Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Cách chọn mua rau củ tươi ngon



Chọn mua giá: Nên chọn giá đậu (đỗ) có màu trắng ngà, mầm giá màu vàng, cọng không quá to, ngắn, thân khỏe, có mùi thơm riêng. Giá ủ bằng đạm hóa học có màu trắng bệch, mầm màu xanh, thân nở to, cọng lớn, mập, mọng nước

Rau xà lách soong: Có hai loại: xà lách soong cọng gài, ăn không ngon, không thơm, dùng nấu canh. Xà lách cọng nhỏ, ngắn ốm, lá tròn nhỏ, nấu canh hay trộn dầu giấm đều rất ngon
Chọn rau lá xanh, tươi, không bị sâu, lá không vàng úa là được

Rau cải xanh: Nên chọn rau tươi, không bị bám rầy, không sâu, cần phải còn non và chưa ra hoa
Rau ngót: nên chọn lá xanh sẫm, mượt, không sâu

Cải bắp: chọn những bắp nặng, lá dày, đầu khép kín không xòe, không ướt nước, phía ngoài lá còn xanh

Su hào: chọn củ màu xanh mướt, sờ mịn tay, không nứt, không nảy rễ hoặc mầm

Cà chua: chọn quả có màu hồng tươi, khía đều, da trơn láng, không dập ủng, cuống còn xanh tươi. Tốt nhất nên chọn cà chua hồng, ít hạt, cơm dày, vị không chua lắm, lại chứa nhiều sinh tố

Cà rốt: chọn củ da láng, không sần sùi, màu đỏ sậm, cuống nhỏ, có lá mầm

Khoai tây: chọn củ da hơi xù, màu vàng sậm, không nên mua khoai tây đã mọc mầm, biến màu

Khổ qua: chọn trái to vừa, thuôn, gai nở đều lớn, da láng. Khổ qua trắng có vị ngon hơn xanh. Khi nấu khổ qua trắng không nhờn và ít đắng

Bí đao: chọn trái thẳng, da láng, không tì vết, màu xanh mướt, nặng tay, sờ nhám những lông tơ

Đậu hà lan: chọn trái xanh tươi, mềm, hạt nhỏ

Bí rợ: chọn loại vở màu nhạt, trong xanh lá, ruột vàng, xơ nhuyễn, búng vào quả bí nghe bộp, giòn.

Bầu: chọn quả xanh mượt, sờ nhám tay bởi những giai nhỏ, bấm nhẹ vào để lại dấu là bầu non, rất ngọt

Dưa leo: chọn trái xanh, da hơi mốc trắng, nhám gai đen

Măng tươi: muốn biết măng non hay già, bấm móng tay vào búo măng, nếu thấy mềm là măng non, ngược lại là măng già, không nên mua

Đậu bắp: có hai loại dậu là trắng và xanh. Nên chọn những trái đậu bắp còn long tơ, da mướt, bẻ phần đuôi gãy ngọt

Khoai lang, khoai mỡ: chọn củ suôn, không bị sùng hoặc có vết, khoa lang mới thường ăn không ngọt

Khoai môn: củ con ăn ngon hơn củ cái

Mướp: nặng tay, xanh mượt, còn cuống. Mướp mới hái ăn rất ngọt

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày tết


Bàn thờ tổ tiên là nơi con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Việc trang trí bàn thờ luôn được ưu tiên hàng đầu trong những ngày tết Nguyên Đán cổ truyền. Tuy nhiên, để trang trí đúng cách thì không phải ai cũng hiểu rõ. Nhân dịp lễ tết 2016, chúng tôi xin gửi đến quý vị cách trang trí bàn thờ ngày tết ý nghĩa nhất…

1. Thể hiện lòng hiếu kinh quá cách giữ sạch bàn thờ
Bàn thờ là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên trong gia đình, thường bàn thờ sẽ được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất ngôi nhà. Việc này để tránh sự va chạm cũng như bụi bẩn. Tuy nhiên, không phải để vị trí đó là không cần phải lau dọn, công việc lau dọn bàn thờ tổ tiên phải luôn được thực hiện một cách sạch sẽ và tỉ mĩ.

Khi lau bàn thờ cần sử dụng chổi quét hoặc khăn lau riêng biệt. Sử dụng nước sạch để lau dọn bàn thờ (ngoài nước sạch, bạn có thể sử dụng nước mưa, nước lá trầu, lá bồ…).

Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ. Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.

Công việc lau dọn bàn thờ tổ tiên ngày tết thường sẽ do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm do công việc này khá khó khăn (bàn thờ ở trên cao) đối với phụ nữ. Ngoài ra, người đàn ông là trụ cột gia đình, phải là đại diện chăm sóc nơi thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.

2. Bày biện đồ cúng trên bàn thờ phải chu đáo, đầy đủ
Ngoài việc lau dọn sạch sẽ, vị trí sắp đặt đồ cúng trên bàn thờ cũng là công việc đòi hỏi sự tập trung chính xác của gia đình. Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên

Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…
Bàn thờ tổ tiên thường được thắp sáng trong những ngày tết, ngoài các loại hương, hiện nay nhiều nhà còn sử dụng bóng đèn để thắp sáng bàn thờ. Điều này thể hiện ý nghĩa biểu trưng của các vị tinh tú đang tỏa sáng, sự quan tâm chăm lo ân cần của con cháu…
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc – Trung – Nam.3Chọn mâm ngũ quả dâng bàn thờ ngày Tết
Có lẽ nhiều người chưa biết, việc bày mâm ngũ quả ngày Tết xuất phát từ thuyết ngũ hành: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Đại diện cho các ngũ hành này thường là 5 loại quả có màu chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam thể hiện sự Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) – Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).

Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình. Ngoài ra, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Phong tục và kiêng kỵ ngày tết Đoan Ngọ

Ngày lễ tết là dịp để mọi người cúng lễ, ngoài cúng bái, còn có những tục lệ và kiêng kị riêng.

Những tục lệ ngày tết Đoan Ngọ

    Tục giết sâu bọ,
    Tục nhuộm móng chân móng tay,
    Tục đeo bùa tui bùa túi,
    Tục tắm nước lá mùi,
    Tục khảo cây lấy quả,
    Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
    Tục treo ngãi cứu để trừ tà,
    Tục đi siêu.

Theo quan niệm ngày xưa, trong cơ thể con người nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không tiêu diệt, thì chúng sẽ gây hại cho con người. Sâu bọ có quanh năm, nhưng vào ngày mùng 5 tháng 5 là ngày chúng ngoi lên nên người ta phải tiêu diệt chúng.

Để giết sâu bọ, người ta dùng cơm rượu nếp và trái cây. Vào sáng ngày tết Đoan Ngọ, sau khi súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Đầu tiên người ta sẽ ăn một bát cơm rượu nếp (mục đích làm cho sâu bọ trong bụng say), sau đó ăn các loại trái cây cho chúng chết, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.

Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Sự tích ngày Tết Đoan Ngọ

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, vì thế người ta thường ăn tết Đoan Ngọ vào buổi trưa
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào đầu tháng năm âm lịch, là mùa nắng bức, nên dễ sinh bệnh tật, ban đầu tết Đoan Ngọ đơn giản chỉ là ngày người dân cúng bái để xua tan bệnh tật, cầu bình yên. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ là ngày phát động mọi người giết sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại trên cánh đồng. 

Tương truyền vào ngày xưa, sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Những điều lưu ý khi ăn uống ngày Tết

Vào mỗi ngày Tết bạn thường nạp vào cơ thể khá nhiều thực phẩm do vậy sức khỏe có thể bị giảm sút, việc điều hòa chế độ ăn uống ngày Tết rất quan trọng cho các gia đình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chứng bệnh như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, độ kết dính máu cao, mỡ trong gan, tê thấp... đều có liên quan đến thể chất mang tính axit. Trong môi trường axit, huyết dịch không thể đẩy trừ, đào thải các “chất cặn bã”, thời gian dài sẽ tạo ra vòng tuần hoàn ác tính. “Chất cặn bã” mang tính axit cộng với thành mạch yếu dễ gây ra xơ cứng động mạch. “Chất cặn bã” mang tính axit tích trữ lại trong gan sẽ dễ dẫn tới mỡ trong gan. Cơ thể mang tính axit còn phá vỡ chức năng thông thường của tế bào sinh trưởng, giảm sức đề kháng, xương cốt lỏng lẻo.



Ngày Tết nên hạn chế thức ăn mang tính acid như thịt, cá, trứng gia cầm... Chú ý cải thiện thói quen ăn uống, nên ăn nhiều thực thẩm mang tính kiềm, ăn ít thực phẩm mang tính axit. Thực phẩm giàu canxi, magiê, kali đều thuộc nhóm mang tính kiềm. Ví dụ như rau xanh (bí, cà chua, dưa chuột, củ cải, cà tím, rau chân vịt, khoai lang), hoa quả (táo, lê, chuối, đào, dâu, mơ, hồng, nho ...), đậu và chế phẩm từ đậu, rong biển, sữa, nấm, trà, cà phê... Ngược lại cá, thịt, gia cầm, trứng, dầu mỡ... đều là thực phẩm mang tính acid. Vì vậy, ngày Tết nên hạn chế ăn là tốt nhất.

Hạn chế ăn đồ rán: Ngoài ra, trong những ngày Tết chuẩn bị món ăn ở nhà, bạn nên hạn chế ăn đồ rán. Nếu món xào thì nên vặn lửa to và đảo nhanh, những thực phẩm thích hợp với ăn tươi, lạnh thì không nên nấu chín, hạn chế ăn đồ muối (vì trong đồ muối có chứa muối axit nitrous -một chất gây ra ung thư), nên ăn nhiều chế phẩm từ đậu.... mà nên ăn nhiều thực phẩm mang tính kiềm như rau xanh, hoa quả 

Muối: Điều càng chú ý hơn là, do ngày Tết thức ăn phong phú, nên thức ăn hàm chứa muối cũng nhiều hơn. Mỗi người mỗi ngày chỉ được ăn nhiều nhất là 6g muối, tức là một thìa nhỏ 

Nên ăn rau xanh: Chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, cho dù là ngày thường hay ngày Tết, mỗi ngày chúng ta cần hơn 250g lương thực, 400g-500g rau xanh, 200g-300g hoa quả, còn cần một số lượng sữa và đậu nhất định, nhưng thịt và cá mỗi ngày chỉ cần khoảng 100g là đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, chất béo mỗi ngày cần khoảng 25g là được.

Rượu: Truyền thống và thói quen chúc rượu rất quý nhưng không nên lạm dụng. Bởi uống quá nhiều rượu sẽ khiến việc “vui quá hoá buồn”. Nên ăn uống vừa phải để tránh đầy bụng, khó tiêu. 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

An toàn trong ngày tết

Để cơ thể không bị tăng cân và uể oải sau những ngày tết, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau đây



1. Hạn chế ăn dầu mỡ
Những món ăn trong ngày tết, thật không may điều là những món nhiều dầu mỡ như thịt kho tàu, bánh chưng bánh tét... những món này thật khó mà cưỡng lại, nhưng đồng thời đó lại là những món dễ khiến bạn tăng cân, tăng cholesterol máu, dễ bị các bệnh tim mạch. Để giảm lượng thức ăn, bạn nên hạn chế ăn những món ăn nhiều mỡ, nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn một ít. Ngoài ra, cần chú ý ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây.

2. Về cúm gia cầm
Thịt gà là một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Tuy nhiên, việc mua bán gia cầm ồ ạt vào những ngày này sẽ khiến nguy cơ bị cúm gia cầm rất cao, vì thế bạn cần chú ý:
- Không tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc chết
- Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi có trường hợp gia cầm ốm và chết xảy ra. 
- Giết mổ an toàn tất cả các loại gia cầm
- Nấu chín kỹ thịt gia cầm (không ăn thịt vẫn còn màu hồng, trứng ốp la chưa chín hoặc tiết canh vịt).
- Rửa tay với xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm sống.

3.Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng. Có thể gây bệnh trầm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do thiếu vệ sinh, dễ gặp vào dịp tết. Mọi người nên duy trì một số thói quen đơn giản giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Đó là: Thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị bữa ăn. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín. Nấu chín kỹ thức ăn. Chỉ dùng nước sạch và thực phẩm an toàn (bạn nên tìm mua thực phẩm tại các cửa hàng quen, tin cậy, các sản phẩm có thương hiệu, tên tuổi).

4. Uống nhiều nước lọc
Ngày thường bạn đã được khuyên uống nhiều nước mỗi ngày. Vào ngày tết bạn càng phải lưu ý hơn đến điều này vì thông thường trong những bữa ăn ngày tết, bạn uống nước ngọt hoặc bia nhiều hơn nước lọc. Những thức uống đó và một số thức khác như rượu, trà, cà phê thực chất chỉ giúp bạn giải khát chứ không thể bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc. Hãy cố gắng uống nhiều nước lọc trong ngày.

6. An toàn giao thông
Là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm trong ngày tết. Hầu hết tất cả các ca tử vong và thương tích đều có thể phòng tránh được. Vì thế, hãy đội mũ bảo hiểm chất lượng cao, cài quai đúng hướng dẫn là cách duy nhất và có hiệu quả nhất trong việc giảm thương tích đầu và tử vong do va chạm xe máy gây ra. Đồng thời hãy luôn ghi nhớ, đừng bao giờ lái xe sau khi uống rượu bia. Lái xe máy hoặc ô tô sau khi uống rượu bia (ngay cả chỉ một lượng rất nhỏ) làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra va chạm giao thông đường bộ. Nếu bạn uống rượu bia và lái xe, bạn không chỉ tự giết mình mà còn có nguy cơ giết hại những người vô tội khác. 

7. Cố gắng duy trì chế độ tập luyện
Thông thường trong ngày tết, bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, đi chúc tết... và không còn thời giờ cho việc tập luyện thể thao. Ngoài ra, những địa điểm tập luyện cũng không mở cửa phục vụ trong dịp tết. Vậy thì tại sao bạn không tập luyện tại nhà? Những động tác vận động toàn thân sẽ giúp bạn tiêu hao lượng calo thừa và cho bạn một tinh thần sảng khoái. Chỉ cần 15 phút tập mỗi ngày trong suốt những ngày nghỉ, bạn sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn để bắt tay vào những dự định cho năm mới.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Ăn uống đảm bảo sức khỏe ngày Tết


Không để cơ thể quá đói: Bạn không nên để cơ thể quá đói trước khi ngồi vào mâm cỗ. Bởi ngồi bàn ăn ở trạng thái đói chính là bước đầu tiên dẫn đến ăn nhiều, làm tổn thương thành ruột khi ruột chưa được chuẩn bị để tiếp thu các món giàu chất mỡ và các món ăn giàu năng lượng. Tốt nhất là trước khi ngồi vào mâm cỗ, bạn nên ăn bát súp không hoặc một đĩa nhỏ sa lát rau. Bạn cũng nên hạn chế các món ăn giàu chất mỡ. Các món này gồm: Gà rán, thịt quay, chả nướng... bởi chúng tác dụng xấu trong một thời gian dài đến cơ tim, bộ máy tiêu hóa, ruột, dạ dày.

Không ăn nhiều lạp xưởng: Lạp xưởng không chỉ tiện dụng mà còn rất ngon miệng khi ăn kèm bánh chưng, xôi. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng vì trong quá trình chế biến lạp xưởng thường phải có một lượng nhất định sôdium-nitrat (chất chống thối) để lạp xưởng được tươi ngon lâu hơn. Chất này dễ kết hợp với amin trong thịt hình thành một chất có hại cho cơ thể. Nếu lạp xưởng là món khoái khẩu thì sau khi ăn xong, bạn nên ăn thêm các hoa quả tươi hoặc các loại rau xanh. Vì vitamin C có trong rau và hoa quả tươi sẽ giúp cản trở quá trình kết hợp giữa sôdium nitrat và amin, hạn chế nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Hạn chế bánh kẹo: Bánh kẹo là thứ không thể thiếu trong các gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên, với các loại bánh ngọt, chocolate, bánh biscuit... bạn cũng chỉ nên dùng với số lượng ít vì chúng không chỉ khiến bạn có nguy cơ tăng cân mà còn khiến tim bạn có nguy cơ trở nên yếu vì chất trans fat (trong một số loại bánh ngọt) tiềm ẩn bên trong.

Không uống cùng lúc rượu và bia: Nồng độ cồn trong bia tuy có thấp nhưng thành phần nước và cacbonic lại nhiều, nên độ thẩm thấu cũng nhanh hơn. Do đó, nếu bạn uống rượu, bia cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh. Việc này sẽ ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp... 

Không uống rượu lúc đói: Khi uống rượu, chất cồn sẽ gây cản trở hoạt động chuyển hóa đường của gan. Trong khi gan có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường cung cấp cho cơ thể. Việc cung cấp này phải diễn ra liên tục, vì nếu không cơ thể sẽ rơi vào tình trạng đường huyết thấp. Do đó, trước khi uống rượu, bạn cần phải ăn các thực phẩm giàu chất bột đường để điều hòa đường huyết. 

Không uống trà đặc ngay sau khi uống rượu: Trà có tác dụng giải rượu, nhưng nó lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch, thận vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Với rượu, tim đã phải làm việc tăng lên, nay lại thêm trà vào tim lại phải hoạt động mạnh nữa, dẫn đến hưng phấn quá mức. Người trung niên và cao tuổi càng tránh dùng. Với thận, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc quá mức để đào thải các chất kích thích. Việc đào thải đó không kịp sẽ dẫn đến việc ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa acid uric, gây bệnh sỏi thận. 

Không nên tắm sau khi uống rượu: Sau khi uống rượu, hoạt động của gan bị ức chế khiến lượng đường vào máu ít đi, tim đập nhanh và quá trình trao đổi chất gia tăng. Nếu sau khi uống rượu mà tắm ngay, nhất là tắm nước nóng, sẽ lại càng khiến tim đập nhanh hơn, quá trình trao đổi chất cũng tăng mạnh, lượng đường glucose dự trữ trong cơ thể bị tiêu hao nhiều, dẫn đến đường huyết giảm đột ngột, thân nhiệt cũng hạ nhanh, rất nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, sau khi uống rượu, bạn cần phải nghỉ ngơi cho đến khi giã rượu, nhịp tim trở lại bình thường mới tắm. 

Không nên uống quá nhiều nước sau khi đi chơi: Sau khi đi chơi Tết, bạn sẽ thấy rất khát nước. Tuy nhiên, để tránh tăng gánh nặng cho tim, bạn chỉ nên uống nước từ từ với từng ngụm nhỏ.