Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. 

Chuyện kể rằng váo đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.




Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Ý nghĩa cao cả ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để  nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.


Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Những câu chúc Tết dành cho anh chị



1. Năm hết Tết đến – Đón Dê tiễn Ngựa – Chúc anh chúc chị – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc.

2. Năm hết Tết đến – Đón Dê tiễn Ngựa – Chúc anh chúc chị – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc.

3. Chúc anh, chúc chị sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

4. Năm mới chúc anh chị sức khỏe – Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu – Gia đình hạnh phúc bè bạn quý – Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

5. Kính chúc Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc: Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng và trưởng thành mọi lĩnh vực.

6. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc Anh Chị gia quyến an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khang vạn thọ tường.

7. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc Anh Chị gia quyến an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khang vạn thọ tường.

8. Chúc Anh Chị 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý.

9. Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc Anh Chị một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.

Chúc Anh Chị năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.

11. Năm mới chúc Anh Chị luôn: Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý.

12. Câu chúc thứ mười hai:
Mùa xuân xin chúc – Chúc Anh chúc Chị – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc -Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà.
13.  Chúc Tết Anh Chị – Sức khoẻ dồi dào – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui.

14. Năm mới – Chúc các Anh các Chị – Đong cho đầy Hạnh phúc – Gói cho trọn Lộc tài – Giữ cho mãi An Khang – Thắt cho chặt Phú quý – Cùng chúc nhau Như ý – Hứng cho tròn An Khang – Chúc năm mới Bình An – Cả nhà đều Sung túc.

15. Mừng năm mới phát tài phát lộc – Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ – Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới – Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa – Xin chúc anh chị một năm đại thắng.

16. Kính chúc Anh Chị một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Giữ hoa tươi lâu vào những ngày tết

Những bình hoa rực rỡ sắc màu không thể thiếu trong nhà bạn vào những dịp Tết. Muốn giữ được hoa đẹp và tươi lâu, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.



- Chớ mua hoa cắm vào nước đá hoặc để tủ lạnh.

- Dùng lọ và các dụng cụ sạch. Những đồ mốc meo sẽ nhanh làm hoa tàn. Trước khi cắm hoa vào bình, bạn hãy rửa thật sạch lọ, nhưng nhớ xúc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh hỏng.

- Bỏ hết lá ở phần cọng ngập nước bởi chúng sẽ sẽ làm các vi khuẩn phát triển, cản trở sự lưu thông của hoa.

- Nên cắt cuống hoa dưới nước.

- Dùng búa nhỏ đập hơi giập thân gỗ của một số loại hoa có cành to, cứng như hoa tú cầu, tử đinh hương... để chúng dễ hút nước hơn.

- Những hoa mọc lên từ củ (như thủy tiên) sống tốt hơn trong nước lạnh.

- Đừng để lẫn cây thủy tiên hoa vàng với những loại hoa khác bởi loại hoa này sẽ tiết nhựa và dính vào thân các hoa khác. Nếu bạn có ý định kết hợp hoa thủy tiên cùng loại hoa nào đó, hãy đem ngâm chúng vào nước ở một lọ riêng trước khi cắm chung.

- Nếu muốn hoa nở nhanh để kịp trưng vào dịp Tết, bạn chỉ cần ngâm gốc của cành hoa vào nước ấm vài phút.

- Với những bông hoa đã héo, đặc biệt là hoa hồng, có thể làm tươi lại bằng cách ngâm trong nước lạnh trong vài giờ.

- Để hoa được tươi và giữ lâu hơn, bạn nhớ để chúng ở xa TV, những dụng cụ điện, các vật đang nóng hay lạnh... Bạn cũng nên tránh để hoa dưới ánh sáng trực tiếp, nơi nhiều gió hay có hơi nước nóng, lạnh.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Bí quyết giúp mọi người uống rượu bia mà không say xỉn trong dịp Tết



1. Không  pha chế nhiều loại thức uốngNhiều người vẫn có thói quen trộn nhiều loại nước cùng với bia để uống, đây là một thói quen mà bạn nên phải bỏ. Nhất là nước ngọt có ga, nó sẽ làm cho hơi men lan tỏa nhanh trong cơ thể và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.

2. Tửu lượngNên biết mình nên dừng lại ở đâu, không nên vì muốn độ sức mà cố gắng để uống thật nhiều. Nhất là những người bị huyết áp, uống nhiều sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh và gây nguy hiểm đến cơ thể.

3. Thời gianBạn cần canh thời gian cho mỗi lần uống, không nên uống quá nhanh. Nếu bạn uống nhanh thì lượng bia rượu sẽ không kịp để tiêu hóa, như vậy bạn sẽ nhanh bị say.

4. Nghỉ ngơiTết bạn phải đi rất nhiều nhà, vì vậy nếu bạn thấy mệt thì nên tìm nơi nào đó để nghỉ ngơi, bạn có thể nằm ngủ nhưng đừng nên ngủ quá lâu và đặc biệt bạn không được uống nước. Sau khi tỉnh dậy, bạn có thể khỏe hơn và có thể về nhà một cách an toàn.

5. Nói chuyện vui vẻKhi uống rượu, bạn nên tạo ra một không khí thực sự vủi vẻ, kể nhiều chuyện vui và hài hước. Sự vui vẻ và những tiếng cười giúp bạn rất nhiều trong việc quên đi sự mệt mỏi của bia rượu.

6. Vừa ăn vừa uốngNếu bạn chỉ uống mà không ăn thì nó sẽ gây ra sự khó chịu cho dạ dày của bạn.  Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều làm no căng bụng sẽ dễ gây buồn nôn. Ngoài ra rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh, các món nhiều dầu, mỡ, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dâu tây… trong khi uống rượu. Những món ăn đó sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu, giúp bạn vẫn có thể cụng ly mà không quá say.

7. Bổ sung vitamin B
Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng vitamin nhóm B, tuy đây là một cách không công bằng, nhưng bạn cũng nên mang theo mình để có thể giải rượu trong những lúc cần thiết nhất. Ngoài ra, bạn có thể mang theo mấy gói điện giải (chống mất nước). Đây cũng là một cách hay mà ít người biết đến.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình


Cứ đến cuối năm, người dân ở huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) dù nghèo khó đến đâu cũng phải có mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ. Bất kể nam hay nữ, khi đã có gia đình phải tuân thủ luật tục này một cách tự giác. Gần đến cuối năm, anh em sẽ họp lại ở nhà con trai trưởng để bàn chuyện bưng cơm cho cha mẹ, ông bà. Mọi người sẽ bàn để các món ăn và ngày bưng cơm không trùng nhau, tổ chức làm sao để cha mẹ được vui lòng. 

Mâm cơm không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng thường là những món mà ông bà, cha mẹ yêu thích. Khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà cha mẹ những lời sám hối nếu như trong năm qua mình phạm phải điều gì làm bậc sinh thành buồn lòng. Rồi cả nhà cùng dùng chung bữa cơm thân mật để cầu mong năm mới gia đình đầm ấm, nương rẫy tốt tươi”.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những món ăn xả xui dân gian để đón Tết của người Việt

1. Trứng vịt lộn
Với suy nghĩ, "lộn" là "lộn ngược" lại những chuyện đang gặp. Vì thế những người đang gặp phải những điều không may, xui xẻo, hay buồn phiền, họ thường chọn cách ăn trứng vịt lộn để xả xui. Nhiều suy nghĩ còn cho rằng, ăn trứng nên ăn theo số lẽ. Ví dụ bạn đang gặp điều gì đó không hay thì chỉ cần ăn một quả trứng, thì mọi chuyện sẽ được đổi ngược lại, còn nếu ăn hai quả thì mọi chuyện vẫn sẽ không hề thay đổi. Và khi ăn trứng xong thì sẽ phải bóp nát vỏ trứng đi để mọi chuyện xui xẻo đều biến mất.





2. Thịt chó
Thịt chó là một món ăn khoái khẩu đối với nhiều người, tuy nhiên với một số người khác đó là một món ăn kinh khủng. Nhưng theo quan niệm dân gian, đây là một món ăn xả xui cực tốt. Mọi người thường ăn nhiều vào những ngày cuối năm để có thể trút hết những cái xui xẻo đeo bám mình trong năm vừa qua. Ngoài ra, thịt chó rất giàu dinh dưỡng, chứa 13,5 – 20,9% protit, 13 – 28,6% lipit, 16% canxi, 13% phốt pho, 1% sắt… cung cấp 348 calo trong 100g. Theo y học cổ truyền, thịt chó vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, thuộc vào loại thực phẩm ôn dưỡng, cường tráng.

3. Thịt chuột đồng

Thịt chuột đồng là một món ăn xả xui của dân gian, nhưng nhiều người vẫn chưa được thưởng thức món ăn dinh dưỡng này. Dân gian quan niệm rằng, ăn thịt chuột thì sang năm mới, làm ăn hay kinh doanh trèo đèo, lội suối hay băng đồng đều vượt qua một cách thuận lợi. Hơn nữa, có thịt chuột không sợ đói, đi đến đâu cũng có cái ăn. Ngoài ra thịt chuột cũng có nhiều công dụng khác nhau như: Chuột con dùng làm thuốc trị bỏng, các cụ thường bắt ổ chuột con mới sinh còn đỏ hỏn, ngâm rượu uống, trị bệnh nói ngọng…Thịt chuột đồng sẽ như thịt gà nếu như bạn biết cách chế biến một cách sạch sẽ và đầy đủ nguyên liệu.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Sự tích đòn bánh Tét ngày Tết Nam Bộ


Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú.
Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.