Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Giá vé xe Tết 2015 sẽ tăng 20-60%

Giá vé xe khách đi lại dịp Tết Nguyên đán tại Bến xe Miền Đông sẽ phụ thu 20-60% so với ngày thường.

Thời gian phụ thu 20% áp dụng từ ngày 12 đến hết ngày 16/12 âm lịch; phụ thu 40% từ 17 đến hết ngày 20/12 âm lịch và từ mồng 1 đến hết mùng 3 Tết; phụ thu 60% từ ngày 21 đến hết ngày 30/12 âm lịch. 


Theo ông Thượng Thanh Hải – Phó giám đốc Bến xe Miền Đông – mức phụ thu được áp dụng vào dịp tết hằng năm, nhằm bù đắp cho chiều xe ngược lại thường chạy rỗng để kịp quay đầu về bến giải tỏa lượng khách tăng cao những ngày giáp tết. Những ngày cao điểm giáp Tết, dự báo lượng khách đi lại tại bến xe Miền Đông khoảng 40.000-50.000 khách/ngày (2-2,5 ngày thường).

Cụ thể các tuyến xe khách áp dụng mức tăng 20-60% như sau:

- Các tuyến từ Phú Yên ra đến Quảng Nam, Đà Nẵng và các tuyến thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum :

- Phụ thu 20% từ ngày 12/12 đến hết ngày 16/12 âm lịch (tức từ ngày 31/1/2015đến ngày 04/2/2015);

- Phụ thu 40% từ ngày 17/12 đến hết ngày 21/12 âm lịch (tức từ ngày 05/2/2015 đến hết ngày 09/2/2015) và từ mùng 1 đến hết mùng 3 Tết (tức từ ngày 19/2/2015 đến ngày 21/2/2015);

- Phụ thu 60% từ ngày 22/12 đến hết ngày 30/12 âm lịch (tức từ ngày 10/2/2015 đến ngày 18/2/2015).

- Các tuyến thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng :

- Phụ thu 20% từ ngày 15/12 đến hết ngày 19/12 âm lịch (tức từ ngày 03/2/2015 đến ngày 07/2/2015); 

- Phụ thu 40% từ ngày 20/12 đến hết ngày 23/12 âm lịch (tức từ ngày 08/2/2015 đến hết ngày 11/2/2015) và từ mùng 1 đến hết mùng 4 Tết (tức từ ngày 19/2/2015 đến ngày 22/2/2015).

- Phụ thu 60% từ ngày 24/12 đến hết ngày 30/12 âm lịch (tức từ ngày 12/2/2015 đến ngày 18/2/2015).

- Các tuyến thuộc tỉnh Bình Thuận, Bình Phước:

- Phụ thu 20% từ 20/12 đến hết ngày 23/12 âm lịch (tức từ ngày 08/2/2015đến ngày 11/2/2015) và từ mùng 1 đến hết mùng 4 Tết (tức từ ngày 19/2/2015 đến ngày 22/2/2015); 

- Phụ thu 60% từ ngày 24/12 đến hết ngày 30/12 âm lịch (tức từ ngày 12/2/2015 đến ngày 18/2/2015).

- Các tuyến thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Phụ thu 40% từ ngày 26/12 đến hết mùng 6 Tết (tức từ 14/2/2015 đến hết ngày 24/2/2015).

- Các tuyến thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, khu vực Miền Tây: Phụ thu 40% từ ngày 26/12 đến hết mùng 4 Tết (tức từ 14/2/2015 đến hết ngày 22/2/2015).

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Mẹo chế biến thịt, cá ngon



Để gà hấp được thơm ngon: đối với loại gà hấp không cần gia vị, nên dùng nước pha với bia, tỷ lệ 2 phần bia, 10 phần nước, để ngâm gà đã làm sạch. Ngâm trong 20 phút rồi lấy gà ra mang đi hấp
Muốn kho cá được thơm ngon: hãy pha một chén nước mắm tỏi ớt thật ngon, cho vào nồi cá rồi kho cho nước sệt lại.

Cách xử lý thịt không còn tươi: thịt không còn tươi, khi chế biến thường không còn vị thơm ngon. Để xử lý, bạn nên ướp thêm nhiều gia vị vào thêm vào nửa ly rượu nhỏ để át mùi tanh, trước khi nhắc nồi thịt xuống, chế thêm nửa ly rượu nữa, làm như thế thịt sẽ thơm ngon hơn.

Để miếng thịt nướng thơm ngon: thịt nước thơm ngon sẽ mềm, hơi ướt, không bị chát khô, cứng. Muốn vậy, trước khi nấu nướng phải được xối qua bằng nước sôi, lúc nước không được trở thịt nhiều lần mà nướng một bên chín rồi mới trở thịt. Nếu nướng thịt bằng lò nướng thì nên đặt một chén nước vào lò, nước bốc hơi do nóng làm cho miếng thịt không bị khô.

Để cá bớt mặn: nếu cá quá mặn, ta có thể rửa sạch cá bằng nước, sau đó cho cá vào trong rượu gạp ngâm một lúc, cá sẽ bớt mặn đi.

Để luộc mì không dính: sau khi luộc xong, bạn nên phun vào mì một ít rượu gạo, sợi mì sẽ tơi ra, lại rất ngon, hoặc trước khi thả mì vào luộc, bạn nên cho vào nước sôi một ít muối.

Để cá không bị nát khi chiên: nên nhúng cá vào nước ấm trước khi chiên.

Để thịt gà mềm hơn khi chế biến: nếu gặp gà già, thịt sẽ dai và cứng hơn, trước khi nấu bạn nên ngâm thịt vào nước pha một ít giấm khoảng hai giờ, sau đó đun lại bằng lửa nhỏ.

Nếu gặp vịt già: khi luộc hoặc hầm, bạn nên cho thêm vào nồi vịt một miếng thịt heo băm nhỏ, thịt sẽ rất mau mềm, cũng có thể ngâm giấm trước khi nấu như thịt gà.

Cách xử lý thịt bò dai: khi xắt thịt phải xắt miếng to và thật mỏng, dùng dao bản to đập mạnh cho bẹp ra, khi ướp cho một muỗng canh giấm hoặc rượu và một vài muỗng dầu ăn, để từ 15 – 20 phút, sau đó cho vào chảo dầu thật nóng, đảo nhanh tay và xúc ra đĩa.

Nấu thịt bò nhanh mềm: để nấu thịt bò nhanh mềm, nhất là bò gân, trước khi nấu nên cho thịt vào ngăn đông cho thịt đông đá cứng, sau đó rã đông, cắt ra và nấu. Lúc nấu hãy cho một chút giấm hoặc nước cốt thơm.

Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn: khi luộc không nên cho muối mà cho vào cục phèn chua tầm nửa lóng tay, rồi bỏ lòng heo vào luộc.

Thịt luộc để lâu không đen: hãy nhúng thịt đã luộc chín vào nước sôi để nguội có pha phèn chua.

Thịt đông lạnh muốn rã đông nhanh: dùng muối nhạt, ngâm thịt vào, làm vậy vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa đảm bảo vệ sinh cho thịt.

Để thịt đông lạnh tươi trở lại: hãy ngâm thịt vào tô nước gừng, sẽ tươi ngon như cũ.

Để nấu cá đông lạnh được ngon như cá tươi: cá để tủ lạnh, lúc đem nấu canh thì thường mùi vị sẽ không ngon, khi nấu bạn hãy cho vào canh một ít sữa bò.

Trong khi nấu không nên cho thêm nước vào, nếu không sẽ mất vị ngon và trở nên rất tanh.

Để thịt cá khô thơm ngon: trước khi chế biến hãy cho cá vào nước vo gạo ngâm trong 15 phút, sau đó vớt ra rửa sạch

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn


Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn:
 - Các thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua tươi hay bảo quản ướp lạnh.
 - Các thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng ghi trên bao bì.
 - Không nên để lẫn lộn thực phẩm ăn sống như rau quả với thực phẩm cần nấu chín như cá thịt.

Để không bị ngộ độc thức ăn:
Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập, sâu, úa, ôi, ươn.
 - Sử dụng nước sạch để chế biến thức ăn.
 - Làm chín thức ăn để diệt khuẩn.
 - Rửa sạch dụng cụ ăn uống.
 - Cất thực phẩm nơi an toàn.
 - Bảo quản thực phẩm chu đáo, chống sự xâm nhập của côn trùng.
 - Rửa kỹ các loại rau quả.
 - Không dùng thực phẩm lạ, thực phẩm có chất độc.
 - Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng
.
Cách bảo quản sinh tố trong thức ăn
 - Không ngâm thực phẩm trong nước.
 - Không để thực phẩm khô, héo.
 - Không đun nấu thực phẩm lâi.
 - Bảo quản thực phẩm thích hợp và hợp vệ sinh.
 - Phải biết áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
 - Tránh hâm lại thức ăn nhiều lần

Bí quyết phòng bệnh ngày Tết

Tai biến mạch máu não: Trong những ngày Tết quá độ mệt mỏi, tâm trang kích động dễ gây xuất huyết não với biểu hiện đau đầu không dứt, chảy nước miếng, có lúc tê cứng một bên mặt. Do vậy việc bảo vệ sức khỏe ngày Tết rất quan trọng đặc biệt đối với các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não 
Gặp phải trường hợp này, bạn nên tháo lỏng quần áo, cà vạt của người bệnh, lập tức cho người bệnh uống thuốc, đồng thời không nên dịch chuyển người bệnh, không để cho người bệnh gối đầu quá cao, tốt nhất là nằm không có gối, đấu nghiêng về một bên, dùng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh đắp lên trán người bệnh để giảm bớt chảy máu và hạ huyết áp, sau đó lập tức đưa tới bệnh viện. 

Bệnh tim: Ngày Tết thức đêm vui chơi, hút thuốc, uống rượu quá nhiều có thể tăng thêm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, quá hưng phấn, kích động sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh, gây ra rối loạn nhịp tim, tim đau thắt hoặc tắc nghẽn cơ tim, thậm chí gây ra đột tử. 
Khi phát bệnh, huyết áp sẽ xuống thấp, mồm miệng cứng lắp. Lúc này không nên dịch chuyển người bệnh, nếu có tiền sử bị bệnh tim thì nên lập tức uống thuốc, đưa tới bệnh viện, đồng thời có thể xem tình hình dùng tay ấn vào vùng ngực của người bệnh. Bí quyết phòng bệnh ngày Tết

Viêm tuyến tuỵ cấp tính: Trong những ngày Tết, ăn nhiều uống nhiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tuyến tuỵ cấp tính. Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa protein, chất béo cao, lại thêm uống rượu đều làm cho tuyến tuỵ sưng lên, gây ra viêm tuyến tuỵ cấp tính. Do vị trí phát bệnh không chính xác, người bệnh sau khi ăn cơm khoảng từ 1 - 2 tiếng, xuất hiện đau bụng liên tục và mãnh liệt, đồng thời có cảm giác buồn nôn, oẹ. 
Khi bệnh viêm tuyến tuỵ cấp tính phát tác bạn nên hoàn toàn ngừng ăn, không nên cho bất cứ một thứ gì vào miệng đồng thời lập tức đến bệnh viện 

Trúng độc vì rượu: Trong những ngày Tết bạn bè họ hàng đến thăm bạn và ngược lại, bạn không hạn chế được và không ngừng uống rượu, dễ dẫn tới trúng độc. Người trúng độc vì rượu có biểu hiện nôn mửa, lời nói không rõ ràng, động tác vụng về, sắc mặt tái mét, mồm miệng tím tái, thân nhiệt hạ và bước vào thời kỳ ngủ mê man, bất tỉnh. 
 Lúc này không nên dùng tay móc họng để nôn ra bởi vì như thế sẽ làm cho áp suất trong bụng tăng cao, khiến thức ăn trong đường ruột chảy ngược lại từ đó dẫn đến viêm tuyến tuỵ cấp tính.

Mắc vật lạ trong cổ họng: Trong những ngày Tết trẻ em lúc chạy, nhảy, vui đùa, cười nói ăn đồ ăn sẽ dễ bị tắc nghẽn ở khí quản, người lớn vừa ăn vùa nói chuyện dễ bị hóc xương cá, xương vụn hay vật lạ gì đó. 
Khi trẻ em bị mắc nghẽn thức ăn, vật lạ trong khí quản, đầu tiên bạn không để cho trẻ khóc thét lên, sau đó ôm trẻ cho đầu trẻ chốc xuống dưới, nửa người trên của trẻ phải thấp hơn phần mông, sau đó dùng tay vỗ mạnh vào lưng, giúp bật vật lạ ra. Nếu vật lạ vẫn không ra được thì nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu bị hóc xương cá, xương gà ở thực quản, bạn nên lập tức ngừng ăn uống. Nếu xương hóc ở nơi có thể nhìn thấy được thì bạn dùng nhíp tẩy trùng sạch và gắp ra. Nếu vị trí khá sâu thì bạn nên lập tức đến bệnh viện xử lý.
  
Bệnh tiểu đường: Trong những ngày Tết, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo cao, người mắc bệnh tiểu đường thì đường trong máu rất dễ tăng cao, một số người bệnh không uống thuốc đúng giờ, nếu để lỡ quên uống thuốc sẽ có cảm giác buồn nôn. 
Trong những ngày Tết bạn nên khống chế lượng thức ăn và uống rượu. 
Ngoài ra không nên ham vui trong những ngày Tết mà tự mình thay đổi lượng thuốc uống, thuốc uống không đúng liều lượng rất dễ gây ra đường máu thấp. Nếu vì quên uống và xuất hiện các chứng nôn mửa, khó chịu thì nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.


Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Mẹo chế biến thực phẩm theo phương pháp

Phương pháp luộc
 - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
 - Luộc chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước
 - Ăn kèm với nước chấm
 - Yêu cầu kỹ thuật: nước luộc phải trong, động vật mềm chín, thực vật: rau có màu xanh, củ có bột chín bở

Phương pháp chần:
 - Cho thực phẩm vào một lượng nước lớn đang sôi trong thời gian ngắn
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm còn giữ màu sắc tươi và mùi vị chính của nguyên liệu
 - Những thực phẩm có thể chần: rau cần, cải cúc, thịt bò, thận… các loại quả trước khi sên đường

Phương pháp nấu: 
 - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, xắt phù hợp, ướp gia vị
 - Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật nấu tiếp
 - Nêm vừa ăn
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, không dai, không nát

Phương pháp ninh
 - Thường dùng để làm chính thực phẩm xơ cứng, dai như măng khô, gân bò… hay ninh nhừ thực phẩm để lấy nước lèo
 - Cho thực phẩm vào nước lạnh, đun sôi mạnh, hớt bọt, hạ lửa nhỏ, đậy nắp, ninh tới khi thực phẩm nhừ mềm

Phương pháp hầm
 - Làm chín mềm thực phẩm với nhiều nước, đun lửa nhẹ trong thời gian dài
 - Nguyên liệu động vật ướp và nấu trước, đến khi mềm cho nguyên liệu thực vật vào hầm tiếp
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm nhưng không rã nát, nước xâm xấp sánh, mùi vị thơm ngon đậm đà

Phương pháp hấp (đồ)
 - Làm sạch nguyên liệu, ướp gia vị
 - Hấp chín bằng sức nóng hơi nước, nấu lửa to
 - Yêu cầu thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hay rất ít nước

Phương pháp chưng (tần)
 - Giống hấp nhưng chế biến đơn giản hơn, ít nguyên liệu phối hợp và gia vị
 - Thực phẩm sau khi sơ chế, cho vào liễn có nắp đậy, đặt trực tiếp vào nồi chứa ít nước, khi nước sôi, nhiệt sẽ đi vào thực phẩm, dần dần bốc hơi, gặp nắp đậy, hơi nước đọng lại rồi nhỏ xuống thực phẩm

Phương pháp xào
 - Làm chín thực phẩm với số lượng chất béo ít, dùng lửa to trong thời gian tương đối ngắn
 - Nguyên liệu động vật được rửa, xắt mỏng, ướp gia vị. nguyên liệu thực vật xắt mỏng hay xắt sợ
 - Làm nguyên liệu động vật trước cho chín, xúc ra để riêng, xào thực vật chín xong, cho thực phẩm động vật đã chín vào trộn đều
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, không dai, ít nước, gia vị vừa ăn

Phương pháp rán (chiên)
 - Làm sạch nguyên liệu, xất phù hợp, tẩm gia vị
 - Cho nguyên liệu vào dầu, mỡ đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
 - Yêu cầu kỹ thuật: giòn, xốp, ráo mỡ, chín

Phương pháp rang: 
 - Làm sạch nguyên liệu động vật hay thực vật
 - Cho thực phẩm vào chảo có dầu, mỡ, hoặc không có dầu mỡ, sau đó đảo đều cho thực phẩm chín giòn
 - Yêu cầu kỹ thuật: khô, săn chắc, thơm

Phương pháp ram: 
 - Là phương pháp kết hợp hai cách chiên và hầm
 - Làm sạch nguyên liệu, xắt phù hợp từng món ăn
 - Chiên vàng đều, cho nước vào, đậy nắp, đun lửa nhỏ


 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, thơm, ít nước, sánh, màu vàng sậm, béo, vị vừa ăn

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Mẹo chế biến thực phẩm: Mẹo hay với món luộc, hấp



Cách luộc bắp ngon: hãy cho vào khúc mía và luộc chung.

Cách luộc miến, mì không nát: đun nước sôi tim, thả mì hay miến vào, khuấy đều rồi đậy nắp lại. Chờ nước sôi, cho thêm tí nước lạnh vào, đun thêm nửa phút thì nhắc xuống, cho vào rổ, phun rượu vào mì, miến, sẽ không dính lại và rất ngon.

Để khoai tây dẻo khi rán hoặc nấu chè: khoai tây gọt vỏ, xắt miếng theo yêu cầu chế biến, sau đó cho khoai vào thau nước muối, ngâm độ 5 – 10 phút, vớt ra, để ráo là có thể nấu hoặc rán được.

Cách chiên khoai cho giòn: khi mua, chọn của to, dài, tươi. Khoai đem về, gọt vỏ, xắt lát dày 1cm, để dầu thật sôi, áo lớp bột mì mỏng bên ngoài, xong cho khoai vào chảo dầu, khoai hơi vàng, vớt ra khay có lót giấy hút dầu, để ráo, xong cho khoai vào chảo chiên lại cho đến lúc vàng đều, làm cách này khoai sẽ giòn lâu hơn.

Cách chiên khoai tây cho đẹp: khi gọt vỏ, ngâm khoai vào nước có pha vài giọt chanh, trước khi chiên nên phết dầu ăn bên ngoài khoai.

Cách nấu khoai tây nhưng vẫn giữ mùi thơm: khoai ngâm nước muối, vớt ra để ráo, cho vào nấu, vắt vào vài giọt chanh vào nồi.

Cách nấu rau câu, thạch trong: muốn nấu rau câu, thạch được trong, nên cho vào nồi một chút nước cốt chanh.

Cách nấu táo nhanh: mua táo khô về, dùng kéo cắt đi hai đầu của trái táo rồi mới cho vào luộc, táo sẽ chín rất nhanh, lại không mất mùi thơm vốn có của táo.

Cách lột vỏ hạt dẻ: dùng dao tách phần cứng ở ngoài của hạt dẻ đi, tiếp theo cho hạt dẻ vào luộc từ 3 – 5 phút, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 5 phút, sau cùng chỉ cần dùng tay bóc lớp màng ở ngoài đi là có thể ăn được mà không sợ làm mất đi hương vị đặc biệt của hạt dẻ.

Cách nấu đậu mau nhừ: ngâm đậu trước một đêm với nước pha muối, trước khi nấu nhớ rửa sạch.

Cách luộc sủi cảo không dính: khi trộn bột sủi cảo, cứ 500g bột mì thì cho vào một quả trứng gà, như vậy vỏ sủi cảo sẽ chắc hơn và không bị dính vào nhau
Cũng có thể cho vào nồi nước luộc vài cọng hành.

Cách luộc đậu bắp không bị nhớt: khi luộc nên vắt vào vài giọt chanh.

Cách hấp bánh không bị dính: nếu thấy bánh bị dính, sau khi hấp chín, hãy mở nắp nồi ra, sau đó hấp tiếp khoảng 5 phút, bánh sẽ không bị dính vào khay.

Để gói bánh bột nếp không bị dính lá, khi nhồi bột, thêm một chút bột dao vào.

Cách nấu hạt sen: hạt sen thường nấu rất khó mềm, khi nấu nên đun lửa nhỏ và không nên mở nắp.

Cách nấu xương cá cho nhừ: cho vào nồi vài viên sơn tra tử, mua ở tiệm thuốc tây.

Cách xào giá đậu ngon: giá đậu non thường có vị chát, khi xào nên cho vào một ít giấm, khi xào giá hết chát mà lại giòn ngon.

Cách xào hành tây thơm ngon: khi xắt hành xong nên trộn một ít bột mỳ, làm vậy khi xào xong hành sẽ có màu vàng ươm rất đẹp, lại giòn.

Cách xào ngó sen không bị thâm đen: khi xào ngó sen nên cho vào một ít nước lã.

Cách giữ ngó sen không bị biến màu: ngó sen mang về cắt khúc, nhúng ngay vào nước sôi rồi vướt ra nga, ngâm sen vào chậu nước có pha vài muỗng muối ăn, để khoảng 10 phút, vớt ra rửa lại bằng nước sạch, khi trộn gỏi nên cho thêm giấm gừng đã giã nhỏ, bột ngọt, hành phi trộn đều

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Bảo quản thực phẩm không cần tủ lạnh

Cách bảo quản rau không cần tủ lạnh


Rau: rau có thể giữ được độ tươi 3 – 4 ngày nếu bạn mua rau chưa nhúng nước và làm theo một trong những cách sau
 - Bọc rau trong lá chuối tươi, để nơi râm mát
 - Cũng có thể cho rau vào lá bắp cải già khô, sau đó bọc kín lại, để nơi râm mát
 - Hoặc cho rau vào một chiếc khăn nhúng giấm bọc lại, để đầu rau chúc xuống, để nơi râm mát

Bảo quản bắp cải: muốn bắp cải tươi lâu, khi mua bắp cải nên chọn bắp cải có phần cuống dài, bên ngoài có lá xanh bao phủ, chưa nhúng nước. Mang về, đem cải treo nơi thoáng gió, như thế có thể giữ cải tươi đến một tuần
Cũng có thể lấy lá bông cải phủ kín bông, dùng giấy màu xanh bọc lại thật chặt, để nơi thoáng mát
Hoặc cắt hết lá, cuống đến sát phần bông, sau đó treo bông cải lên, đầu bông chúc xuống

Để giữ su hào tươi lâu: thu hoạch xong giữ nguyên lá rễ không bị dập, không trầy xước, buộc túm lại và cột lại thành chùm treo nơi thoáng mát, có thể giữ được 3 tháng
Bảo quản cà rốt: để giữ cà rốt tươi lâu hơn mức bình thường, cần bảo quản theo cách sau:
 - Đối với cà rốt chưa gọt vỏ, khi mua về nên vùi vào một thùng giấy có chứa cát
 - Đối với cà rốt đã gọt vỏ, bạn có thể ngâm với nước lã hoặc nước pha giấm đường, hoặc cho chúng vào đồ đựng khô ráo, lấy chiếc khăn thấm nước phủ lên trên

Cách để dành củ cải: chọn củ cải loại ngon, không nứt, không tì vết, cắt bỏ đầu đuôi, sau đó đào một cái hố sâu khoản 1m, xếp củ cải nghiêng theo thành hố, đầu hướng xuống dưới. Xếp lần lượt cứ một lớp củ cải là một lớp đất dày 10cm. Nếu hố đất quá khô, có thể tưới thêm một ít nước. Sau khi tưới xong, lớp đất trên cùng dày hay mỏng tùy thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết càng lạnh thì lớp đất càng dày. Với cách làm này, có thể bảo quản củ cải từ 9 tháng đến một năm
Làm củ cải khô: củ cải sau khi xắt, cho vào ngăn đá làm đông lạnh một thời gian, sau đó lấy ra phơi khô, món củ cải khô sẽ bảo quản được lâu hơn, và mùi vị đặc biệt hơn

Muốn để dành cà chua:
 - Chọn những quả cà chua tươi, chôn vào thùng tro mịn, để nơi thoáng mát
 - Lựa cà chua chín không bị dập úng, đem rửa sạch, để ráo. Sau đó xếp vào lọ, núm day lên trên, rải muối đầy các núm. Làm cách này có thể bảo quản được trong 1 tháng

Bảo quản các loại củ không cần tủ lạnh
Bảo quản khoai tây:
 - Lựa chọn khoai ngon, không trầy xước, đem vùi giữa hai lớp cát dày khoảng 20cm, khoai sẽ không bị hư hoặc nảy mầm quá nhanh
 - Cũng có thể bảo quản khoai bằng cách xếp chúng trên giàn cao, ở nơi thoáng mát
 - Hoặc nấu một nồi nước sối và để thau nước lạnh gần đó, đem khoai trụng sơ vào nước sôi, đoạn vớt ngay, để vào thau nước lạnh, vớt ra để ráo, cất vào nơi thoáng mát

Để có thể giữ khoai mì được lâu mà không bị chạy chỉ hoặc thâm đen, thì làm theo một trong những cách sau:
 - Khoai mì còn nguyên vỏ, cuống, nhúng vào nước vôi ăn, sau đó vớt ra, đặt lên giàn cao, chổ thoáng mát
 - Vùi khoai vào một hố cát, che chắn kỹ, không để nước mưa thấm vào

Bảo quản khoai lang:
 - Khoai lang tươi sống: sau khi thu hoạch, giữ luôn khóm, buộc dây treo lên. Cách này có thể giữ được vài tuần, hoặc khoai đào lên, cắt dây, vùi vào hố cát
 - Khoai lang khô: khoai lang xắt lát, phơi khố, đặt giữa các lớp trấu, có thể giữ được trong nhiều năm

Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh
Giữ cam, quít, bưởi lâu hư: khi mua phải chọn loại ngon, không bị trầy xướt, không bị ong đốt. Trét vôi ăn trầu vào cuống, sau đó vùi trong cát, để nơi râm mát, có thể bảo quản được vài tháng

Muốn giữ chanh tươi lâu: khi mua chanh, chọn những quả to tốt, lấy vôi ăn trầu bôi vào cuống, lấy giấy gói từng quả chanh lại rồi đặt vào thùng chứa cát, úp mặt có cuống xuống, phủ lớp chanh bằng một lớp cát, trên cùng cũng là lớp cát, làm như thế giữ chanh tươi trong vài tháng
Trường hợp chanh đã cắt dở, bạn có thể tiết kiệm bằng cách úp mặt chanh xuống chiếc đĩa có chứa ít giấm

Để chuối không bị hư: khi mua chuối nên chọn quả tốt, vừa chín tới, cắt rời khỏi cuống xong để chổ râm mát

Để giữ bơ không bị thâm úng, lúc mua nên chọn những quả cứng, sau đó cất trong túi giấy có màu sậm và để trong tủ chén, không nên cất trong tủ lạnh

Trái bơ ăn còn dư, muốn để dành hôm sau ăn thì khi cắt nên cắt theo chiều dọc, phần bơ còn lại vùi trong hủ bột hoặc rắc bột lên trên mặt cắt cho thật kín

Để giữ dưa hấu trong vòng nửa năm, nên chọn dưa tốt, chín 7 – 8 phần, cuống để dài từ 6 – 10cm, dùng rượu trắng hay nước muối có nồng độ 5% lau rửa vỏ bên ngoài một lần, sau đó để trên giàn cách mặt đất khoảng 20cm, lựa chổ thoáng mát, không bị mưa nắng
Cũng có thể cho dưa vào bọc nilon, sau đó để xuống hầm đất
Hoặc cho dưa vào túi, túm chắc miệng, để chổ râm mát, có thể giữ dưa được một tháng

Cách bảo quản táo trong thời gian 4 – 5 tháng
Lấy một cái vại sành thật khô, để nơi râm mát, đặt dưới đáy vại mộ bình nước đầy không đậy nút. Sáng sớm đem táo đã bọc sẵn một lớp giấy, xếp vào vại, dùng nilon bọc kín miệng vại lại. Khi ăn, lấy táo ra, xong phải đậy kín lại ngay