Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những món ăn xả xui dân gian để đón Tết của người Việt

1. Trứng vịt lộn
Với suy nghĩ, "lộn" là "lộn ngược" lại những chuyện đang gặp. Vì thế những người đang gặp phải những điều không may, xui xẻo, hay buồn phiền, họ thường chọn cách ăn trứng vịt lộn để xả xui. Nhiều suy nghĩ còn cho rằng, ăn trứng nên ăn theo số lẽ. Ví dụ bạn đang gặp điều gì đó không hay thì chỉ cần ăn một quả trứng, thì mọi chuyện sẽ được đổi ngược lại, còn nếu ăn hai quả thì mọi chuyện vẫn sẽ không hề thay đổi. Và khi ăn trứng xong thì sẽ phải bóp nát vỏ trứng đi để mọi chuyện xui xẻo đều biến mất.





2. Thịt chó
Thịt chó là một món ăn khoái khẩu đối với nhiều người, tuy nhiên với một số người khác đó là một món ăn kinh khủng. Nhưng theo quan niệm dân gian, đây là một món ăn xả xui cực tốt. Mọi người thường ăn nhiều vào những ngày cuối năm để có thể trút hết những cái xui xẻo đeo bám mình trong năm vừa qua. Ngoài ra, thịt chó rất giàu dinh dưỡng, chứa 13,5 – 20,9% protit, 13 – 28,6% lipit, 16% canxi, 13% phốt pho, 1% sắt… cung cấp 348 calo trong 100g. Theo y học cổ truyền, thịt chó vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, thuộc vào loại thực phẩm ôn dưỡng, cường tráng.

3. Thịt chuột đồng

Thịt chuột đồng là một món ăn xả xui của dân gian, nhưng nhiều người vẫn chưa được thưởng thức món ăn dinh dưỡng này. Dân gian quan niệm rằng, ăn thịt chuột thì sang năm mới, làm ăn hay kinh doanh trèo đèo, lội suối hay băng đồng đều vượt qua một cách thuận lợi. Hơn nữa, có thịt chuột không sợ đói, đi đến đâu cũng có cái ăn. Ngoài ra thịt chuột cũng có nhiều công dụng khác nhau như: Chuột con dùng làm thuốc trị bỏng, các cụ thường bắt ổ chuột con mới sinh còn đỏ hỏn, ngâm rượu uống, trị bệnh nói ngọng…Thịt chuột đồng sẽ như thịt gà nếu như bạn biết cách chế biến một cách sạch sẽ và đầy đủ nguyên liệu.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Sự tích đòn bánh Tét ngày Tết Nam Bộ


Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú.
Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Những lời chúc tết hài hước vui nhộn

1. 
Mừng năm mới Bính Thân
Đau đầu vì nhà giàu
Mệt mỏi vì học giỏi
Buồn phiền vì nhiều tiền
Ngang trái vì xinh gái
Tàn phai vì đẹp giai
Mất ngủ vì không có đối thủ!

2
Chúc mừng năm mới
Bính Thân 2016
Nhiều người để ý
Tỏ tình nhiều ý
Tiền nhiều nặng ký
Công việc vừa ý
Miệng cười mắt ti hí.
Sống Lâu Một tí.

3. 
Nhân dịp năm mới
Tặng bạn bốn chữ:
Sống cho lẽ PHẢI
Sống cho chân THẬT
Sống biết kiên NHẪN
Sống bằng lương TÂM.

4. 
Tôi cầu xin Trời: Hãy mang niềm vui và sức khỏe đến cho các bạn của con mãi mãi.
Trời nói: chỉ có thể 4 ngày!
Tôi nói: được, Ngày Xuân, Ngày Hạ, Ngày Thu, Ngày Đông.
Trời lại nói: vậy 3 ngày thui.
Tôi cũng nói: Được, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Trời nói: Không được, vậy 2 ngày.
Tôi nói: Được, ngày sáng và ngày tối.
Trời nói: Không được, chỉ một ngày duy nhất.
Tôi lại nói: cũng được.
Trời ngạc nhiên hỏi: Ngày nào?
Tôi nói: ngày mà tất cả bạn bè tôi còn sống!
Trời khóc… và nói: Sau này tất cả bạn của ngươi ngày ngày đều khỏe mạnh và vui vẻ. Happy New Year!

5.
Chiềng làng chiềng xã
Thượng hạ đông tây
Xa gần đó đây
Vểnh tai nghe chúc
Tân niên sung túc
Lắm phúc nhiều duyên
Trong túi nhiều tiền
Tâm hồn vui sướng.

6. 
Chúc mọi người đẹp như hoa Hồng
Thành công như hoa Cúc
Hạnh phúc như hoa Mai
Phát tài như hoa Pháo
Độc đáo như hoa Lan
An khang như hoa Huệ
Trí tuệ như hoa Sen.

7. Công thức nấu món đêm 30 tết năm mới:
1. Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán… rồi để cho ráo nước
2. Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần.
3. Trộn đều với: Một chút tin yêu + Một chút kiên nhẫn + Một chút can đảm + Một chút cố gắng + Một chút hy vọng + Một chút trung thành
4. Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước
5. Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “Những điều tâm niệm của mình”.
6. Vớt ra, xây nhỏ, đổ tất cả vào “Nồi yêu thương” và nấu với lửa “Vui mừng”.
7. Đem ra ăn với “Nụ cười” trong chén “Bao dung”…

8.
CHÚC NĂM MỚI
Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.
Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.
Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.
Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.
Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.
Vừa đủ NHIỆT TÌNH để đời bạn được thêm hân hoan.
Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

9.
Năm mới
Chúc luôn hoan hỷ
Sức khỏe bền bỉ
Công danh hết ý
Tiền vào bạc tỉ
Tiền ra ri rỉ
Tình yêu thỏa chí
Vạn sự như ý
Luôn cười hi hi
Cung hỷ cung hỷ.

10.
Chúc mừng năm mới!
Khoẻ hơn Lý Đức.
Mạnh hơn Geogre W.Bush.
Giàu hơn Bill Gates.
Quyến rũ hơn Don Juan.
Bí mật hơn… Bin Laden.
May mắn hơn Xuân Tóc Đỏ.

11.
Năm mới sống lâu như rùa, sống dai như đỉa
Lúc nào cũng vui vẻ như chim sẻ
Khỏe mạnh như chim đại bàng
Giàu sang như chim phụng
Làm lụng như chim sâu
Sống lâu như chim đà điểu!

12.
Năm mới
phát tài,
phát lộc,
phát tướng,
phát tình
nhưng… đừng
phát phì!

13. 
Chúc mọi người
hay ăn chóng béo,
tiền nhiều như kẹo,
tình chặt như keo,
dẻo dai như mèo,
mịn màng trắng trẻo,
sức khỏe như voi.

14.
Xin chúc tất cả các đồng chí:
Dù thất bại hay thành công,
Dù lông bông hay đang làm việc,
Dù đang ăn tiệc hay ở nhà,
Dù già hay trẻ,
Dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng,
Dù là rồng hay là tôm,
Dù đang bia ôm hay trà đá,
Dù có hút thuốc… lá hay là không,
Dù có công hay có tội,
Dù bơi lội hay karate,
Dù đi xe hay đi bộ…
Năm mới Ất Mùi
Vui vẻ hạnh phúc!!!

15.
Mừng năm mới phát tài phát lộc
Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ
Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới
Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa
Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG!

16.
Cung chúc tân niên,
Sức khỏe vô biên,
Thành công liên miên,
Hạnh phúc triền miên,
Túi luôn đầy tiền,
Sung sướng như tiên.

17.
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Những lời chúc hay và cảm động gửi đến cha mẹ

Những câu chúc thật sự có nhiều ý nghĩa và những lời chúc ấy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của mỗi người. Những người con xa quê nhà chưa thể về với mái ấm thân thương hay những tâm sự không thể thốt nên thành lời. Tình yêu lớn lao và bao la của cha mẹ (ba má/ bố mẹ/ thầy u) luôn là điểm tựa để con vững chải trên đường đời đầy chông gai và khó nhọc. Các bạn hãy thể hiện tình cảm của sâu sắc của mình đến với người đã sinh ra chúng ta, hãy dũng cảm một lần thể hiện tình cảm của mình để cha mẹ được vui lòng và hạnh phúc. Chúc các bạn năm mới dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.




Câu 1: Một mùa xuân nữa con không về ăn tết cùng ba mẹ và các em, con buồn lắm. Con kính chúc gia đình mình luôn mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc đong đầy. Con nhớ ba mẹ và các em nhiều lắm lắm.

Câu 2: Nhân dịp năm hết tết đến, con xin chúc bố mẹ và gia đình mình mình có một năm mới giàu sức khỏe, nhiều niềm vui, thành công trong công việc. Con sẽ cố gắng học tập thật tốt để không làm bố mẹ thất vọng, gắng ra trường kiếm được công việc thật tốt bù đắp hàng chục năm trời công nuôi dưỡng của bố mẹ.

Câu 3: Con chúc ba mẹ năm mới nhiều niềm vui mới, mọi khó nhọc trên đôi vai sẽ vơi bớt đi. Con chúc ba mẹ sống lâu trăm tuổi. Con chúc ba mẹ của con sống vui cùng con cháu

Câu 4: Dẫu biết rằng vẫn còn nhiều bất đồng ý kiến và bất công tại gia đình mình. Tuy không nói ra nhưng tận sâu trong thâm tâm con vẫn mong muốn rằng cha mẹ luôn dồi dào sức khỏe, minh mẫn trong năm mới này và hàng trăm xuân sắp tới. Con yêu ba mẹ!

Câu 5: Nếu không có mặt trời, sự sống trên trái đất có thể vẫn diễn ra. Nhưng nếu không có mẹ, con người sẽ chẳng thể còn trái tim để yêu thương nữa. Mẹ yêu! Năm mới con kính chúc mẹ an vui và luôn mạnh khỏe. Con yêu mẹ nhất trên đời!

Câu 6: Người ta thần tượng các ngôi sao màn bạc nhưng con thì chỉ thần tượng mẹ của con mà thôi. Mẹ yêu! Kính chúc mẹ năm mới an vui và luôn khỏe mạnh. Con yêu mẹ bằng bầu trời!

Câu 7: Mẹ yêu ơi ! Con chúc mẹ yêu luôn khỏe, trẻ đẹp mãi trong mắt của ba, bao la tình thương khi con lầm lỗi, mỗi khi mẹ cười là đời con không còn lạc lối. Bên mẹ cha sum vầy là hạnh phúc nhất của đời con. Con yêu mẹ!

Câu 8: Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt bao năm qua….Con chúc Mẹ ngày sinh nhật vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.

Câu 9: Chúc mừng năm mới mẹ yêu quý của con ! Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm. Có những lúc con đã làm mẹ phải bận lòng về con phải không mẹ. Nhưng con luôn yêu mẹ, yêu mẹ rất nhiều. Mẹ hãy luôn mạnh khỏe và ở bên con, giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, mẹ nhé !!!

Câu 10: Thời gian trôi nhanh, con lớn lên bố mẹ ngày càng già đi. Nhưng những nét đẹp hiền hậu trên khuôn mặt của bố mẹ vẫn như ngày đầu con nhìn thấy. Tình yêu bố mẹ dành cho con tựa núi Thái Sơn và không gì sánh bằng. Con yêu bố mẹ rất nhiều.

Câu 11: Con muốn gửi ngàn lời chúc thương nhớ đến cha mẹ những người đã sinh thành ra con. Suốt cuộc đời này, đi đâu về đâu con nguyện luôn khắc ghi công lao sinh thành ấy

Câu 12: Đây là cái Tết đầu tiên kể từ khi con làm dâu ở nhà, được sự thương yêu chở che của ba mẹ. Con cầu chúc ba mẹ tuổi vàng luôn dồi dào sức khỏe để mỗi Tết đến cả nhà mình sẽ cùng du hành Nam Bắc, mỗi xuân về lại quây quần gói bánh chưng, làm dưa món thịt đông.

Câu 13: Mẹ ơi! Một năm mới lại về rồi, lòng con nhớ thương mẹ vô cùng. Con nhớ cái tết quê hương ấm áp với mùi bánh chưng thơm nức, con nhớ món thịt đông ngày tết mẹ nấu thật đậm đà…Ước gì con được ở quê hương giờ này mẹ nhỉ!

Những bài thơ hay chúc Tết cha mẹBài 1:
Trong nhà gà với xôi xôi
Ngoài ngõ pháo đã nổ rồi râm ran
Giao thừa kính chúc bình an
Mẹ thầy sức khỏe, ngàn ngàn xuân vui!

Bài 2:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Tết này cúi chúc mẹ cha
Một năm sức khỏe thuận hòa gió mưa!

Bài 3:
“Đi hết cuộc đời chưa thấu hết gian truân của mẹ
Bạc vàng núi núi không trả hết công cha
Cúi đầu cung chúc năm qua
Xuân sang cha mẹ tựa là xuân xanh.”

Bài 4:
Cầu cho mưa thuận gió hòa
Chúc cho cha mẹ khỏe ra mỗi ngày
Lo toan phiền muộn tan bay
Đầu xuân con chúc mẹ thầy an vui!

Bài 5:
Nếu cho con ước một điều
Con xin cầu nguyện sớm chiều mẹ vui
Tết xin chúc mẹ thảnh thơi
Dồi dào sức khỏe, êm xuôi cửa nhà.

Bài 6:
Ơn cha mẹ biển sâu
Con sao trả hết mái đầu phơ phơ
Xuân về cho phép con thơ
Kính chúc cha mẹ thọ như tiên trời.

Bài 7:
Mẹ khỏe, cha vui năm hòa thuận
Phúc dầy, gia quyến ấm trong ngoài
An nhàn, tự tại bên con cháu
Như ý, bình an Tết ấm nồng.


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Những lời chúc Tết dành cho thầy cô giáo

1.  Sang năm Ất Mùi 2015 , kính chúc qúy thầy, qúy cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Chúc thầy cô luôn vui vẻ , luôn tươi trẻ và luôn chấm điểm rẻ. Chúc thầy cô có 1 bầu trời sức khỏe =>1 Biển cả tình thương =>1 Đại dương tình mẹ =>1 Điệp khúc tình cha =>1 Gia đình thịnh vượng. Chúc cả gia đình thày cô vạn sự như ý => Tỉ sự như mơ => Triệu điều bất ngờ => Không chờ cũng đến.

2.  Kính chúc qúy Thầy Cô và đại gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khoẻ và an bình…

3. Nhân dịp năm mới Con xin gửi lời tri ân chân thành, sâu lắng tới những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng con: “Chúc Thầy Cô năm mới hạnh phúc sức khỏe”.

4. Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề gì cao quý bằng nghề dạy học. Chúc các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, bình an, công tác tốt và gia đình hạnh phúc.

5. Em chúc tất cả các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em.

6. Em xin chúc các thầy các cô lời chúc tốt đẹp nhất. chúc các thầy cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Chân thành cám ơn Thầy Cô.

7. Kính thưa thầy, ngày đầu xuân năm mới, con xin kính chúc thày cô và gia quyến vạn sự an khang để dẫn dắt chúng con nên ngư­ời.  Con xin kính chúc thầy cô suốt đời hạnh phúc, kính chúc thầy cô có lớp lớp học sinh mỗi khi nhắc tới thầy cô đều tỏ lòng kính yêu, mến phục.

8. Nhân dịp năm mới con chúc các Thầy Cô luôn tươi trẻ để có những bài học hay cho thế hệ trẻ ngày nay. Sang năm mới con xin kính chúc các thầy cô giáo thêm sức khỏe để dạy dỗ cho các em những lứa học sinh tiếp bước vào đời trở thành con người có ích cho Xã hội, có tài góp sức xây dựng đất nước.

9. Chúc mừng các thầy cô nhân ngày tết Nguyên Đán xin kính chúc Thầy Cô thành công tiếp nối thành công trong sự nghiệp giáo dục, nhận nhiều quân, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, xứng đáng là nhà giáo ưu tú,…

10. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòn
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

11. Nhân dịp năm mới, em xin gởi đến quý Thầy Cô lời cảm ơn chân thành đã dìu dắt chúng em đễn gần hơn với chân trời kiến thức. Kính chúc quý Thầy Cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để luôn mang đến cho chúng em ngày càng nhiều bài học hay và bổ ích.

12. Năm mới đến em chúc thấy cô năm mới An Khang Thịnh Vượng, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc. Chúc thầy và toàn thể học trò của thầy cô năm học thành công và nhiều học sinh giỏi.

13. Chúc mừng các thầy cô nhân dịp năm mới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt trong công việc và trong sự nghiệp trồng người!

Dù đi khắp bốn phương trời, mãi nhớ về Người! Thầy cô như ánh nến soi tõ đêm khuya, như tấm bảng đen vẽ nên kiến thức trong mỗi học trò. Dẫu mai đi bốn phương trời những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.

14. Nhân dịp năm mới con chúc các Thầy Cô luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi khi nhìn thấy những lớp học sinh của mình lớn khôn và thành người.

15. Kính chúc quý Thầy Cô và gia đình năm mới SỨC KHỎE DỒI DÀO, VẠN SỰ NHƯ Ý

16. Thật hạnh phúc làm sao khi mỗi ngày chúng con đi đến lớp lại được biết thêm những điều mới , hiểu thêm về cuộc sống này và đặc biệt hơn là lại được thấy khuôn mặt thân thương , nụ cười dịu hiền và dáng vẻ hăng say giảng bài cho chúng con của thầy cô. Chúng con đang cùng đi trên một chuyến đò qua con sông rộng mênh mông của tri thức. Con tự hỏi mình rằng: Nếu không có các thầy, các cô thì làm sao chúng con có thể chèo chống để đi được hết dòng sông tri thức?

17. Mừng Xuân chúc Tết đến Cô Thầy
Dồi dào sức khoẻ ông bà thọ
Ấm cúng bình an cháu chắt đầy
Vận hạn Thiên Di mừng gặp gỡ
Yên lành Bản Mệnh vững vàng may
Gia tăng Phúc Đức nhà êm ả
Thắng lợi an khang hạnh phúc xây.

18. Năm mới em xin kính chúc Thầy,
Bách niên trường thọ, sướng hơn Tây!
Cháu con thành đạt: hầu khuya sớm,
Cô vẫn trung trinh: bát nước đầy!

19. Mãi mãi bên em tiếng Thầy vang vọng
đã xa rồi mà cứ ngỡ hôm qua.
Bao lữ khách đi về trên bến vắng.
Người qua sông ai nhớ bến sông đời.
Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ.
Vẫn âm thầm như bụi phấn rơi rơi.
Thầy cô như ánh nến soi tỏ đêm khuya.
Như tấm bảng đen vẽ nên kiến thức trong mỗi học trò.
Dẫu mai đi bốn phương trời những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ NĂM MỚI AN KHANH THỊNH VƯỢNG GIA ĐÌNH SỨC KHỎE

20. 
Chúc Thầy Xuân mới
Sự bình an sánh bước cùng Thầy
Gia Đình hạnh phúc xum vầy
An khang, thịnh Vượng, ngày ngày luôn xuân
Công danh giữa chốn thương trường
Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng
Chiến công, thành tựu huy hoàng
Luôn mang ý đẹp, Rạng danh công thầy
Chúc Cô Xuân mới
Con chúc Cô vạn ý viên thành,
Gia Đình hưởng trọn yên Bình,
Lộc tài thịnh vượng, thắm tình như xuân,
Trên yêu mến, dưới thương toại ý.
Công danh luôn thành ý, toại lòng, Cô luôn kết quả, thành công
Xuân vui hoa nở, tổ tông mỉm cười.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Tết của người Mường ở Hòa Bình


Người Mường tỉnh Hòa Bình thường ăn Tết bắt đầu từ ngày 27 – 28 tháng Chạp. Đối với người Mường, Tết Nguyên Đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Trong dịp Tết, mỗi nhà tổ chức một bữa cơm thịnh soạn nhất để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm Tết.

Bữa làm Tết có thể làm cỗ dâng tổ tiên bằng thịt gà hoặc thịt lợn, xôi, rượu và các đồ lễ khác. Gia đình nào có cả một con lợn thịt trong dịp Tết thì được coi là ăn nên làm ra, tổ tiên vui mừng, con cháu hoan hỉ, cỗ bàn đầy đặn, cửa nhà sáng sủa.

Trong một mâm thờ thường có các lễ vật như bánh chưng và mật, rượu chai, cơm nếp, thịt luộc, chả rang và dồi, quếch, một ít tiền, một bát nước lã, trầu cau, mắm muối. Món thịt được bày trên một mảnh lá chuối. Gia chủ chọn đủ miếng trong một con lợn để bày vào mảnh lá chuối. Cùng với mâm cỗ Tết, người Mường còn trồng một cây nêu trước cửa nhà. Nêu được làm bằng cây tre hoặc cây lành hanh, cũng thuộc họ nhà tre, nhưng thân nhỏ, đốt thưa, thẳng và rất cao.

Sau khi mâm cỗ đã soạn đủ món được bưng lên đặt vào bàn thờ. Thông thường, bàn thờ tổ tiên được đặt 3 mâm: mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm thứ hai thờ ông bà, mâm thứ ba (trong cùng) thờ cụ kỵ.

Các vị trí đặt đồ thờ có thể ở trong nhà hay ngoài sân. Khi các mâm lễ được đặt vào vị trí, thầy cúng bắt đầu thực hiện khấn lễ. Đầu tiên, ông xướng tên và nơi ngự của các vị được thờ và lạy từng vị một; tiếp đó là phần trình bày lý do mời và dắt các vị về tận nhà chủ thờ.

Sau khi các vị đã an tọa, thầy cúng cùng tất cả con cháu trong nhà lạy chào tổ tiên và thần thánh. Sau thủ tục lạy chào, thầy cúng bắt đầu khấn dâng; dâng đủ 10 tuần cơm rượu thì được coi là các vị đã thật sự no say; rồi xin mời các cụ đứng dậy thu dọn đồ đạc trở về nơi ngự; con cháu lại xin được “rút mâm lui, lùi mâm xuống”, hưởng lộc của các cụ.

Mâm cỗ bày ăn gồm tất cả các món có trong mâm thờ và thêm món ớt, món nộm thịt thủ lợn, các loại rau đắng đồ, măng đắng đồ. Trước khi ăn, con cháu xếp hàng lạy kính các bậc cha mẹ, ông bà.

Người già đứng lên nói lời chúc cho con cháu sang năm mới mạnh khoẻ, làm ăn giàu có. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi các mâm - tiếng Mường gọi là “buông cỗ” là thủ tục chào chúc tốt lành, mọi người mời nhau uống rượu, mời ăn các món lần lượt từ món rau đắng đồ đến món thịt luộc.

Sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình... làm bữa ăn thêm hoan hỉ. Sự nhiệt tình của mọi người đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Tất cả đều thể hiện một ước vọng mong muốn một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người.

Đêm 30, tức ngày "chín cối tháng ba" theo lịch của người Mường, tất cả con cháu sẽ tụ tập ở đền thờ để làm lễ "khai sáng".

Lễ này được cúng cả bằng lễ chay và bằng lễ mặn. Lễ chay gồm các loại hoa quả trong vườn, càng nhiều càng tốt, để tổ tiên, thánh thần phù hộ cho mùa xuân mới nhiều lộc, hoa, trái. Lễ mặn gồm oản, gà, thịt, bánh dầy, bánh chưng.

Đặc biệt một thủ tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Mường đó là một lễ cúng ngoài trời gồm một con cá diếc và một cái bánh chay. Sáng ra, lễ này được mang cho con trâu ăn trước, vì họ cũng quan niệm như người Kinh - "con trâu là đầu cơ nghiệp", cho con trâu ăn trước để con trâu đi làm.

Với người Mường, việc thờ cúng ngoài trời rất quan trọng nên trong những ngày Tết nhà ai cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia đình một cây hương để cúng bản mệnh ngoài trời.

Món ăn trong ngày Tết của người Mường từ xưa đến nay không bao giờ thiếu bánh chưng và bánh dầy để biểu hiện trời tròn, đất vuông và cũng là để tưởng nhớ đến ông vua của người Mường là Vua Lang.

Gia đình nhà nào thờ cúng bao nhiêu người thì làm bao nhiêu cái bánh chưng. Trong ba ngày Tết, người ta chỉ tết cha, tết mẹ và tết thầy cúng - những người quan trọng nhất trong quan niệm của họ.

Trong ngày tết của người Mường, có một phong tục đặc sắc mà họ còn lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam

Tết Nguyên Đán là dịp mọi gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Dù đi xa nơi đâu nhưng mỗi khi Tết đến, người Việt lại trở về bên cha mẹ, người thân và thưởng thức không khí tuyệt vời của mùa xuân năm mới với những món ăn truyền thống đặc trưng.

Những món ăn ấy không chỉ có bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành mà còn đó rất nhiều đặc sản mà “chỉ Tết mới có” trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc…

Chè lam xứ Đoài
Nguyên liệu chính làm chè lam là gạo nếp cái hoa vàng rang đều cho nổ thành bỏng và đem bỏng nghiền thành bột mịn. Các phụ liệu khác làm chè lam cũng phải được chuẩn bị sẵn như mật mía phải là thứ mật mía sánh đặc; lạc rang vàng đem giã nhỏ vừa làm đôi; gừng bỏ vỏ xay nhuyễn.

Chè lam thường ăn chậm rãi, uống với chè. Những ngày trời thu mát lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị.


Cá kho làng Vũ Đại, Hà Nam
Món cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam, tất cả những tên gọi trên đều cùng là món cá kho cổ truyền của làng (là tên văn học - tên cũ là làng Đại Hoàng), nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Món cá kho cổ truyền này đã nổi tiếng khắp nơi nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Món cá kho này rất đặc biệt bởi thịt cá cứng chắc, xương cá xốp mềm, cá có hương vị rất hấp dẫn và không còn mùi tanh thông thường của cá. Món cá kho được chế biến rất kỳ công và kho trong thời gian rất lâu khoảng 12-15h liên tục cùng với gia vị cổ truyền của làng nên có hương vị rất đặc trưng. Có thể khẳng định rằng món cá kho đặc biệt này là món cá kho ngon nhất Việt Nam. Chắc chắn bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món cá đặc biệt này 1 lần là sẽ muốn được thưởng thức thêm nhiều lần nữa.


Thịt trâu gác bếp Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai...)
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Sơn La, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.

Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Sơn La có một thứ gia vị đặc biệt là  đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.

Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…

Bánh rò xứ Quảng và bánh tổ Hội An (Quảng Nam)
Chất liệu hoàn toàn giống với bánh chưng, chỉ có khác thay vì hình dạng vuông vắn, bánh rò được gói thành hình tháp, mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng các tháp của người Chăm!


Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.

Me ngâm đường ở Huế
Me ngâm đường (me dầm) luôn được xem là một trong những món "mứt" cao cấp, đắt tiền nhưng vẫn được ưa chuộng nhất trong những món ăn Tết của người Việt. Đa số người Bắc, người Huế hay làm món me dầm trong dịp Tết.


Bánh phồng mì Trà Vinh
Trà Vinh cũng như nhiều vùng khác nữa ở ĐBSCL trồng khoai mì nhiều lắm. Khoai mì ngoài việc luộc, nướng, xay làm bột v.v… thì bánh phồng mì là món không thể thiếu mà ông bà xưa ở đây bày ra để mấy ngày lễ, Tết cúng kiến, tạ ơn tổ tiên, trời đất; rồi con cháu nhiều đời lưu truyền cho đến ngày nay.

Cốm nổ Bình Thuận
Cốm hộc được bày trang trọng trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên lúc Giao Thừa về ăn Tết với con cháu, và khi hết ba ngày Tết cúng tiễn ông bà đi. Cúng xong, con cháu được hoan hỉ chia lộc no đủ đầu năm với những hộc cốm đầy đặn, đủ màu sắc. Không phải quanh năm lúc nào Cốm hộc cũng có bán ngoài chợ, mà phần lớn được làm thủ công trong gia đình những ngày cận Tết.

Lạp vịt Sóc Trăng
Lạp vịt tuy được bày bán quanh năm, nhưng vẫn là món không thể thiếu khi tết đến ở miền tây nam bộ. Có nhiều vùng làm lạp vịt ngon nổi tiếng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (long an)… với những hương vị độc đáo khó quên.

Canh khổ qua nhồi thịt và thịt heo luộc ngâm nước mắm ở Sài Gòn
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Thịt heo ngâm nước mắm bắt nguồn từ Sài Gòn là món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon, dễ làm, có vị đậm đà và cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ bao đời nay, nhiều gia đình là không thể thiếu món thịt heo ngâm nước mắm trong ngày tết