho vào nước một nhúm muối hoặc nửa chén giấm, khi luộc xong, đổ ngay trứng vào thau nước lạnh, trứng nguội là lột vỏ được ngay.

Ăn trứng cách nào cho dễ tiêu: khi rán trứng, ngoài những gia vị cần thiết, bạn nên vắt vào trứng một vài giọt nước cốt chanh.

Đánh kem trứng mau dậy: để không phải kéo dài thời gian đánh kem trứng, khi đánh bạn nên cho vào trứng một chút muối.

Muốn rán trứng ngon: khi đánh trứng nên cho vào trứng một chút dầu ăn, muối và ít nước sôi để nguội.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Những kiêng kị cho bà bầu trong ngày Tết

Kiêng xông đất 
Theo phong tục, bạn không nên đi chúc Tết ngày mùng một để tránh là người xông đất cho gia đình người thân, họ hàng. 

Kiêng tắm buổi tối (tắm tất niên) 
Với thời tiết nóng bức của mùa hè thì việc tắm vào buổi tối sẽ khiến bạn thoải mái, loại bỏ mồ hôi, xoa dịu thần kinh và có giấc ngủ ngon. Với thời tiết lạnh giá của mùa đông thì việc tắm quá khuya có thể làm bạn bị cảm. Ngoài ra, bạn cũng nên lau khô người, sấy tóc và mặc quần áo ấm ngay sau khi tắm để chống lạnh 

Kiêng khóc lóc, cãi vã trong ngày Tết: 
Nếu có chuyện không vừa ý, bạn nên bình tĩnh tìm cách xử lý hoặc thư giãn. Bởi vì theo truyền thống, nếu khóc lóc, cãi vã trong những ngày đầu năm thì cả năm sẽ gặp xui xẻo. Ngoài ra, bạn đang mang thai nên nếu bị kích động mạnh, tâm trạng buồn chán nhiều… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng. 

Kiêng dự đám tang: Nhiều người quan niệm, nếu phụ nữ mang thai mà đi dự tang lễ (kể cả tang lễ người thân) thì em bé trong bụng sẽ bị “ma ám” khiến “chết yếu”. Một số người khác cũng cho rằng, nếu bà bầu dự việc ma chay thì dễ bị ốm yếu, em bé ra đời cũng không được thông minh, khỏe mạnh. Sự thật thì sức khỏe và chế độ dinh dưỡng có vai trò lớn trong việc phát triển thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai phụ gặp phải cú shock lớn về việc tang ma thì nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kiêng đi chúc Tết khi trong nhà có tang: 
Người xưa quan niệm rằng, nếu gia đình có tang thì không nên đi chúc Tết những gia đình khác vì điều này có thể mang lại vận xui cho người xung quanh. Hơn nữa, những giao tiếp trong ngày Tết thường xoay quanh chuyện vui mừng, phấn khởi – nhà có tang không thích hợp với điểm này. 

Những điều không cần kiêng 
Cắt tóc: Không ít bà mẹ vẫn cho rằng, khi mang thai thì không nên làm đẹp bao gồm việc mặc quần áo đẹp, trang điểm, cắt tóc… vì lo sợ sau này em bé sẽ mất duyên. 
Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý rằng, ngoại trừ việc bạn phải tiếp xúc với những loại mỹ phẩm, thuốc nhuộm, thuốc duỗi tóc độc hại thì mới có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; chuyện cắt tóc đơn thuần có tác dụng làm bạn thoải mái, xinh đẹp hơn. 
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh duỗi hoặc làm tóc xoăn vì lúc mang thai tóc bạn có thể bị yếu nên dễ gãy, rụng. 

Chụp ảnh: Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào kết luận việc chụp ảnh khi mang bầu sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé. Bạn có thể thấy trên tạp chí, truyền hình rất nhiều bà mẹ “khoe” bụng bầu để lưu giữ lại khoảnh khắc tuyệt vời này. 

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Cách chọn trứng, cách phân biệt mật ong thật giả

>

Trứng: trứng mới vỏ hơi nhám, sắc còn tươi. Ta cũng có thể dùng nước muối nhạt để thử bằng cách cho trứng vào thau nước muối, trứng còn tươi sẽ chìm xuống đáy thau, trứng cũ sẽ lơ lửng chính giữa, và trứng quá cũ sẽ nổi trên mặt nước. Nếu mua trứng về ăn ngay thì nên chọn loại trứng cũ vừa sẽ ngon hơn. Mua trứng để dành thì cần mua loại trứng mới, để có thể bảo quản lâu hơn

Trứng sống, trứng chín: để phân biệt trứng sống hay chín, hãy đặt trứng lên chổ phẳng rồi xoay nhẹ, trứng chín sẽ có vòng xoay hơn trứng sống

Bơ, pho mát: chọn loại nguyên chất, không pha bột gạo hay khoai lang, vì loại bơ, pho mát bị pha sẽ ăn dở và mau hỏng hơn

Phân biệt bơ thật, bơ giả: hãy nhỏ vài giọt iot vào bơ hoặc pho mát, nếu bơ hoặc pho mát không đổi màu là loại nguyên chất, nếu thấy ánh màu xanh bếc là thứ bơ, pho mát pha

Đậu hủ: chọn đầu hủ có màu thật trắng, cắt thật mịn và láng. Tránh mua loại đậu hủ màu ngà, mặt cắt sần sùi

Mật ong: nên chọn loại mật ong nguyên chất. Để phân biệt mật ong giả hay thật có nhiều cách
 - Lấy cọng hành là nhúng vào mật ong, nếu cọng hành bị héo là mật ong thật, nếu vẫn tươi là mật ong giả
 - Nhỏ một giọt mật ong lên tờ giấy thấm, nếu mật ong không thấm ra giấy là mật ong thật
 - Hoặc lấy tờ giấy thường, nhếu lên một giọt mật ong, lật ngang lật dọc, nếu giọt mật không chảy thì đó là mật thật
 - Dùng một ly nước, nhỏ một giọt mật vào, nếu mật không chìm hoặc tan trong nước là mật giả

Cà phê: muốn chọn được cà phê ngon, nguyên chất, hãy lấy một nhúm cà phê bột thả lên trên mặt nước, sau hai phút nếu bột cà phê không chìm thì đó là cà phê nguyên chất

Mua bánh chưng: bánh chưng ngon phải đạt những yêu cầu sau:
 - Khi cầm bánh lên, cảm nhận độ chắc vừa hải, không quá cứng hay quá mềm, chỉ hơi mềm là được
 - Trọng lượng bánh không quá nặng hay quá nhẹ so với độ lớn của bánh. Bánh nặng thường bị sống ở giữa, bánh nhẹ thì thường bị nhão
 - Nhân: mỡ trong bóng, nạc trắng hồng là thịt ngon

Thực đơn xanh ngày tết

Gỏi bưởi

Nguyên liệu: ½ quả bưởi, 150g tôm khô loại ngon, 100g củ kiệu, 1 con khô mực, 50g mè, 1 củ cà rốt, 1 bịch bánh phồng tôm, củ hành tím, rau thơm, nước mắm, chanh, tỏi, ớt, giấm. 
Cách làm: Bưởi lột vỏ tách từng tép nhỏ. Tôm khô ngâm nước cho mềm, xào thơm với tỏi. Mè rửa sạch rang vàng. Khô mực nướng vàng, đập tơi, xé sợi. Cà rốt tỉa hoa, ngâm chua. Bánh phồng tôm chiên. Rau thơm rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tím phi thơm. 
Pha nước mắm theo tỉ lệ: 1muỗng lớn nước mắm + 1 muỗng lớn đường + 1 muỗng lớn nước cốt chanh + 1 muỗng nhỏ muối + tỏi bằm + ớt bằm. 
Trộn bưởi với mè, tôm, khô mực, rau thơm, rưới nước mắm đã pha vào. 
Lưu ý: Bưởi có thể lột bỏ phần vỏ, chừa phần áo lụa và để trong tủ lạnh trước. Khi trộn gỏi, bưởi sẽ dễ tách hơn. 

2 Bì cuốn chay

Nguyên liệu: 50g bún tàu, 4 miếng đậu hủ chiên, 2 trái dưa leo, 1 củ khoai lang, rau thơm, thính gạo, muối, bột ngọt, đường, bánh tráng dẻo. 
Cách làm: Khoai lang gọt vỏ cắt sợi, chiên vàng. Đậu hũ cắt mỏng chiên vàng, xắt sợi. 
Bún tàu cắt ngắn, chiên vàng. Dưa leo bỏ hạt, lạng mỏng, cắt sợi, bóp muối, vắt ráo. 
Trộn tất cả các nguyên liệu trên với thính + muối + bột ngọt, nêm vừa ăn. 
Trải bánh tráng, xếp rau sống, hỗn hợp bì chay lên trên rồi cuốn chặt tay. 
Pha nước tương + đường + chanh + ớt + chút nước, nêm vừa ăn. 
Lưu ý: Món này nên trộn sẵn phần bì, khi nào ăn đem cuốn với rau, bánh tráng. 
Thính gạo làm bằng gạo nếp sẽ ngon hơn, phần thính này có thể làm trước và để dành trong ngăn mát. 
Nên để bánh tráng trong lá chuối để bánh được dẻo, dễ cuốn hơn. 

Bò cuộn củ kiệu

Nguyên liệu: 300g bò phi lê, 50g mỡ gáy heo, 50g củ kiệu chua, gia vị, bánh hỏi, bánh tráng, rau sống. 
Cách làm: Bò xắt mỏng, đập mềm ướp với chút bột nêm, dầu ăn, tiêu, tỏi. 
Mỡ gáy luộc chín, xắt mỏng. Trải miếng thịt bò, xếp miếng mỡ, củ kiệu, cuộn lại, đem chiên áp chảo hoặc nướng. 
Hành lá cắt nhỏ, nấu sôi dầu ăn, chế vào hành lá. 
Món này ăn với rau sống, bánh hỏi, chấm nước mắm chua ngọt. 
Lưu ý: Thịt bò có thể ướp trước, cất trong tủ đông, khi nào dùng lấy ra cuộn thịt bò sẽ rất mềm. 

Lẩu nấm

Nguyên liệu: 500g xương gà, 50g nấm hương, 50g nấm rơm, 50g nấm mỡ, 50g nấm đùi gà, 100g nấm kim châm, 50g nấm bào ngư, 1 cái đùi gà, 2 miếng đậu hủ, 1 củ cà rốt, miến, gia vị. 
Cách làm: Rửa sạch xương gà, trụng qua nước sôi, hầm lấy nước ngọt, nêm vừa ăn. Các loại nấm rửa sạch, cắt vừa ăn. Cà rốt, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Miến khô ngâm nước lạnh cho mềm, vớt để ráo nước. 
Khi ăn cho nước vào nồi lẩu, xếp nấm, rau ra dĩa, trụng từ từ. 
Lưu ý: Để nước dùng trong, khi nấu nước dùng lúc đầu để lửa lớn cho sôi, vớt bọt sạch rồi chuyển lửa nhỏ. Có thể hầm nước dùng trước để trong tủ đông, khi ăn lấy ra nấu sôi lại. Các loại nấm mua về gói trong giấy báo. 

Cơm sen
Nguyên liệu: 500g gạo thơm, 50g tôm sú, 50g jambon, 50g chả lụa, 50g hạt sen, hoa sen, lá sen, tỏi, bột nêm, dầu mè. 
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu chín. Cà rốt xắt hạt lựu, ngâm nước lạnh. 
Chả lụa, jam bon xắt hạt lựu. Hạt sen hấp chín. Tôm sú hấp chín xắt hạt lựu. 
Phi tỏi cho thơm, cho tất cả các nguyên liệu trên vào xào, nêm chút bột nêm, tiêu, trộn đều với cơm rồi gói vào lá sen. 
Trước khi ăn hấp nóng. 
Lưu ý: Lựa gạo mới cơm sẽ mềm và ngon hơn. Lá sen chưa dùng tới nên gói trong giấy báo và để dành trong ngăn mát tủ lạnh.